Cách chăm sóc một số cây thủy sinh

Cách chăm sóc hoa súng vàng

Trồng sáng vàng (Nuphar pumilum) thường dùng chậu sành không có lỗ đáy, đường kính 30 – 60cm, đất chậu dùng bùn sông hồ ao hoặc đất vườn thông thường không có tạp chất hóa học, thêm 4% – 5% phân chuồng đã phân hủy, qua phơi nắng thật kỹ rồi cho vào chậu, đất đầy1/2–2/3 chậu, tưới nước đầy ngập mặt đất, dùng tay cắm thân rễ súng vàng vào trong đất, rồi đặt chậu trong hồ nước, nước sâu 20 – 30cm, khi nhiệt độ tăng cao thì cho nước sâu đến 40 – 50cm, tốt nhất không vượt quá 60cm, thường xuyên ngắt bỏ lá hoa úa tàn, làm sạch cỏ tạp. Nếu ở đáy hồ đổ đất trồng dày 30cm trở lên, vào mùa xuân xả nước ra, trồng trực tiếp trong đất đáy hồ.

Ban đầu nên đổ nước cạn, sau đó dần dần thêm nước sâu đến 40 – 50cm, khoảng cách hàng cây trồng nên từ 50 – 100cm. Thời gian sinh trưởng nếu bón viên phân hữu Cơ được 1- 2 lần thì cây phát triển càng khỏe.

Cách chăm sóc rau lữu

Rau lữu khi trồng chậu, dùng chậu không có lỗ đáy đường kính 40 – 60cm, đất trồng dùng bùn sông hồ ao hoặc đất vườn thông thường 80%, đất mùn 20%, thêm phân chuồng đã phân hủy 6% – 8%, qua phơi nắng thật kỹ, trộn đều rồi đổ vào chậu, đầy đến 1/2 chậu, đặt thân rễ rau lưu mặt đất, đổ nước ngập sâu 6 – 10cm.

Sau khi mọc rễ mới, đổ nước đến đầy chậu, luôn giữ nước sâu. Thường xuyên trừ sạch cỏ tạp và lá hoa tàn héo, giữ nước sạch sẽ. Khi cây ra quả, làm cỏ cho cây chú ý tránh làm tổn thương quả. – Nếu đặt chậu trồng vào trong hồ nước, thì trồng xong liền bỏ chậu vào đáy hồ, cho nước ngập 8 – 10cm tính từ miệng chậu, đến khi cây phát triển, thêm nước sâu đến 25 – 30cm, sâu nhất không quá 60cm.

Nếu mặt đáy hồ cứng, có thể đổ đất trồng ở đáy hồ một lớp dày 20cm trở lên, trồng trực tiếp ở đất đáy hồ, giữ mực nước sâu 10 – 15cm, sau đó theo sự phát triển của cây và nhiệt độ tự nhiên tăng cao, thêm nước sâu đến 25 – 35cm.

Cách chăm sóc rau hạnh

Rau hạnh tính thích ứng với môi trường mạnh, mặt nước lớn nhỏ đều sống được. Có hai cách trồng: Cách thứ nhất là thả cây nổi ở chậu nước, bể cá hoặc hồ nước, cây sẽ phát triển tốt. Cách thứ hai là chân thân rễ ở trong đất dưới nước, giữ nước sâu 20cm, cây sẽ sinh trưởng và nở hoa tốt. Ở nơi ánh nắng mặt trời đầy đủ cây nở hoa nhiều, ánh nắng mặt trời không đầy đủ cây nở hoa ít. Cách trồng thả ở mặt nước nở hoa ít.

Nếu trồng thả nổi ở chậu nước, dùng chậu đường kính nhỏ nhất không dưới 18cm. Nếu trồng chìm trong đất dưới nước, có thể dùng chậu cao không có lỗ đáy đường kính nhỏ đến 16cm, đất trồng dùng bùn sông hồ ao hoặc đất vườn 80%, đất mùn 20%, thêm phân chuồng đã phân hủy 5% – 8%, trộn đều, qua phơi nắng thật kỹ, nghiền vụn rồi đổ vào chậu, đầy đến 1/3 – 1/2 chậu, nén chặt, gạt bằng, rồi đổ nước đầy ngang mặt đất, chôn thân rễ rau hạnh nằm ngang ở trong đất, đổ nước đến khi phiến lá nổi ở mặt nước, cây sống được sẽ phát triển và ra hoa tốt.

Cách chăm sóc cây củ ấu

Cây củấu thích mặt nước rộng, ánh sáng đầy đủ. Mặt nước quá hẹp tuy cây cũng sống được, nhưng ra quả không tốt.

Có loại củ ấu hoang dã lá nhỏ trồng trong chậu không có lỗ đáy đường kính 50 – 60cm và trồng trong bể cá vẫn nở hoa ra quả, chỉ cần giữ nước trong sạch là cây sinh trưởng tốt. Nếu cây phát triển yếu, có thể bón Monopotassium phosphate (MKP) với liều lượng vừa đủ, cây sẽ phát triển khỏelại.

Khi đặt hồ nước, nên thường xuyên trừ sạch cỏ tạp, giữ nước sạch sẽ, thời kỳ sinh trưởng bón phân phospho và kali 1 – 2 lần, bón theo nhu cầu sinh trưởng.

Cách chăm sóc cây trân châu

Cây trân châu tính thích ứng rất mạnh. Dùng chậu trồng không có lỗ đáy, đường kính 30 – 60cm, đất trồng dùng bùn sông hồ ao hoặc đất vườn thông thường 80%, đất mùn 20%, phân chuồng đã phân hủy 8% – 10%, dùng bã đậu hoặc phân gia cầm đã phân hủy 4% – 6%, qua phơi nắng thật kỹ, trộn đều rồi đổ vào chậu, đầy đến 1/3 – 1/2 chậu, trồng xong đổ đầy nước, luôn giữ nước ướt, cây sẽ sinh trưởng ra hoa tốt.

Cây trân châu có thể trồng ở trên ban công, chỉ cần có ánh nắng mặt trời đầy đủ. Do cây cao lớn, nên khi trồng ở ban công phải chú ý đến sự an toàn khi mưa gió, chậu hoa nên giữ cố định trên mặt ban công, tốt nhất nên dùng chậu cao không có lỗ đáy đường kính khoảng 30cm, đất trồng dùng đất vườn thông thường, trộn thêm 4% – 5% phân hạt, đổ đầy đến 1/2 chậu. Có thể trồng bằng cây con hoặc gieo hạt, giâm cành, tỉ lệ sống cao, phát triển cũng tốt. Mỗi ngày vào sáng sớm hoặc chiều tối đổ nước đầy chậu.

Nếu muốn cây giảm chiều cao, khi chồi cây cao 20 – 25cm cắt ngắn còn 10cm, khi cây ra nhánh dài khoảng 20cm cắt ngắn thêm một lần nữa, thông thường cây khoảng 30 – 40cm là nở hoa. Cắt tỉa sẽ khiến cây mọc nhiều cành mới, tán cây rộng, nở hoa nhiều, thời kỳ ra hoa cũng đều.

Cách chăm sóc cây bình thấp

Cây bình trấp là loại cây leo sống hàng năm, quả khi chín giữa nứt làm hai, hạt rụng xuống chỗ đất ẩm, hoặc nổi ở mặt nước, hoặc chìm dưới nước, đến mùa xuân nảy mầm nổi và trôi theo dòng nước, đến nơi nước bị cản chảy chậm cây sẽ đâm rễ và mọc leo lên các cây khác như lau sậy, bắt đầu một cuộc sống mới. Trồng cây bình trấp nên chọn nơi có vật tựa cố định để leo, nếu không thì làm giàn cho cây leo.

Dùng chậu trồng không có lỗ đáy, đường kính 20 – 40cm, đất chậu dùng bùn sông hồ ao hoặc đất vườn thông thường 80%, đất mùn 20%, phân chuồng đã phân hủy 8% = 10%, trộn đều phơi nắng thật kỹ rồi đổ vào chậu, đầy đến 2/3 – 3/4 chậu, gạt bằng, nén chặt, đổ nước đầy ngập mặt đất, gieo hạt ở trong đất chậu hoặc thả hạt chìm trong nước, không lấp đất, giữ nước sâu, hạt sẽ ra rễ mọc cây non.

Khi cây mọc cao 8 – 10cm làm giàn cho cây leo, làm giàn hình tam giác hoặc hình khác tùy ý, bắc cho cây leo lên giàn. Có thể trồng phối hợp với lau sậy, khi gieo cây bình trấp, đồng thời trồng kèm vài cây lau sậy, cho chúng cùng phát triển tự nhiên, tạo một phong cảnh tự nhiên hoang dã.

Thời kỳ sinh trưởng mỗi ngày tưới nước vào buổi sáng hoặc chiều tối, tưới đầy thì thôi, luôn giữ nước ướt, vào tháng 6 và tháng 7 mỗi tháng bón viên phân hữu cơ 1 – 2 lần. Đến cuối thu khi hạt chín, thu hái xong thả trong chậu nước, đến mùa xuân hạt nảy mầm, hoặc cất ở trong bình nước, mùa đông nước bị đục hoặc có mùi khác thì thay nước kịp thời, đến mùa xuân lấy hạt ra gieo trồng.

Cách chăm sóc cây rong mắt

Cây rong mắt rễ sinh trưởng ở trong đất dưới nước, phiến | lá nổi ở mặt nước, thuộc loại cây nổi ở mặt nước.

Khi trồng cây dùng chậu không có lỗ đáy, đường kính 30 – 50cm, đất trồng dùng bùn sông hồ ao hoặc đất vườn thông thường 80%, thêm đất mùn 20%, phân chuồng đã phân hủy 8% – 10%, phơi nắng thật kỹ, trộn đều, đổ vào chậu một lớp dày 8 – 10cm, lấy thân rễ rong mắt chôn ngang ở trong đất, đổ nước vào cho đến khi lá nổi trên mặt nước, đặt nơi có ánh nắng chiếu trực tiếp, đến khi cây sinh trưởng đổ thêm nước cho đầy hoặc đặt chậu ở trong hồ nước, mực nước sâu 40 – 80cm, cây sẽ sinh trưởng tốt.

Cách chăm sóc cây trạch tả

Trạch tả có rất nhiều loại, có thể trồng ở chậu, hoặc trồng bể cá, trồng ở hồ cạn. Trồng chậu dùng loại chậu không có lỗ đáy đường kính 30 – 50cm, đất trồng dùng bùn sông hồ ao hoặc đất vườn thông thường, thêm phân chuồng đã phân hủy 8% – 10%, phơi nắng thật kỹ rồi đổ vào đầy 2/3 – 3/4 chậu, mỗi chậu trồng 1- 4 cây. Trước khi trồng đổ nước ngập mặt đất, rồi tay cầm cây con, dùng ngón tay ấn rễ cây xuống trong đất, đổ nước đầy, giữ nước ướt, cây sẽ phát triển bình thường.

Bố trí trong bể cá có hai cách: Cách thứ nhất là trồng cây con ở trong chậu nhỏ, lát đá sỏi ở bề mặt chậu, rồi đặt chậu trong bể cá; cách thứ hai là dùng đá sỏi chèn đè cây con dưới đáy bể cá, khi chìm trong nước phiến lá trở nên hẹp dài, nhô lên khỏi mặt nước thành hình bầu dục, thường bị tưởng nhầm là hai loại thực vật khác nhau.

Trồng chìm trong nước hoa nhô lên mặt nước, nhưng rất ít ra quả hoặc không thể ra quả. Ở nơi nước cạn bên bờ ao hồ, gieo hạt ở mặt đất hoặc mặt nước, đến mùa xuân hè sẽ tự nảy mầm sinh trưởng, không cần chăm sóc, nhưng phải giữ nước ướt. Hồ nước đáy cứng có thể trồng cây ở chậu rồi đặt vào trong hồ nước, nước sâu không quá 30cm.

Cách chăm sóc rau hẹ nước

Rau hẹ nước thường được trồng làm cảnh ở trong bể cá, cũng được đặt ở trong hồ nước. Trồng ở bể cá, dùng chậu nhỏ không có lỗ đáy, đổ bùn sông hồ ao hoặc đất vườn thông thường vào chậu, trồng rau hẹ nước xong đặt vào bể cá.

Nếu bố trí ở hồ nước, dùng chậu không có lỗ đáy, đường kính 20 – 40cm, đất chậu dùng bùn sông hồ ao hoặc đất vườn thông thường 80%, đất mùn 20%, thêm phân chuồng đã phân hủy khoảng 8%, phơi nắng thật kỹ, trộn đều rồi cho vào chậu, đầy đến khoảng 2/3 – 3/4 chậu, tưới nước vào chậu cho thấm ướt rồi trồng, dùng tay ấn rễ cây non vào trong đất bùn, trồng xong đặt chậu ở trong hồ, cho cây chìm trong nước. Nếu hồ nước đáy cứng, đổ một lớp đất trồng ở . đáy hồ dày 20cm, trồng trực tiếp cây vào trong đất, cho cây chìm trong nước.

Cách chăm sóc chân thủy hạt có gai

Chân thủy hạt có gai là loài thực vật sống chìm trong nước, sinh trưởng trong nước sâu 1 mét trở xuống, thường bố trí làm cảnh trong bể cá. Dùng miếng mút bọc phần gốc lại, đặt cố định vào trong đồ đựng nhỏ thấm nước dạng lẵng hoa, rồi để chìm vào đáy bể cá.

Nếu trồng ở chậu đặt chìm trong nước, thì dùng chậu không có lỗ đáy đường kính 20 – 40cm, đất chậu dùng bùn sông hồ ao hoặc đất bùn thông thường 80%, đất mùn 20%, thêm phân chuồng đã phân hủy 8% – 10%, qua phơi nắng thật kỹ hoặc tiêu độc diệt khuẩn ở nhiệt độ cao rồi trộn đều cho vào chậu, đầy đến khoảng 1/3 chậu, tưới nước cho đất ướt nhão, dùng tay ấn phần rễ cây con vào trong đất, đặt chìm trong đáy hồ. Nếu hồ đáy cứng, đổ một lớp đất trồng dày 20 – 30cm ở đáy hồ, mùa xuân hút khô nước, trồng cây vào rồi đổ nước vào cho cây chìm trong nước, cây sẽ sinh trưởng tốt.

Cách chăm sóc cây thủy miết

Thủy miết là loài thực vật sống nổi ở nước, có thể trồng chậu, trồng ở ao hồ, bố trí ở bể cá. Trồng chậu dùng chậu không có lỗ đáy, không nên quá nhỏ, đường kính khoảng 40cm là vừa, đổ đầy nước rồi thả cây nổi ở mặt nước, đặt ở chỗ ánh nắng mặt trời trực tiếp, cây sẽ sinh trưởng tốt.

Bố trí chậu cá chỉ cần thả cây nổi ở mặt nước, cây sẽ sống. Trồng ở ao hồ, chỉ cần thả cây nổi ở mặt nước, không cần chăm sóc đặc biệt, cây sẽ phát triển sinh sôi nảy nở.

Cách chăm sóc mã đề nước

Mã đề nước hoa lá nhô khỏi mặt nước, hoặc nổi ở mặt nước, hoặc chìm trong nước. Có thể trồng ở chậu, bố trí ở bể cá hoặc hồ nước. Trồng ở chậu, dùng chậu cao không có lỗ đáy đường kính 10 – 20cm, hoặc chậu không có đáy, đường kính 30 – 40cm, đất trồng dùng bùn sông hồ ao hoặc đất vườn thông thường 80%, đất mùn 20%, thêm phân chuồng đã phân hủy 6% – 8%, phơi nắng thật kỹ, trộn đều rồi cho vào chậu, chậu nhỏ thì đổ đầy, chậu lớn thì đổ khoảng 1/2 chậu, tưới nước cho đất ướt nhão thành bùn, rồi dùng tay cắm rễ cây con vào trong bùn, đổ nước đầy, chậu nhỏ thì bố trí ở trong bể cá, chậu lớn thì bố trí ở trong hồ nước, nước sâu 10 – 40cm.

Ở nước cạn cành lá nhô lên khỏi mặt nước, ở nước sâu cây chìm trong nước, điều tối kỵ là khi cây nhô khỏi mặt nước đột nhiên chìm trong nước, hoặc khi cây chìm trong nước đột nhiên nhổ khỏi mặt nước, cả hai đều do thay đổi mực nước nông sâu đột ngột, khiến lá bị thối rữa, thậm chí chết.

Cách chăm sóc lau sậy

Lau – sậy tính thích ứng rất mạnh, chỉ cần nơi ẩm ướt và đất thông thường là cây có thể sống, trồng một lần sẽ phát triển thành đám lau – sậy. Thường không trồng chậu, nhưng khi bố trí ở hồ nước có thành và đáy cứng, có thể dùng chậu không có lỗ đáy đường kính 40 – 60cm, đất châu dùng bùn sông hồ ao hoặc đất vườn thông thường, đổ đầy 3/4 – 4/5 chậu, mỗi chậu trồng 6 – 8 cây hoặc 1- 3 cụm, tưới nước hằng ngày, nước sâu 10 – 40cm cây đều sinh trưởng tốt, nhưng nước có nhiễm chất hóa học cây sẽ nhanh chết.

Trong khu vườn của nhà nếu có thiết kế một hồ nhỏ và khe nước nhỏ, có thể trồng phối hợp lau – sậy, hoa sen, hành nước, trân châu và hoa súng. Để tạo được phong cảnh tự nhiên, khi trồng nên sau cao trước thấp, phân tán trước sau, có thứ lớp, không nên quá ngay ngắn, phối hợp màu sắc, dày thưa, cao thấp một cách hợp lý.

Bố trí lau sậy ở một bên bờ hồ nhỏ, chạy dài đến khe suối nhỏ, trước và hai bên lau sậy bố trí hành nước, hoa sen, trân châu, bờ trước điểm xuyết hoa súng, không nên bố trí quá đầy, nên chừa lại mặt nước trống, dưới nước bố trí các loại cây chìm trong nước, đồng thời thả nuôi cá tôm để tăng thêm hiệu quả thưởng ngoạn. Trực tiếp trồng trong nước, nên trồng vào mùa xuân, nếu hồ đáy cứng thì trồng ở chậu rồi đặt ở trong hồ.

Cách chăm sóc hành nước

Hồ nước ở đáy có lớp đất dày 20 – 30cm là trồng hành nước được, trồng trực tiếp vào đất trong đáy hồ. Nếu dùng cách trồng ở chậu rồi đặt ở hồ, thì dùng chậu không có lỗ đáy đường kính 20 -60cm, đất chậu dùng bùn sông hồ ao hoặc đất vườn thông thường, nếu có điều kiện thì thêm đất mùn 20% – 30%, phân chuồng đã phân hủy 10% – 15%, mùa xuân đào lấy gốc bụi cây già, xắn thành miếng có cả đất, đặt vào trong chậu, đổ đất đầy 1/2 – 2/3 chậu, đổ nước đầy, đặt ở nơi ánh nắng chiếu trực tiếp, hoặc đặt ở trong hồ nước, mặt nước trong hồ ngập mặt đất trong chậu 30cm là tốt, sâu nhất có thể đến 50cm, cây vẫn sinh trưởng tốt. Thời kỳ sinh trưởng mùa hè bón phân 1- 2 lần càng tốt.

Cách chăm sóc cói sậm (thủy trúc)

Dùng chậu sâu nhỏ đường kính 10 – 16cm, đất chậu dùng đất vườn thông thường 50%, đất cát mịn 20%, đất mùn 30%, phân chuồng đã phân hủy 8% – 10%, dùng phân gia cầm đã phân hủy hoặc bã đậu đã phân hủy thì 4% – 6%, trộn đều, phơi nắng thật kỹ.

Dùng mảnh lưới nhựa hoặc mảnh ngói vụn lót ở lỗ đáy chậu rồi đổ một lớp đất ở đáy chậu, một tay đặt cây cói sậm con vào chậu, tay còn lại xúc đất đổ vào chung quanh cho đầy, gạt bằng, nén chặt, tưới nước cho ướt đất, đồng thời phun nước làm tăng độ ẩm không khí.

Thời kỳ sinh trưởng thường xuyên làm sạch cỏ tạp, cứ 20 – 25 ngày bón nước phân 1 lần, dùng phân vô cơ hòa với nước nồng độ 3% để tưới. Trồng 2 – 3 năm đổ chậu thay đất 1 lần.

Trồng cói sậm ở chậu nước, thường dùng chậu sành không có lỗ đáy, đường kính 40 – 60cm, đất trồng dùng đất vườn thông thường hoặc bùn sông hồ ao 70% – 80%, đất mùn20% – 30%, thêm phân chuồng đã phân hủy 8% – 10%, dùng phân gia cầm đã phân hủy hoặc bã đậu đã phân hủy thì 4% – 6%.

Đổ đất trồng đầy 1/2 = 2/3 chậu, gạt bằng, nén chặt, tưới nước đến ngập mặt đất, đặt bầu đất có cả chồi non trồng vào trong chậu, đổ nước đầy chậu, luôn giữ nước ướt hoặc nước đầy chậu. Thời kỳ sinh trưởng bón phân 1 – 2 lần, thường xuyên nhổ sạch cỏ tạp, giữ nước trong chậu sạch sẽ.

Bố trí cói sậm ở hồ nước, thì trồng cói sậm ở trong chậu rồi đặt trong hồ nước, giữ nước sâu 5 – 20cm hoặc nước ướt, thường xuyên làm sạch cỏ tạp, giữ nước sạch sẽ. Khoảng 3 – 4 năm đổ chậu thay đất 1 lần.

Bố trí cói sậm ở ban công, tùy theo cây lớn nhỏ, dùng chậu đường kính 10 – 16cm. Nếu dùng chậu cũ thì cọ rửa sạch, nếu thành chậu bị bám bẩn thì dùng bàn chải sắt chà kỹ rồi dùng nước rửa sạch. Đất chậu dùng đất vườn 40%, đất cát mịn 30%, đất mùn 30%, phân chuồng đã phân hủy 8% – 10%, nếu dùng phần gia cầm đã phân hủy hoặc bã đậu đã phân hủy thì 4% – 6%, trộn đều, phơi nắng thật kỹ rồi dùng.

Lấy mảnh lưới nhựa hoặc mảnh sành sứ vụn lót lỗ đáy chậu, đổ một lớp đất ở đáy chậu, một tay cầm cây cói sậm con đặt đúng vào chậu, tay kia xúc đất đổ vào chậu, vừa giữ cây ngay ngắn vừa nén chặt, đổ đất đầy đến lỗ thoát nước, lỗ thoát nước cách miệng chậu 1 – 2cm hoặc hơn, đặt chỗ sáng mà không có ánh nắng mặt trời trực tiếp, tưới nước thấm ướt đất, hàng ngày vào buổi sáng và chiều tưới bổ sung nước và phun nước chung quanh làm tăng độ ẩm.

Cách 5 – 7 ngày xoay chuyển chậu 1 lần, thường xuyên làm sạch cỏ tạp và cắt bỏ cành lá vàng khô. Thời kỳ sinh trưởng cứ khoảng 20 ngày bón phân 1 lần. Khoảng 2 – 3 năm thay đất 1 lần.

Cách chăm sóc bèo lục bình

Bèo lục bình là loài cây thường xanh bốn mùa. Có hai cách trồng bèo lục bình trồng trong chậu có đất và trồng nổi ở chậu nước.

Trồng ở chậu có đất, tiến hành vào mùa xuân hè, dùng chậu không có lỗ đáy đường kính 16 = 20cm, đất chậu dùng bùn sông hồ hoặc đất vườn 80%, đất mùn 20%, thêm phân chuồng đã phân hủy8% – 10%, trộn đều rồi cho vào chậu, đầy 12 – 2/3 chậu, gạt bằng, tưới nước đầy, thả cụm bèo lục bình ở mặt nước, đặt ở chỗ ánh nắng mặt trời trực tiếp hằng ngày tưới nước vào sáng và chiều, rễ sẽ nhanh chóng đâm xuống đất. Luôn giữ có nước, khi tưới nước phun ướt cả chung quanh. Ban ngày dưới nắng gắt nếu thiếu nước, mép lá sẽ bị khô cuốn lại, không thể phục hồi.

Cây phát triển tốt thì không cần bón phân, nếu nở hoa không tốt có thể tưới phân Monopotassium phosphate (MKP) nồng độ 3%, mỗi chậu 20 – 30ml, vào buổi chiều đổ nước trong chậu ra rồi bón phân, sáng hôm sau đổ nước vào lại cho đầy. Khi tưới phân nên tưới trực tiếp ở mặt đất, không được tưới trên lá, tránh làm tổn thương lá.

Trồng bèo lục bình nổi ở chậu nước thường dùng chậu không có lỗ đáy đường kính 40 – 60cm, vào mùa xuân hè đổ đầy nước, thả cây bèo nổi ở mặt nước, cách khoảng ngày bón 10 – 15g phân Monopotassium phosphate (MKP) vào chậu, hằng ngày thêm nước vào sáng và chiều, cây sẽ sinh trưởng nở hoa tốt.

Khi nhiệt độ tự nhiên xuống dưới 18°C thì đưa vào nhà kính, nhiệt độ nhà kính không dưới 18°C, đồng thời có đủ ánh sáng và thông gió tốt, nếu không thì lá sẽ bị khô hoặc thối rữa, cây ngày càng nhỏ, cuối cùng bị chết. Trong quá trình chăm sóc nếu phát hiện nước dơ đục hoặc Có mùi lạ, thì vớt bèo ra, dùng nước sạch chà rửa sạch chậu, thay nước mới, rồi thả bèo vào lại mặt nước.

Bèo lục bình có thể sống nổi ở mặt nước, cũng có thể sống đâm rễ xuống dưới đất trong nước cạn. Cây sống đâm rễ xuống đất phát triển tốt hơn sống nổi ở mặt nước, nở hoa nhiều, hoa lớn. Bèo lục bình thích nhiệt độ cao, độ ẩm cao. Bèo lục bình trồng chậu thường được bố trí ở bên hồ nước, khe nước nhỏ uốn lượn hoặc hành lang để làm cảnh. Chỉ cần giữ nước sạch, mặt nước không tăng giảm và xao động lớn, cây sẽ sinh trưởng ra hoa tốt. Vào mùa hè nắng nóng bèo lục bình sinh sôi nảy nở rất nhanh, một cây con 1 tháng có thể sinh sôi nảy nở rộng đến 1 mét vuông.

Bèo lục bình trồng trong bể cá thường dùng loại cây thấp, lá nhỏ và tròn, thả trực tiếp vào mặt nước, hằng ngày có ánh nắng chiếu 10 tiếng trở lên, cây sẽ sinh trưởng tốt. Nếu trồng chậu rồi đặt vào bể cá, thì nên lót một lớp đá sỏi ở mặt đất chậu, để tránh khi cá vẫy vùng khuấy đất lên làm đục nước.

Cách chăm sóc hoa vũ cửu

Hoa vũ cửu tính thích ứng mạnh, trồng và chăm bón dễ dàng. Nếu trồng ở chậu, dùng chậu không có lỗ đáy đường kính 20 – 40cm, đất chậu dùng bùn sông hồ ao hoặc đất vườn thông thường 70% – 80%, đất mùn 20% – 30%, thêm phân chuồng đã phân hủy 6% – 8%, dùng phần gia cầm đã phân hủy hoặc bã đậu đã phân hủy 3% – 5%, trộn đều, phơi nắng thật kỹ rồi đổ vào chậu, đầy đến 1/2 = 2/3 chậu, tưới nước ngập đất chậu, dùng tay trồng cây con vào chậu, lấp phần rễ vào trong đất, giữ nước sâu 1 = 5cm, theo sự phát triển của cây, tăng dần mực nước đến đầy chậu. Hằng ngày tưới nước vào buổi sáng và chiều, tránh tưới nước vào buổi trưa nắng nóng.

Khi tưới phun nước thêm ở chung quanh để làm tăng độ ẩm không khí. Đặt chậu ở nơi bằng phẳng có ánh nắng mặt trời đầy đủ, đặt có hàng lối, giữa các chậu cách nhau 80 – 120cm. Thời kỳ sinh trưởng cứ 20 – 25 ngày bón phân 1 lần, vào chiều tối đổ hết nước ra, tưới nước phân vào sáng hôm sau đổ nước vào lại đầy chậu.

Cách chăm sóc rong đuôi chó

Rong đuôi chó tính thích ứng mạnh, thường vớt cây ở ao hồ ngoài hoang dã đem về thả trong chậu nước, cây sẽ sinh trưởng tốt.

Nếu lót một lớp bùn sông hồ ao hoặc đất vườn thông thường ở đáy chậu, rồi đặt cây chìm ở mặt đất, cây phát triển càng mạnh. Thông thường giữ nước sâu khoảng 30 – 80cm. Ở trong ao hồ không cần chăm sóc cây vẫn phát triển tốt.

Cách chăm sóc mao lương nước cuống lông

Mao lương nước cuống lông có hai cách trồng chậu: Cách thứ nhất là trồng ở trong chậu nhỏ đường kính 10 – 14cm, rồi đặt ở trong chậu nước lớn. Cách thứ hai là trồng trực tiếp trong chậu lớn không có lỗ đáy đường kính 30 – 60cm, đất chậu dùng bùn sông hồ ao hoặc đất vườn thông thường 70% – 80%, đất mùn 20% – 30%, thêm phân chuồng đã phân hủy 6% – 8%, nếu dùng phân gia cầm hoặc bã đậu đã phân hủy thì 4% – 5%, trộn đều, phơi nắng thật kỹ rồi dùng.

Nếu trồng ở chậu nhỏ, thì chà rửa chậu nhỏ thật sạch, lót bít lỗ đáy, đổ đất vào chậu, tưới nước ướt đất rồi trồng cây vào, sau đó đặt chậu nhỏ ở trong chậu lớn không có lỗ đáy đường kính 30 – 60cm, đổ đầy nước.

Nếu trồng trực tiếp ở chậu lớn, thì đổ một lớp đất trồng dày 8 – 10cm ở trong chậu, đổ nước ngập mặt đất 2 – 5cm, rồi trồng cây vào. Nếu trồng ở hồ, cũng nên đổ một lớp đất trồng dày 10 – 20cm hoặc hơn để trồng, trồng xong cho cây ở trạng thái chìm trong nước, mực nước sâu 30 – 40cm là vừa.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...