Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể quá tốt như dưa chuột, dưa leo, người ta ăn nó như ăn trái cây vậy. Ngoài ra nó còn có 10% chất xơ rất tốt cho cơ thể.
Kỹ thuật trồng Mướp
Mướp thuộc họ cây bầu bí, nó có nguồn gốc ở các nước vùng nhiệt đới châu Á như Indonexia, Việt Nam. Mướp tính mát, vị ngọt hợp gan, tì, có nhiều công dụng đối với cơ thể.
– Mướp giàu vitamin nhóm B và vitamin C, có tác dụng bảo vệ da phòng trừ da lão hóa.
– Mướp còn có tác dụng chống bệnh hoạt huyết và các loại bệnh thiếu vitamin C, rất có lợi cho sự phát triển não bộ trẻ nhỏ, duy trì sức khỏe cho não người già.
Cách trồng mướp:
* Nhiệt độ: Mướp ưa khí hậu ấm áp, chịu được nóng nhưng kỵ lạnh. Do đó mướp thích hợp sinh trưởng ở vùng ôn đới và nhiệt đới.
* Độ ẩm: Mướp thích hợp với độ ẩm cao. Nếu đất khô hạn và cằn cỗi mướp không thể sống được hoặc ra quả dị hình.
* Bón phân: Bón phân cho mướp chủ yếu là phân chuồng hoai mục cùng với phân hóa học tổng hợp. Khi mướp lên mầm mỗi tuần bón phân một lần. Sau 1,2 lần hái quả lại bón phân một lần.
Lưu ý:
Đất thích ứng trồng mướp khá rộng, tuy vậy yêu cầu có tầng đất sâu, ẩm ướt, là đất cát pha có nhiều chất hữu cơ. Trong toàn bộ quá trình mướp sinh trưởng nên thường xuyên xới đất trừ cỏ, dẫn ngọn mướp lên giàn. Giàn mướp cần cao 2m.
Trước khi lên giàn nên ngắt bớt những giải nhánh phụ. Sau khi lên giàn không ngắt nữa. Khi ra quả nên ngắt bớt những lá già và hoa đực, điều chỉnh những quả non mắc trên giàn cho thõng xuống, nên ngắt bỏ những quả bị dị hình.
Kỹ thuật trồng Dưa chuột
Dưa chuột là loại rau quả được dùng phổ biến, nó hàm chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như đạm đường, caroten, vitamin B2, vitamin C, vitamin E và muối vô cơ. Ngoài ra, nó còn chứa chất hydroxymalonic, có tác dụng ức chế đường biến thành chất béo, cho nên nó rất được nữ giới ưa chuộng.
Cách trồng:
* Nhiệt độ: Dưa chuột là loại cây quả ưa ấm áp. Quá trình sinh trưởng của nó có nhu cầu nhiệt độ khác nhau. Hạt giống nảy mầm cần có 27°C-29°C. Thời kỳ nuôi mầm cần có 22°C-25°C vào ban ngày và 15C-18°C vào ban đêm.
Nếu nhiệt độ cao vượt quá nhiệt độ thích hợp dưa sẽ có vị đắng.
* Độ ẩm: Dưa chuột yêu cầu độ ẩm khá cao, thông thường độ ẩm của đất phải đạt tới 85%-90% và độ ẩm không khí thích hợp là trên 90% trở lên.
* Bón phân: Trồng dưa chuột cần có đất xốp màu mỡ với độ pH là 6,5-7,0. Đất pha cát là môi trường thổ nhưỡng tốt nhất cho dưa chuột. Trước khi trồng dưa chuột nên bón lót phân hữa cơ hoại mục. Còn sau đó là bón phân hóa học.
Kỹ thuật trồng Mướp đắng
Mướp đắng là quả của cây dây leo, có nguồn gốc từ miền Nam Ấn Độ, đã từ lâu trồng rộng rãi ở khắp nước Việt Nam. Mướp đắng tuy đắng nhưng khi nấu vị đắng của nó không lan sang các rau khác nên nó được gọi là “mướp quân tử. Vị đắng của nó rất đặc biệt và được rất nhiều người ưa thích.
Mướp đắng giàu vitamin C, có tố chất đặc biệt gọi là “sát thủ mỡ khiến cho cơ thể giảm hấp thụ đối với mỡ và đường, làm cơ thể giảm béo rõ rệt và hạ đường huyết.
– Đông y cho rằng mướp đắng có tác dụng thanh nhiệt giải độc sáng mắt, lợi tiểu, mát máu, ích khí, tráng dương, giảm mệt nhọc v…
Cách trồng mướp đắng:
* Nhiệt độ: Mướp đắng là loại cây ưa ấm áp chịu nhiệt rất khỏe. Hạt giống nảy mầm trong khoảng nhiệt độ 30°C-35°C, cây phát triển trong khoảng nhiệt độ 20°C-30°C. Có thể chịu được nhiệt cao hơn. Khi ra hoa kết quả nhiệt độ thích hợp là 25°C.
* Độ ẩm: Mướp đắng ưa ẩm, song không chịu được ngập úng. Trong thời kỳ sinh trưởng cần có độ ẩm trong không
khí và đất là 85%. Do đó nên bảo đảm tưới nước đầy đủ, đặc biệt là khi ra hoa kết quả, lúc này càng cần nhiều nước.
* Bón phân: Trong quá trình phát triển nhu cầu phân bón có khác nhau.
Trước khi trồng bón lót phân hữu cơ hoai mục, khi lên mầm bón phân đạm, lân, kali. Khi cây lớn thường xuyên bón phân người, phân gia súc hoai mục và nước giải. Khi đến thời kỳ ra hoa kết quả tăng cường bón phân kali và phân tổng hợp.
Thu hoạch mướp đắng vào tháng 7,8 mùa hạ. 4.
Kỹ thuật trồng Quả bầu
Quả bầu da mỏng thịt dày nhiều nước, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon. Quả bầu rất giàu vitamin C, đường gluco và nhiều chất dinh dưỡng khác, nhất là hàm lượng canxi cao.
Ngoài ra, bầu còn có công hiệu thanh nhiệt lợi tiểu thoáng phổi cầm ho, tiêu phù tán kết.
Cách trồng:
* Nhiệt độ: Cây bầu tương đối chịu được lạnh, không chịu được nhiệt độ cao. Hạt giống nảy mầm trong khoảng nhiệt độ 25°C-30°C. Trong thời kỳ sinh trưởng thích ứng với nhiệt độ là 20°C-25°C. Khi ra hoa kết quả cần có nhiệt độ cao hơn, thông thường là từ 22°C-25°C là tốt nhất.
* Độ ẩm: Cây bầu thích ẩm ướt. Không chịu được khô hạn, đặc biệt trong thời kỳ ra hoa kết quả cần luôn luôn duy trì độ ẩm cho đất.
* Bón phân: Trồng bầu cần bón nhiều phân, bao gồm phân đạm, kali và lân.
Kỹ thuật trồng Bí đỏ
Bí đỏ có hàm lượng dinh dưỡng phong phú có tinh bột đạm, carotene, vitamin nhóm B, vitamin C, canxi vv…
Trong bí đỏ có loại keo, quả có tác dụng bài trừ các độc tố có hại trong cơ thể như chì, thủy ngân. Nguyên tố phóng xạ trầm tính trong cơ thể.
Bí đỏ còn có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày, trợ giúp tiêu hóa…, hạ đường máu, phòng trừ tiểu đường vv… ngăn ngừa ung thư v…..
Bí đỏ được trồng rộng rãi khắp nước ta, được chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Cách trồng bí đỏ:
* Nhiệt độ: Bí đỏ ưa khí hậu lạnh mát, chịu được nhiệt độ thấp. Nhiệt độ thích ứng cho bí đỏ sinh trưởng là 1°C-29°C. Trong thời kỳ nảy mầm cần có nhiệt độ cao. Khi mầm trồi khỏi đất cần nhiệt độ thấp hơn.
Độ ẩm: Trong thời kỳ sinh trưởng nhất là lúc ra quả cần tưới nhiều nước duy trì độ ẩm cho cây. Đến thời kỳ cuối cây chịu ẩm rất kém.
* Bón phân: Trong thời kỳ nuôi mầm cần tưới nước pha nước tiểu 0,5%, tưới 1-2 lần để thúc mầm lớn. Khi cây phát triển bón thêm phân chia làm ba kỳ kỳ 1 khi cây ra ngọn, kỳ 2 là cây ra quả, kỳ 3 là cây ra 2,3 quả.
Phân bón cho cây là các loại phân tổng hợp.
Kỹ thuật trồng Bí xanh
Bí xanh được trồng nhiều ở Việt Nam vào mùa hạ. Bí xanh vừa làm rau vừa chế biến thành nhiều món, vừa làm mứt, vừa làm nhân bánh, làm trà bí xanh. Bí xanh tính hàn chứa nhiều chất dinh dưỡng như đạm, đường, caroten, nhiều loại vitamin và khoáng chất.
Bí xanh là loại rau duy nhất không có hàm lượng chất béo nhưng lại có hàm lượng acid hydroxymalonic phong phú, axit này ức chế đường chuyển hóa thành chất béo, do đó nó là món ăn giảm béo hữu hiệu nhất, đồng thời còn làm đẹp da.
Trồng bí xanh cần có giàn vững chắc, vì quả bí xanh thể tích lớn, nặng. Ngoài ra trồng bí xanh cần nơi thoát nước thuận tiện.
Cách trồng bí xanh:
* Nhiệt độ: Cây bí xanh ưa ấm áp, chịu được nóng, sinh trưởng trong mùa hạ với nhiệt độ thích hợp là 20°C-30°C.
* Độ ẩm: Trồng bí xanh cần tưới nhiều nước. Cọng bí xanh dài và thô, quả to nên rất cần nhiều nước, nhưng không chịu được ngập úng, cần thoát nước tốt.
* Bón phân: Trồng bí xanh cần nhiều phân. Thời kỳ nuôi mầm cần ít phân, nhưng khi ra hoa kết quả cần bón phân nhiều lần phân nước và phân hoai mục.
Kỹ thuật trồng Cà chua
Cà chua có nguồn gốc ở Peru, Nam Mỹ. Ngày nay được trồng ra toàn thế giới.
Cà chua là loại rau giàu dinh dưỡng gồm vitamin nhóm B, vitamin C, carotene, vitamin P trong cà chua đứng đầu các loại rau quả, chất licopen trong cà chua có tác dụng chống oxi hóa, trừ khử gốc tự do, bảo vệ tế bào, cản trở tiến trình phát triển ung thư.
Cà chua còn có tác dụng bảo vệ thị lực của mắt, làm mịn da.
Cách trồng cà chua:
* Nhiệt độ: Cây cà chua ưa ấm áp, thích ứng với nhiệt độ ban ngày 25°C-28°C, ban đêm là 16°C-18°C, nếu dưới 15°C cà chua mọc không tốt.
* Độ ẩm: Cà chua đối với độ ẩm của đất yêu cầu không cao, trừ lúc nảy mầm cần tưới nhiều nước ra. Toàn bộ quá trình phát triển của cây chỉ cần giữ cho đất độ ẩm bình thường là được.
* Bón phân: Trồng cà chua cần nhiều phân. Song mỗi thời kỳ phát triển của cây có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Thời kỳ đầu của cây cần bón phân đạm. Khi cây phát triển ra hoa quả cần nhiều kali. Toàn bộ thời gian sinh trưởng của cây đều cần phân lân.
Lưu ý: Cây cà chua thích ấm áp và ánh sáng mặt trời, nên chỗ trồng cà chua phải tránh xa lại cây có dây leo. Nếu không
cây dây leo sẽ ăn hết màu mỡ và che mất ánh sáng mặt trời khiến cây cà chua không thể phát triển được.
– Muốn cho cà chua mọc tốt, ta có thể chôn thức ăn thừa như xương cá, cọng rau gần gốc cà chua non để cung cấp dinh dưỡng lâu dài cho cây.
– Cà chua khi ra nhiều quả cần cắm que tre trúc để đỡ cho cây.
– Hoa cà chua thuộc loại hoa lưỡng tính, một đóa hoa vừa có nhụy đực, nhụy cái và tự thụ phấn. Nếu thấy hoa đậuít quả, ta có thể dùng bút lông nhẹ nhàng quét phấn hoa để tăng khả năng đậu quả.
Kỹ thuật trồng Cà chua bi
Cà chua bi còn có tên là cà chua anh đào vì quả nó nhỏ như quả anh đào, ngoài ra còn có tên là quả thánh nữ. Cà chua bi trông rất đẹp mắt, một cành hoa kết tới 10 đến 20 quả xum xuê đỏ tươi.
Cà chua bi tuy nhỏ nhưng vị rất đậm đà, ăn ngon miệng, hàm lượng dinh dưỡng không kém cà chua bình thường.
Cách trồng cà chua bi:
* Nhiệt độ: Trồng cà chua bi yêu cầu có nhiệt độ cao. Toàn bộ quá trình sinh trưởng của nó thích hợp với nhiệt độ từ 20°C-28°C vào ban ngày, còn ban đêm là 10°C~20°C. Cây cà chua bi rất thích ánh sáng mặt trời.
* Bón phân: Để thu hoạch được nhiều quả và quả đẹp, cần chú trọng bón phân hữu cơ, cần không chỉ dùng phân đạm.
Đương nhiên cũng không nên quá nhiều phân hữu cơ, nếu quá nhiều sẽ giảm độ đường của quả và làm cho quả bị nứt nẻ nhiều.
* Đất đai: Cà chua bi có khả năng thích ứng với nhiều loại đất đai, có điều kiện tốt nhất vẫn là đất pha cát thông khí tốt, màu mỡ và thoát nước thuận tiện.
* Sâu hại: Cà chua bi dễ mắc bệnh sâu hại, cho nên cần phải lưu tâm phòng ngừa kịp thời.
Kỹ thuật trồng Cà tím
Cà tím là loại rau quả thường thấy trên bàn ăn. Nó hàm chứa nhiều đạm, chất béo, đường và các loại vitamin, đặc biệt là vitamin E và P cao hơn tất cả các loại rau khác, có tác dụng bảo vệ tim mạch máu, chống hoạt huyết, hạ cholesterol trong máu, chống lão hóa ..
Cách trồng cà tím:
* Nhiệt độ: Cây cà tím thích ấm áp, chịu được nhiệt độ cao, Có điều trong khoảng nhiệt độ 25°C-30°C là nhiệt độ thích hợp nhất cho cà phát triển. Nếu nhiệt độ thấp hơn dưới 5°C cà sẽ bị chết lạnh. Thời kỳ ra quả cần có nhiệt độ 25°C-35°C, với nhiệt độ này chất lượng cà và sản lượng cà đạt đỉnh cao.
* Độ ẩm: Nhu cầu của cây cà đối với nước không cao, nhưng khi cà ra quả nên giữ cho đất có độ ẩm, nên tưới cho cà vào lúc chập tối. Cà là loại cây ra hoa lại vừa cho quả nên mỗi ngày cần phải tưới một lần.
*Bón phân: Cây cà ra quả trong thời gian dài, nên cần nhiều phân. Ngoài bón lót đầy đủ ra, cần phải bón phân nhiều lần. Cụ thể là khi cây cao 30cm trở lên, bón một lần phân hữu cơ, sau đó mỗi tháng bón một lần. Đến lúc ra hoa kết quả cứ 10 ngày bón phân một lần, chủ yếu là dùng phân lân và kali. Mỗi lần hái quả cũng nên bón thêm phân.
Trồng cà vào mùa xuân sang thu vẫn còn có thể ra hoa đậu quả.
Khi quả cà dài khoảng 30cm là hái được.
Kỹ thuật trồng Ớt chỉ thiên
Ớt chỉ thiên là loại ớt quả nhỏ ra từng chùm, nếu được chăm bón tốt quả ớt và toàn bộ cây ớt trông rất đẹp, một cây ớt có thể ra tới 300 quả.
Cây ớt chỉ thiên thích đất khô, thích ánh sáng mặt trời nhưng sợ nắng gắt. Do đó trồng trong chậu đặt ở ban công là thích hợp nhất.
* Nhiệt độ: Cây ớt chỉ thiên là loại thích ấm áp, chịu được nhiệt độ cao và cũng tương đối chịu được nhiệt độ thấp. Hạt ớt nảy mầm trong môi trường 25°C. Thời kỳ sinh trưởng thích ứng với nhiệt độ 20°C trở lên. Có điều trong khoảng 12°C ớt cũng có thể ra hoa kết quả.
* Độ ẩm: Ớt chỉ thiên thích hợp với đất hơi khô hạn, trừ thời gian ra hoa kết quả cần tưới đủ nước ra, các giai đoạn khác cần khống chế nước.
* Bón phân: Ớt chỉ thiên sinh trưởng cần nhiều phân, trước khi gieo hạt cần bón lót. Sau đó cứ nửa tháng thì bón phân loãng hoai mục.
Kỹ thuật trồng Ớt ngọt
Cây ớt ngọt tên là ớt sư tử, quả to và có nhiều màu: lục, đỏ, tím, vàng. Là loại ớt không cay, có nhiều chất dinh dưỡng phong phú, vitamin của ớt ngọt hơn hẳn cà chua, ớt ngọt có nhiều tác dụng đối với cơ thể.
– Do ớt có mùi vị đặc biệt nên có tác dụng kích thích nước bọt và dịch vị trợ giúp tiêu hóa. – Giảm mỡ, giảm béo.
– Do hàm lượng vitamin C phong phú nên ớt ngọt phòng trừ được bệnh hoại huyết.
Cây ớt ngọt vừa bổ dưỡng vừa đẹp mắt nên thường được trồng tại nhà.
Cách trồng ớt ngọt:
* Nhiệt độ: Loại ớt ngọt thích khí hậu ấm áp, nó thích nghi trong khoảng nhiệt độ 15°C-35°C, nhiệt độ tốt nhất cho cây sinh trưởng là 25°C-28°C, khi gieo hạt cần nhiệt độ cao hơn một chút là 28°C-30°C.
* Độ ẩm: Cây ớt ngọt trồng trên đất ẩm ướt mới mọc khỏe, không chịu được hạn nhưng cũng sợ ngập úng, tưới nước nên cẩn thận. Trồng ớt ngọt tốt nhất chọn đất cát pha dễ thấm nước và dễ thoát nước,
* Bón phân: Trồng ớt ngọt trong thời kỳ ra hoa kết quả cần bón phân đầy đủ, chủ yếu bón phân đạm và kali, đồng thời cũng cần một lượng phân lân thích hợp.
Lưu ý: Cây ớt ngọt mọc rễ nông, trong thời kỳ sinh trưởng nếu không chăm sóc tốt dễ bị sâu bệnh. Muốn cho ớt ngọt phát triển bình thường, khi nhiệt độ xuống thấp cần có hệ thống bảo ôn.