Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người cần thiết như can-xi, sắt là nguồn gốc quan trọng của khoáng chất giúp cho cơ thể người khỏe mạnh. Ngoài ra, nó còn chứa nhiều chất xơ không chỉ trợ giúp tiêu hóa và hấp thụ mà còn phòng trừ táo bón.

Kỹ thuật trồng rau cải thìa

Tại Việt Nam, rau cải thìa là rau đại chúng được trồng ở khắp mọi nơi, nhiều nhất là ở vụ đông xuân. Rau cải thìa gốc nhỏ rễ chùm và nông, bón phân sử dụng ngon nhất. Trong rất nhiều các loại rau thì cải thìa có hàm lượng khoáng chất và vitamin phong phú, có công hiệu rất tốt để tăng sức miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ tính đàn hồi cho mạch máu, nhuận da, kéo dài tuổi thọ.

*Nhiệt độ: Rau cải thìa có thể trồng quanh năm, nó chịu được nóng được lạnh, thông thường mức nhiệt 30°C là hạt giống có thể nảy mầm.

*Độ ẩm: Rau cải thìa sinh trưởng trong điều kiện đất ẩm, nhưng khả năng hút nước của nó yếu do đó không nên tưới nhiều, đất quá ẩm ướt nên rễ rau sẽ bị thối.

*Bón phân: Cải thìa yêu cầu chất đất không cao nhưng có đất thịt hàm chứa chất hữu cơ là tốt nhất. Song trong quá trình sinh trưởng của rau nên bón thêm phân đạm, nhất là thời kỳ bống cây mầm để trồng, do cây thay đổi hoàn cảnh cần nhiều chất dinh dưỡng để giúp nó hồi phục.

– Khi cây cải thìa đã mọc cao, lá màu lục bên ngoài của thân đã ngả sang màu nhạt là có thể thu hoạch.

Kỹ thuật trồng rau sà lách

Rau sà lách trồng khắp nơi trên cả nước. Sà lách có tác dụng thanh nhiệt an thần, mát gan lợi mật, dưỡng vị nó còn là loại thực phẩm giảm béo lý tưởng, ăn sống và thường xuyên ăn nó giữ được dáng vẻ thanh mảnh của phụ nữ.

*Nhiệt độ: Rau sà lách ưa khí hậu lạnh mát khoảng 15°C-20°C, nó rất thích hợp với môi trường chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm.

Sà lách luôn thích hợp với nhiệt độ 10°C-16°C, nếu nhiệt độ quá 25°C lá cuốn ở giữa sẽ bị thối chết do nóng hoặc sinh trưởng không tốt.

*Độ ẩm: Trồng sà lách cần có nước đầy đủ, nếu bị khô hạn rau sẽ cuốn rất nhỏ, mà lá còn hơi vị đắng, nhưng tưới nước cũng không nên quá nhiều, nước quá nhiều sẽ làm cho rễ chết thối.

*Bón phân: Trồng chủ yếu là bón lót. Nếu bón lót đầy đủ thì trong giai đoạn đầu của rau sẽ không cần phải bón nhiều. Khi rau bắt đầu cuốn thì bón thêm phân đạm để cho lái phát triển. 15-20 ngày sau bón thêm lần thứ hai, loại phân tổng hợp đạm, lân, kali.

Mỗi mẫu bón 15kg-20kg. Khi lá giữa bắt đầu cuốn vào trong, lại bón thêm một lần phân tổng hợp, mỗi mẫu 20kg.

Kỹ thuật trồng rau mồng tơi

Rau mồng tơi là loại rau vùng nhiệt đới, thân của nó là dây leo, được trồng khắp nước Việt Nam. Trước đây trồng mồng tơi để leo hàng rào lấy lá ăn. Ngày nay trồng mồng tơi để hái lá và ngọn.

Mồng tơi tính hàn, vị ngọt chua, lá dày trơn mềm thường dùng để nấu canh hoặc luộc, xào.

Cách trồng mồng tơi:

*Nhiệt độ: Mồng tơi ưa khí hậu ấm áp, không chịu được lạnh, nhiệt độ thích hợp cho hạt giống nảy mầm là khoảng 20°C. Khi sinh trưởng là 25°C-30°C. Cho dù nhiệt độ cao trên 35°C chỉ cần đủ nước là nó có thể ra lá, sau đó ra hoa kết quả.

*Bón phân: Mồng tơi hẳn như thích nghi với mọi loại đất thông thường, đất xốp trung tính hơi ngả chua một chút là rất thích hợp cho cây sinh trưởng. Tốc độ sinh trưởng của mồng tơi rất nhanh, là loại rau được thu hái nhiều lần. Sau mỗi lần thu hái nên bón phân tổng hợp hoặc loại phân hiệu quả nhanh.

Kỹ thuật trồng rau bó xôi

Rau bó xôi có tên là rau chân vịt có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ, gần đây mới trồng ở Việt Nam. Rau bó xôi chịu được lạnh. Rau bó xôi tính mát vị ngọt tốt cho đại tràng, dạ dày. Rau bó xôi nhiều chất dinh dưỡng phong phú, có thể tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Cách trồng:

*Nhiệt độ: Từ 5°C trở lên có thể gieo hạt giống, nhiệt độ nhất cho rau sinh trưởng là 20°C, rau chịu được lạnh, thậm chí chịu được – 1°C của mùa đông.

*Độ ẩm: Lá rau bó xôi rất mềm ngon, nên yêu cầu có độ ẩm cao, nhưng lại không thể quá cao, bảo đảm tưới được đầy đủ cho rau là được.

*Bón phân: Rau bó xôi thông thường bón phân đạm như kali đạm hóa học photpho pentoxide, khi bón phân cho rau nhất thiết không được bán vào lá ngọn, nếu lá ngọn dính phân sẽ bị cháy chết.

Trồng rau bó xôi chủ yếu gieo vãi, gieo vào đầu thu thường phải ngâm hạt giống. Trong nhiệt độ 15°C-25°C nảy mầm. Sau khi gieo hạt, phủ lên một lớp đất mỏng và tưới ít phân nước để bảo đảm chất dinh dưỡng và độ ẩm cho đất. Rau bó xôi là loại rau mềm, nên đất trồng rau cũng phải đất mềm, và nhỏ mịn.

Kỹ thuật trồng rau dền

Rau dền chứa nhiều khoáng chất rất cần cho cơ thể, nhất là canxi, sắt, nó không chỉ xúc tiến sinh trưởng xương và răng mà còn có tác dụng duy trì cơ tim bình thường. Ngoài ra rau dền còn chứa nhiều vitamin K, cùng với khoáng chất nó có tác dụng bổ máu, giảm béo trừ độc phòng trừ táo bón.

Rau dền tính mát vị ngọt vào kinh phổi đại tràng.

Cách trồng

*Nhiệt độ: Rau dền chỉ thích hợp trong điều kiện khí hậu ôn hòa, thông thường trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 5 mỗi năm. Do thời gian thích hợp cho rau dền phát triển ngắn, nên thường trồng rau dền bằng phương thức gieo vãi trong thời gian từ tiết “vũ thủy đến kinh trập”.

*Độ ẩm: Rau dền rất mẫn cảm đối với nước, nếu tưới nước không hợp lý sẽ xuất hiện hiện tượng lá rau bị héo, cây thấp nhỏ, khó hồi phục lại được. Nhất là khí hậu ấm áp trong mùa xuân, nước nhiều, lúc này không nên tưới nhiều.

*Bón phân: Khi bón phân cho rau dền, bón xong phải phun nước vào cây, cho lá sạch, phòng trừ nồng độ phân quá cao dưới ánh nắng mặt trời sẽ hại cây. Khi trời mưa cần phải tháo nước và không nên bón phân vào lúc này. Nếu bị úng ngập cây sẽ thiếu ôxi thối rễ chết.

Kỹ thuật trồng cải làn

Cải làn có nguồn gốc từ các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây – Trung Quốc. Ở Việt Nam trồng nhiều ở Lạng Sơn. Cải làn chủ yếu ăn ngồng hoa và lá non. Ngồng cải mập giòn, giàu dinh dưỡng.

Cải làn tính cay vịngọt đắng hợp gan phổi thuận đại tràng.

Đông y truyền thống cho rằng cải làn có tác dụng trừ tà nhiệt, ổn tim sáng mắt, lợi thủy hóa đờm, giải độc khá phong.

Cải làn dùng để xào trộn hoặc nấu canh.

Cách trồng

*Nhiệt độ: Cải làn da khí hậu mát. Toàn bộ thời kỳ sinh trưởng của nó trong khoảng 15°C-25°C, kỵ khí hậu viêm nhiệt nóng nực. Trong quá trình sinh trưởng của nó cũng có nhu cầu chênh lệch về nhiệt độ từ cao cho đến thấp.

Trồng cải làn thường vào mùa xuân từ tháng 3 đến tháng 4, mùa thu từ tháng 9 đến tháng 11.

*Độ ẩm: Cải làn ưa ẩm ướt, không chịu được khô hạn, cho nên cần bảo đảm cho cải độ ẩm nhất định.

Thời kỳ đầu sinh trưởng yêu cầu đất có độ ẩm 70%. Có điều cải làn cũng không chịu được ngập úng, ẩm ướt quá độ sẽ ảnh hưởng tới rễ.

*Bón phân: Bón phân cho cải làn chủ yếu là phân NPK (Đạm lân kali), nó hấp thụ nhiều nguyên tố kali còn lân thì ít hơn. Khi lên mầm nếu bón ít phân cây mọc chậm, nếu bón phân hữu cơ khi cây lớn chú ý để cây mọc cách nhau một khoảng nhất định thì ngồng cải mới khỏe và mập..

Kỹ thuật trồng rau diếp cá

Rau diếp cá có mùi tanh của cá, nó là một loại cây dùng làm thuốc truyền thống, đồng thời là một loại rau. Rau diếp cá có sức sống rất mạnh, chỉ cần cắm cành có rễ xuống đất ấm là có thể mọc được. Rau diếp cá dùng để ăn lá và cọng.

Rau diếp cá tính mát có tác dụng thông tiểu, chữa bệnh mụn nhọt, kinh nguyệt không đều. Diếp cá trồng trong chậu rất tiện.

Cách trồng rau diếp cá:

*Nhiệt độ: Ôn độ thích hợp cho rau diếp cá mọc lâu dài là 15°C-20°C, cành dưới đất trưởng thành trong nhiệt độ 20°C~25°C.

* Ánh sáng: Rau diếp cá thích môi trường râm mát ẩm thấp. Trong thời gian sinh trưởng phát triển của nó cần che nắng, để tránh nước của cây bốc hơi quá độ. Trồng xen kẽ rau diếp cá và ngô là phương pháp rất tuyệt vời vừa che được ánh nắng lại tiết kiệm được đất trồng.

* Độ ẩm: Rau diếp cá cần nhiều độ ẩm, đất trồng cần có 80% độ ẩm và độ ẩm trong không khí là 50%-80%. Do đó thường xuyên phun sương nước cho rau và không khí xung quanh.

Kỹ thuật trồng hành hoa cọng trắng

Hành hoa cọng trắng có mùi tinh dầu và mùi cay nồng dùng làm gia vị xào nấu có tác dụng tăng sự thèm ăn mà còn có tác dụng kích thích ra mồ hôi, trị cảm cúm. Người thường xuyên ăn hành giảm cholesterol và giảm béo.

* Nhiệt độ: Cây hành chịu được hạn, chịu được nhiệt nhưng nhiệt độ thích nghi cho sự sinh trưởng của nó là 7C-35°C. Trong vòng 19°C-25°C là khoảng nhiệt độ hành phát triển mạnh nhất.

* Độ ẩm: Cây hành có tác dụng trữ nước rất khá, trong thời gian dài không cần tưới hành vẫn sống. Nhưng hành này không chịu được ngập úng. Do đó trong thời kỳ nó phát triển mạnh ngoài việc cần tưới nhiều nước ra, còn có

Đất trồng: Đất trồng hành nên chọn loại đất có nhiều chất hữu cơ và thoát nước tốt.

* Bón phân: Hành hoa cọng trắng là loại cây ưa phân bón, thời kỳ mới trồng cần bón nhiều phân đạm.

Thời kỳ sau cần bón phân lân và kali, nhất là phân lân. Muốn có hành cọng to trắng không thể thiếu lân.

Kỹ thuật trồng cây hẹ

Hẹ là cây trồng sống nhiều năm, một lần trồng có thể thu hoạch được 6,7 năm sau. Hẹ có hương vị thơm nồng, nó không chỉ để làm thức ăn, làm gia vị mà còn làm thuốc. Hẹ tính ôn vị cay hơi ngọt hợp tim gan dạ dày then.

Hẹ có rất nhiều công dụng đối với cơ thể.

– Bổ thận ôn dương, trị dương suy, được suy tôn là “tráng dương thảo”.

– Ích gan kiên vị. – Hành khí hoạt huyết, tán ứ, – Nhuận tràng thông đại tiện vv… Cách trồng cây hẹ

*Nhiệt độ: Hẹ chịu được lạnh, không chịu được nhiệt độ cao. Trong nhiệt độ thấp 29C-3°C cũng mọc được. Tuy vậy nhiệt độ thích nghi cho cây hẹ nảy mầm là 15°C-20°C và nhiệt độ thời kỳ sinh trưởng phát triển là 18°C-24°C. Vượt quá 24°C cây hẹ sẽ chậm lớn, vượt quá 35°C cây hẹ sẽ chết khô.

*Độ ẩm: Cây hẹ rất sợ ngập úng, nhưng trong thời kỳ này mầm, nuôi mầm thì lại rất sợ khô hạn. Nên cần phải duy trì độ ẩm cho đất. Mùa xuân nên ngừng cắt hẹ và tiết chế nước. Mùa thu là lúc họ phát triển mạnh nên duy trì tưới nước đầy đủ. Mùa đông tiết chế tưới nước.

* Ánh sáng: Hệ thuộc loại cây chiếu sáng ngày dài. Dưới cường độ sáng thích hợp, thời gian chiếu sáng càng dài, hẹ càng mọc khỏe.

* Bón phân: Trồng hẹ nên chú trọng bón lót. Thời kỳ hẹ lên mầm không cần nhiều phân, đến khi cây mọc lớn cần nhiều phân hơn. Khi cây hẹ phân nhánh ra lá là lúc cần nhiều phân nhất.

Phân bón cho họ chủ yếu là phân đạm, bổ trợ thêm phân lân và kali.

Lưu ý:

Trồng hẹ ngoài gieo giống, còn dùng phương pháp tách loại hẹ ra từng cây để trồng. Trồng hai cây một hố. Trồng vào tháng 4,5. Khi trồng nên cắt ngang lá chỉ để phần gốc 10cm là được.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...

Đất và nước là nguồn gốc sinh tồn của rau

Ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng của rau Căn cứ vào từng chủng loại rau, từng bộ phận sử ...