Kỹ thuật trồng rau mầm


Qua nghiên cứu và ứng dụng sản xuất rau mầm thì chủng loại rau mầm có hơn 30 loại. Trong đó có một số đang tiến hành sản xuất như: mầm đậu Hà Lan, rau mầm củ cải. mầm đậu đỏ, mầm rau muống, mầm lạc…

Chủng loại và sản phẩm có thể chọn dùng

Hạt giống để sản xuất rau mầm nên chọn loại hạt giống mới, hiệu suất nảy mầm 95% trở lên, thuần chủng, sạch sẽ, hạt giống tương đối to, tốc độ lớn của mầm nhanh, mập, phẩm chất non mềm, giá rẻ, nguồn giống ổn định, đầy đủ không bị ô nhiễm gì.

Chọn giống và ngâm giống

Chọn giống

Hạt giống dùng để sản xuất rau mầm nên phơi nắng và chọn lựa trước. Cho dù chọn lựa bằng máy hay bằng tay, chọn lọc bằng quạt gió hay bằng nước cần phải đạt được các yêu cầu trừ bỏ sâu mọt, hạt vỡ, hạt thối, hạt quá nhỏ và tạp chất, để nâng cao năng lực chống hư hỏng của mầm và để cho cây mầm lên đều.

Hạt lạc cần phải tiến hành chọn lọc bằng tay cẩn thận. Những hạt không có khả năng nảy mầm dẫn tới thối hỏng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới mầm lạc được mang tên “mầm quả trường sinh”.

Ngâm giống

Hạt giống sau khi tuyển lựa tiến hành ngâm, thông thường dùng nước sạch 20°C-30°C rửa sạch hạt giống 2, 3 lần, để ráo rồi mói ngâm hạt, lượng nước ngâm hạt phải nhiều gấp 2, 3 lần thể tích hạt giống. Thời gian ngâm hạt giống tùy theo mùa, mùa đông ngâm dài thời gian, mùa hè ngậm ngắn hơn.

Thông thường khi kết thúc ngâm hạt giống phải hút được 95% lượng nước. Sau khi ngừng ngâm lại rửa hạt giống 2, 3 lần nữa, chà nhẹ hạt giống, giội nước sạch cho trôi hết các chất bẩn bám vào hạt, chú ý không làm tổn thương vỏ hạt. Sau đó vớt ra để ráo chờ gieo mầm.

Dụng cụ ngâm hạt giống dựa vào quy mô sản xuất mà lựa chọn có thể dùng chậu, dùng vại, thùng hay bể xi măng, kỵ dùng đồ sắt để ngâm giống. Song cho dù dùng dụng cụ nào cũng nên chú ý thuận tiện khi thao tác, nên lắp van đóng, mở nước ở dưới đáy thùng, đồng thời chuẩn bị một số dụng cụ vớt hạt giống.

THỜI GIAN NGÂM THÍCH HỢP MỘT SỐ HẠT GIỐNG RAU MẦM

Chủng loại rau mầm Thời gian ngâm giống tính theo giờ Lượng hút nước lớn nhất của hạt giống chiếm % trọng lượng khô của hạt

Đậu Hà Lan

Cây mầm củ cải

Mầm rau muống

Mầm đậu đỏ

Mầm lạc

24

24

36

24 ˜ 36

24

117,7

123,3

126,1

108,9

54,3

Gieo hạt giống và thúc mầm

Gieo giống và thúc mầm là khâu tác nghiệp mấu chốt để rau mầm giảm thiểu hư hỏng, nâng cao độ đồng đều của rau và bảo đảm chất lượng sản phẩm. Động tác gieo mầm thường là gieo vãi. Yêu cầu lượng giống gieo của các khay bằng nhau, gieo vãi đều. Trước khi gieo phần lớn các hạt giống đều được ngâm, sau đó tiến hành gieo giống và thúc mầm. Gieo giống và thúc mầm có thể phân thành 2 phương pháp: kiểu 1 đoạn và kiểu 2 đoạn.

Kiểu 1 đoạn gieo giống thúc mầm

Tức là sau khi ngâm hạt giống lập tức gieo giống và xếp chồng các khay đã gieo lên nhau, cứ 6 khay thành một chồng, có thể để lên giá (nhưng không được cách mặt đất quá 1m) hoặc để dưới đất. Phương pháp này dùng cho các hạt giống nảy mầm nhanh như đậu Hà Lan, hạt cải củ v…, thời gian ra rau mầm tương đối ngắn. Trình tự làm như sau:

– Rửa sạch khay, ngâm ẩm.

– Trong khay lót đáy.

– Gieo hạt giống – chồng các khay lên nhau, khi chồng khay đảm bảo độ ẩm trên dưới của khay (thường là phủ lên 2 tầng giấy ẩm).

– Đặt chồng khay lên giá.  Tiến hành khâu thúc mầm.

Sau khi hoàn thành khâu thúc mầm thì chuyển các khay vào nhà nuôi mầm. Ngoài việc bảo đảm nhiệt độ trong phòng, mỗi ngày nên đảo vị trí khay trên và dưới, đồng thời tưới nước đồng đều hoặc phun sương vào các khay.

Thông thường sau khi phun ẩm không để lại nước trong khay để tránh hạt giống bị thối nước. – Nên chú ý giữa các khay đảm bảo cự ly không gian (cách nhau 3cm-5cm) để tăng cường thông gió thoáng khí, có lợi cho mầm lên đều.

Ngoài ra thời gian thu hoạch rau mầm không nên quá muộn, nếu không cây mầm trở nên gầy yếu, đổ ngã dễ phát sinh bệnh hại, hạ thấp sản lượng sản phẩm.

Kiểu 2 đoạn gieo giống thúc mầm

Tức là sau khi gieo giống tiến hành thục mầm như thường. Khi mầm nhú trắng lại tiến hành gieo lần 2 và chồng khay thúc mầm. Phương pháp này dùng cho loại hạt giống nảy mầm chậm hoặc là loại rau mầm khi trồng khay thúc mầm hay phát sinh những mầm thối hỏng. Thông thường thì đoạn đầu (tức đoạn 1) không tiến hành chồng khay thúc mầm. Trình tự tác nghiệp của nó là:

– Rửa sạch rau mầm.

– Phủ vải lên khay.

– Cho hạt giống đã ngâm vào khay. (Thường mỗi khay là 750g hạt giống khô)

– Phủ vải lên hạt giống.

– Trên dưới khay có lót giữ ẩm.

– Cho khay vào nhà thúc mầm.

– Tiến hành quản lý thúc mầm.

– Hoàn thành thục mầm đợi gieo lần 2.

Sau khi cho khay mầm vào nhà thúc mầm ngoài duy trì nhiệt độ thích hợp của phòng, mỗi ngày 1 lần rửa sạch hạt mầm và đảo 2, 3 lần, đồng thời phun nước để giữ ẩm cho khay giống. Cần đảm bảo cho hạt giống có nhiệt độ thích. hợp và điều kiện thông khí, khiến hạt giống nảy mầm đồng đều. 3,4 ngày sau, đại bộ phận hạt giống đã dài 1,2 mm, nên kịp thời gieo hạt giống lần 2. Nên chú ý khi gieo giống lần 2 mầm không được quá dài, nếu không sẽ bị tổn hại khi gieo.

Trước khi gieo lần 2 nên rửa sạch hạt giống để giảm hạt thối hỏng khi trồng khay thúc mầm. Trồng khay thúc mầm lần 2 cũng giống như lần 1, nhưng thường dùng loại cát sạch làm lót. Sau khi gieo, cho vào phòng sản xuất rau mầm, thông thường nhiều loại hạt giống không cần trồng khay thúc mầm lần nữa, ra mầm cũng không cần tưới, chỉ cần tưới 1 lần khi khô hạn.

CHỈ TIÊU KỸ THUẬT THÚC MẦM 1 SỐ LOẠI GIỐNG

Lấy rau mầm ra khỏi khay và quản lý sau khi lấy mầm

Tiêu chuẩn xuất mầm ra khỏi khay

Rau mầm bất luận trồng theo phương thức một đoạn hay hai đoạn, hễ thấy rau mầm lên cao đạt tiêu chuẩn phải kịp thời xuất khỏi kho. Nếu thời gian trồng các khay thúc mầm quá dài, thường do độ ẩm quá lớn hoặc nhiệt độ tương đối cao sẽ dẫn tới thối hỏng rau mầm. Ngoài ra còn dẫn tới rau mầm mọc kẹ, mọc yếu, cây nhỏ dài, dễ gãy.

Trong sản xuất khi thấy mầm rau đã vươn thẳng thì có thể xuất khay. Nhưng nếu xuất khay quá sớm sẽ gây khó khăn cho khâu quản lý rau mầm sau đó, và rau mầm sinh trưởng khó đạt được độ đồng đều.

Quản lý chiếu sáng

Để rau mầm từ môi trường thúc mầm tối và độ ẩm cao thuận lợi đi vào môi trường nuôi mầm, thì trước khi đi vào gian phòng nuôi mầm nên rèn luyện mầm 1 ngày trong môi trường ánh sáng yếu có độ ẩm ổn định. Sau đó mới căn cứ vào môi trường của từng loại mầm để tiến hành quản lý cách nuôi khác nhau.

Nhu cầu chiếu sáng rau mầm không khắt khe như các loại rau thông thường khác. Nhưng các loại mầm khác nhau Có yêu cầu cường độ chiếu sáng khác nhau. Trong đó hạt kiều

mạch, hạt cải củ có nhu cầu chiếu sáng mạnh, hạt rau muống cần chiếu sáng vừa, đậu Hà Lan, hạt hướng dương, đậu đỏ thường thích nghi với ánh sáng loại vừa và yếu. Căn cứ vào đó người quản lý nuôi mầm nên sắp xếp các khay cho hợp lý.

Trồng các rau mầm trên đây nếu ánh sáng quá yếu và không đủ sẽ dẫn tới phối mầm, lá mầm khẳng khiu dễ đổ, dễ nát hỏng, khiến cho sản lượng giảm. Nếu chiếu ánh sáng quá mạnh chất xơ sẽ hình thành sớm không có lợi cho sự hình thành phẩm chất tốt. Do đó, nuôi mầm trong phòng ấm, bởi chiếu năng hay lều che nhựa, trong tiết trời hè thu cần phải dùng lưới che chắn nắng để tránh ánh sáng quá mạnh.

Ngoài ra, mầm lạc gần giống với loại giá đậu tương, giá đậu xanh truyền thống, mầm của nó phải hình thành hoàn toàn trong điều kiện tối mới bảo đảm chất lượng tốt. Nên nó khác với các loại rau mầm khác.

Quản lý nhiệt độ và thông gió

Hạt giống rau mầm có nhu cầu nhiệt độ khác nhau. Trong phòng nuôi mầm chỉ có một loại hạt giống thì căn cứ vào nhu cầu của nó để điều chỉnh độ ẩm và thông gió. Lắp điều hòa, quạt gió để điều chỉnh độ ẩm.

Trong phòng nuôi mầm hỗn hợp thì nên điều chỉnh nhiệt độ trong phạm vi thông dụng là 18°C-25°C, kỵ sự chênh lệch nhiệt độ đêm cao, ngày thấp.

Khi trời ấm lên, nên tắt hệ thống sưởi ấm nhưng phải tiến hành từ từ để quá độ một cách bình ổn. Mùa hạ nắng gắt phải che nắng, phun sương từ trên xuống, quạt gió mạnh và thông gió phân nghịch (tức trưa nóng nhiệt, đóng các cửa sổ thông gió, ban đêm trời mát mở cửa sổ tiến hành thông gió). Còn có thể mở máy lạnh để hạ thấp nhiệt độ trong phòng.

Ngoài ra, thông gió ngoài việc tác dụng điều chỉnh nhiệt độ trong phòng, quan trọng hơn là cần thường xuyên duy trì không khí thanh tân trong phòng nuôi mầm. Có lợi cho việc tránh mầm thối hỏng và tránh thiếu khí cacbonic trong phòng.

Do đó dưới tiền đề bảo đảm được nhiệt độ trong phòng nuôi mầm. Căn phòng sản xuất rau mầm hàng ngày ít nhất thông gió, 1,2 lần trở lên cho dù trong tình trạng nhiệt độ trong phòng thấp vẫn nên thỉnh thoảng thông gió nhanh chóng. Nhưng bất luận trong tình huống nào thì lúc thông gió phải kiêng kỵ gió lạnh bên ngoài trực tiếp thổi vào mầm.

Quản lý độ ẩm và phun nước

Do trồng rau mầm thường không dùng đất, lại thêm bản thân rau mầm tươi non nhiều nước, do đó cần tiến hành bổ sung nước thường xuyên, dùng phương thức chăm tưới và nước ít để bảo đảm nhu cầu nước cho rau mầm.

Thông thường mỗi ngày nên dùng thiết bị phun sương hoặc thiết bị tưới phun tiến hành 2, 3 lần phun (mùa xuân tưới 3 lần, mùa hạ tưới 4 lần), lượng nước tưới nên nắm vững độ ấm của vật lót khay, vừa không được tưới lượng nước lớn giọt nước đồng thời còn tưới ẩm nền nhà để cho không khí trong phòng nuôi mầm luôn có độ ẩm 85%. Ngoài ra còn chú ý trước khi mầm sinh trưởng tưới ít nước. Trong thời kỳ giữa và hậu sinh trưởng của rau mầm nên tưới nhiều nước.

Ngày râm mưa rét nhiệt độ trong phòng hạ thấp nên tưới ít, ngày nhiệt độ cao, độ ẩm không khí kém nên tưới nhiều để đảm bảo nhu cầu nước của rau mầm sinh trưởng. Trong các thời kỳ khác nhau, đồng thời tránh bệnh tật xâm hại hoặc khô hạn ảnh hưởng tới sản lượng và chất lượng của rau mầm.

Quản lý phòng bệnh

Rau mầm hiếm khi phát sinh sâu bệnh, nhưng để sản phẩm bảo đảm đạt tiêu chuẩn xanh, sạch vẫn nên tiến hành dự phòng chặt chẽ, đồng thời cần phải đối phó với nguyên nhân phát bệnh, dùng phương pháp phòng bệnh sinh thái như khống chế độ ẩm, thông gió cho đến phương pháp phòng trừ vật lý sinh vật, cố gắng tránh sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Các loại rau mầm trong thời gian thúc mầm dễ bị thối giống. Khi sinh trưởng dễ phát sinh thối rễ, ngã đổ là mầm cây cải củ phát sinh điểm đen, mầm cây rau muống phôi dưới của mầm phát sinh khuẩn tán nhỏ thỉnh thoảng phát hiện sâu rễ của rễ mầm đậu Hà Lan. Sự phát sinh bệnh tật chủ yếu là do độ ẩm không thích hợp nên tiến hành phòng trị bằng các cách sau:

– Khống chế nghiêm khắc độ ẩm của môi trường, tránh nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.

– Tránh kéo dài thời gian chồng khay thúc mầm và chu kỳ hình thành sản phẩm.

– Khi lá cây mầm cải củ xuất hiện chấm đen nhỏ có thể dùng “ngâm nước” để bổ sung nước, tức cho cả khay mầm chìm trong nước, làm ướt lót khay, tiến hành bổ sung nước, cũng tránh do phun sương làm tăng độ ẩm không khí, làm ướt đằm tử diệp.

– Khi mầm đang sinh trưởng, giữa và cuối kỳ sinh trưởng phát sinh thối rễ thì có thể cắt, thu hoạch đem bán, nhưng nếu nghiêm trọng cần phải tiêu hủy.

PHẠM VI NHIỆT ĐỘ CHO CÁC LOẠI RAU MẦM HÌNH THÀNH

Tiêu thụ sản phẩm

Tiêu chuẩn thu hoạch sản phẩm đem bán

* Đậu Hà Lan:

– Sản lượng 300g-500g/ khay.

– Tiêu chuẩn tiêu thụ: Mầm lạc vàng hoặc lục, mầm cao 10cm-15cm đồng đều. Lá đỉnh đã xòe ra, không thối rễ,

gốc không có mùi lạ, cọng mầm cao 7cm-8cm, non mềm không bị xơ hóa.

– Tiêu chuẩn cắt đóng gói: cắt ngọn mầm dài khoảng 7cm – 8cm, đóng gói trong hộp nilong (nhựa) 18,5cmx12cmx 3,5cm, mỗi hộp đựng được 100g. Dùng màng nilonggiữ tươi hoặc dùng túi kín 16cmx27cm, mỗi túi đựng được 300g – 400g rau.

* Mầm cải củ:

– Sản lượng 500g-600g/ khay.

– Tiêu chuẩn tiêu thụ: Cây mầm màu lục. Mầm cao 6cm-10cm đồng đều, tử diệp xòe bằng, mầm mập to, không thối hạt, không thối rễ, không mùi lạ.

– Tiêu chuẩn cắt rau đóng gói: Nhổ cả rễ, đóng gói toàn bộ cây mầm trong hộp nhựa hoặc cắt khúc cho vào hộp.

* Mầm rau muống:

– Sản lượng 400g-450g/khay.

– Tiêu chuẩn tiêu thụ: Mầm màu lục hoặc lục đậm, phôi dưới màu trắng xanh, mầm cao 10cm-12cm đồng đều, lá tử diệp hình chữ V, mầm mập to, không thối rễ, không có tạp khuẩn.

– Tiêu chuẩn cắt rau đóng gói: Nhổ cả rễ cho vào hộp đem bán.

* Mầm đậu đỏ:

– Sản lượng 250g-300g/ khay.

– Tiêu chuẩn tiêu thụ: Mầm màu lục vàng nhạt, phôi dưới màu trắng xanh, mầm cao 15cm-18cm đồng đều, lá tử diệp hình chữ đuôi cá chưa xòe hết, mầm mập to, không thối rễ, không mùi lạ, đoạn cọng dài 7cm-8cm mềm non không xa, không có tạp khuẩn.

– Tiêu chuẩn cắt rau đóng gói: cắt ngọn mầm dài 7cm-8cm dùng hộp nhựa hoặc túi kín đựng đem bán.

* Mầm lạc:

– Sản lượng 2.000g-2.250g/ khay.

– Tiêu chuẩn tiêu thụ: vỏ hạt còn dính, phôi dưới dài 1cm-1,5cm, rễ phối dài 3cm màu trắng xanh, mầm cao 10cm-12cm đồng đều, mầm mập to, không thối rễ, không Có mùi lạ, không có tạp khuẩn.

– Tiêu chuẩn cắt rau đóng gói: Dùng hộp nhựa hoặc túi đóng gói đem bán.

Tiêu thụ cả khay

Rau mầm với hình thức đưa cả khay vào thị trường tiêu thụ đã sáng tạo ra phương thức tiêu thụ mới mẻ. Phương thức tiêu thụ này ngoài việc đảm bảo cho rau tươi sống còn người dùng ăn bao nhiêu mang bấy nhiêu ra, quan trọng hơn là tránh được cắt sản phẩm, còn một loạt các khâu xử lý, trữ lạnh, đóng gói, đưa vào quầy lạnh, không thể tránh khỏi được tình trạng thối hỏng bởi đóng gói sản phẩm vào mùa nóng thiếu thiết bị giữ lạnh và quầy lạnh bán hàng, rau sẽ biến chất tổn thất.

Song tiêu thụ cả khay cũng gây bất lợi cho việc vận chuyển, mặc dù thiết kế ra các loại xe hòm 3 bánh, xe đạp.

Có giá để đồng bộ với khay mầm nhưng hiệu suất vận chuyên sản phẩm vẫn bị hạn chế. Ngoài ra tiêu thụ cả khay gây bất tiện cho việc thu hồi khay và rửa sạch khay.

Do rau mầm sản xuất với tốc độ nhanh, yêu cầu chất lượng đối với sản phẩm toàn khay tương đối chặt chẽ, do đó thời gian phù hợp với chất lượng tiêu chuẩn rau mầm rất ngắn. Trong sản xuất để kéo dài thời gian tiêu thụ thường dùng các biện pháp sau:

– Thiết lập xe lạnh 4°C đến 12°C để chứa được các khay mầm dự trữ.

– Nơi trung tâm phân phối sản phẩm và hộ nhập hàng nhiều, thiết kế phòng ẩm tạm thời.

– Tiêu thụ sớm. Trước khi rau mầm đạt tiêu chuẩn đã sớm tiến hành tiêu thụ.

– Đối với các loại rau mầm siêu cao sản thì đem cắt tiêu thụ.

Cắt rau tiêu thụ

Nếu nói tiêu thụ cả khay rau mầm, đối tượng chủ yếu là nhà ăn, khách sạn và cửa hàng lẩu. Còn việc cắt rau mầm đóng gói đối tượng tiêu thụ chủ yếu là siêu thị và cửa hàng rau quả. Do sau khi cắt rau mầm đóng gói trong tình trạng nhiệt độ cao dễ bị thối hỏng biến chất cho nên mùa hạ nóng bức cần giữ lạnh sản phẩm, cần dùng xe lạnh và quầy lạnh để vận chuyển và tiêu thụ mới có thể để sản phẩm được lâu. Hình thức tiêu thụ này hiện nay vẫn phổ biến.

Sử dụng gốc mầm

Từ hạt giống trở thành rau mầm, chất dinh dưỡng của rau mầm chủ yếu tích tồn trong hạt giống. Nhưng đậu Hà Lan và đậu đỏ là loại đậu không nở lá tử diệp, gốc mầm sau khi thu hoạch sản phẩm vẫn còn nhiều thành phần dinh dưỡng chưa tiêu hao hết. Do đó việc lợi dụng các sản phẩm tàn lưu này đã được mọi người chú trọng và xuất hiện nhiều cách sử dụng như sau:

– Bán trực tiếp làm thức ăn cho bò, lợn, dê.

– Gia công thành thức ăn phụ trong chăn nuôi.

– Làm phân bón hữu cơ.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...