Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, mùa đông nấu cà rốt, khoai tây, gừng tươi, ngó sen, khoai sọ với thịt bò, thịt dê để ăn vừa ngon, vừa chống rét lại rất tốt cho Cơ thể.

Kỹ thuật trồng củ cải anh đào

Củ cải anh đào, còn gọi là củ cải đỏ, là loại củ cải bé, ngoại hình của nó giống quả anh đào nên có tên là củ cải anh đào. Củ cải anh đào sinh trưởng nhanh, ngoại hình và màu sắc rất bắt mắt: Loại củ cải này có chứa nhiều chất dinh dưỡng như đường, đạm, xơ, vitamin, canxi. Thích hợp cho ăn sống, tính vị mát có tác dụng thông khí thoáng phổi, kiện vị tiêu thực, giải độc lợi tiểu.

Cách trồng:

* Nhiệt độ: Sinh trưởng của củ cải anh đào thích hợp với nhiệt độ 5°C-25°C hạt giống nảy mầm yêu cầu có nhiệt độ cao thông thường là 20°C-25°C. Khi ra củ nhiệt độ có thể thấp hơn.

* Độ ẩm: Củ cải anh đào sinh trưởng nhu cầu tưới nước đầy đủ, khi hạt mọc mầm không cần tưới nước nhiều chỉ cần bảo đảm hạt nảy mầm là được. Khi cây lớn lên nên bảo đảm độ ẩm cho đất. Nếu khô hạn lâu ngày, củ cải sẽ ra chậm và chậm lớn.

* Bón phân: Củ cải anh đào thích phân kali. Khi bón phân kali nên phối hợp với một ít phân đạm và lân càng làm cho cây phát triển tốt.

Lưu ý khi gieo giống củ cải anh đào:

– Gieo giống củ cải anh đào vào mùa xuân, yêu cầu đất xốp và màu mỡ, thông thoáng. Mùa xuân củ cải anh đào sinh trưởng nhanh. Những yêu cầu trên bảo đảm cho cây phát triển.

– Khi gieo hạt giống vào đất, nên phủ một lớp đất mỏng, buổi tối phủ lên một lớp rạ, để đề phòng buổi tối nhiệt độ xuống thấp, ảnh hưởng tới hạt giống nảy mầm.

Kỹ thuật trồng khoai môn

Khoai môn là món ăn ngon trên bàn ăn của mọi nhà, giàu dinh dưỡng và hàm lượng tinh bột phong phú, nhiều chất khoáng và vitamin, tinh bột của khoai môn nhỏ mịn dễ tiêu hóa. Khoai môn có một số tác dụng sau đây:

– Bảo vệ răng lợi, chất khoáng trong khoai môn và hàm lượng flo phong phú có tác dụng sạch lợi phòng ngừa sâu răng. Nâng cao sức đề kháng của cơ thể.

– Điều chỉnh sự cân bằng giữa kiềm và axit, khoai môn là thực phẩm kiềm tính, nó sẽ trung hòa các chất axit tồn tại trong cơ thể, điều chỉnh sự cân bằng giữa kiềm và axit, trị bệnh sốt ruột, làm đẹp cơ thể, tóc đen mượt.

– Cầm ỉa chảy, vì khoai môn là loại thực vật cao phân tử đa đường thiên nhiên có tác dụng cầm ỉa chảy rất tốt.

– Khoai môn còn làm thông thoáng đường ruột, dạ dày bổ ích cho công năng gan thận.

– Khoai môn còn có tác dụng phòng ngừa khối u và bổ trợ điều trị cho những người sau khi điều trị bằng xạ và hóa chất.

Cách trồng:

*Nhiệt độ: Khi củ khoai môn mọc mầm, nhiệt độ trong khoảng 10°C. Trong thời kỳ nuôi mầm cần có nhiệt độ là 20°C-25°C. Khi lên cây nhiệt độ cũng chỉ trong khoảng 20°C -30°C. Đối với cây khoai môn sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm rất có lợi cho sự phát triển củ. Khi mọc củ nhiệt độ cần có của ban ngày là 28°C-30°C, còn ban đêm là 18°C~40°C.

* Độ ẩm: Khoai môn sinh trưởng cần một lượng nước nhất định, thời kỳ mọc mầm cần một mức nước 3cm-5cm. Khi mọc lá nhiều mức nước đạt tới 5cm-7cm. Trước khi thu hoạch 6,7 ngày tháo sạch nước.

*Bón phân: Khoai môn ưa bón phân hữu cơ phong phú.

Kỹ thuật trồng Su hào

Su hào có hình dáng đặc biệt, củ su hào phình to giữa các cọng lá, trông rất đẹp.

Su hào giàu vitamin C và E rất tốt cho cơ thể. Su hào còn Có công năng đặc biệt là hỗ trợ điều trị viêm loét đường tiêu hóa như loét dạ dày, viêm ruột.

Su hào còn có tác dụng hạ huyết áp và mỡ máu.

Cách trồng su hào:

*Nhiệt độ: Su hào sinh trưởng trong môi trường nhiệt độ 15°C-25°C. Nó không chịu được khí hậu quá nóng nhưng chịu được lạnh. Ở nước ta su hào trồng vào vụ đông xuân, đến mùa nóng su hào lên ngồng ra hoa kết hạt.

*Độ ẩm: Củ su hào khi mới nhú không cần nhiều nước, nhưng trong thời gian củ lớn lên, cần tưới đủ nước, nhưng cũng không để cho nước ngập củ. Su hào nhu cầu ánh sáng mặt trời rất lớn.

*Bón phân: Su hào là loại cây rất ưa phân bón, khả năng | hấp thụ phân của su hào cao hơn các loại rau khác. Nhất là thời kỳ nuôi mầm phát triển cần bón nhiều đạm. Khi su hào ra củ cần bón lượng lớn lên và kali. Tỷ lệ giữa đạm với lân, kali là 3:1:4. Chỉ có bón phân theo tỷ lệ này thì củ su hào mới chắc mịn và ăn ngon miệng.

Kỹ thuật trồng Khoai tây

Khoai tây là loại rau củ vừa làm lương thực vừa làm rau, là loại thực phẩm dinh dưỡng toàn diện và dễ tiêu hóa. Do giá trị dinh dưỡng của khoai tây cao hơn táo tây nên được suy tôn là “táo dưới đất”. Còn người châu Âu gọi khoai tây là “bánh mì loại hai”.

Khoai tây có nhiều tinh bột, chất đạm, vitamin nhóm B. Vitamin có tác dụng xúc tiến sự vận động của tùy vị. Trong khoai tây còn có một loại chất làm giảm tiết dịch vị. Có tác dụng tốt trong việc điều trị bệnh đau dạ dày.

Tính thích nghi với môi trường khí hậu của khoai tây rất mạnh nên dễ trồng.

Cách trồng:

* Ánh sáng: Khoai tây là loại cây thích ánh sáng mỗi ngày nếu được ánh sáng mặt trời chiếu sáng 11- 13 giờ khoai tây sẽ phát triển rất tốt. Nếu trong thời kỳ sinh trưởng không đủ ánh sáng, cây sẽ chậm củ, đồng thời khả năng kháng bệnh kém.

* Nhiệt độ: Nhiệt độ lý tưởng nhất cho khoai tây sinh trưởng là 16°C-18°C. Không nên vượt quá 21°C. Trong vòng 4°C trở lên cây khoai có thể tồn tại và qua đông, nhưng từ 0°C trở xuống khoai sẽ bị hỏng.

*Độ ẩm: Thời kỳ cây khoai tây ra củ cần nhiều nước, giữ cho độ ẩm của đất khoảng 80%. Đến thời kỳ cuối ra củ chỉ cần độ ẩm 60%.

Kỹ thuật trồng Cà rốt

Củ cà rốt có màu sắc đẹp, vị ngọt giòn non nhiều nước, chứa hầu hết các chất dinh dưỡng mà cơ thể con người cần có. Vì thế nó là loại thực phẩm được ưa chuộng của các nước trên thế giới. | Cà rốt có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người.

– Cà rốt giàu chất carotene, khi vào cơ thể nhanh chóng chuyển thành vitamin A làm sáng mắt, phòng ngừa cảm nhiễm đường hô hấp.

– Ngoài carotene, cà rốt còn chứa nhiều vitamin B2 và folic acid có tác dụng chống ung thư.

– Cà rốt còn có tác dụng hạ huyết áp, hạ đường máu làm khỏe tim, chống lão hóa, trừ khử gốc tự do v…

Trồng cà rốt cần có đất màu mỡ và dày.

Cách trồng cà rốt:

* Nhiệt độ: Thông thường môi trường sinh trưởng phát triển tốt nhất của cà rốt là 15°C~25°C. Cà rốt không chịu được khí hậu nóng nhưng tương đối chịu được lạnh. Hạt cà rốt mọc mầm trong nhiệt độ 20°C.

Ở Việt Nam trồng cà rốt tốt nhất là vào vụ đông xuân.

* Độ ẩm: Rễ cà rốt phát triển sâu xuống đất, là loại cây ưa ẩm ướt. Do đó trồng cà rốt nên đào sâu đất, thường xuyên tưới nước. Đó là điều quan trọng để cho củ cà rốt phát triển. | * Bón phân: Thời kỳ đầu sinh trưởng của cây cà rốt hấp thụ phân rất chậm. Cùng với củ cà rốt ngày càng lớn hấp thụ nhiều phân và nhiều nước hơn. Do củ cà rốt ăn sâu xuống đất, nên trồng cà rốt cần bón lót phân hữu cơ hoai mục và phân loãng. Thêm phân lân canxi và tro bếp.

Kỹ thuật trồng Củ đậu

Củ đậu là loại cây vùng nhiệt đới, củ đậu có lớp vỏ màu vàng, bên trong thịt của màu trắng, trong củ đậu hàm chứa nhiều đường, đạm và vitamin C. Có thể ăn sống hoặc nấu chín ăn. Ăn củ đậu có tác dụng trừ nhiệt. Lá và hạt cây củ đậu có độc, trong dân gian dùng hạt củ đậu để chế biến thuốc trừ sâu rầy.

Cách trồng củ đậu:

* Nhiệt độ: Cây củ đậu ưa ấm áp, chịu được nhiệt. Thông thường sinh trưởng trong khoảng nhiệt độ 25°C-30°C. Thời kỳ khai hoa kết quả cần nhiệt độ cao.

* Độ ẩm: Cây củ đậu thích hợp trồng trên đất pha cát, nhưng yêu cầu lượng nước dồi dào. Trong thời kỳ gieo giống nên tưới thường xuyên. Đặc biệt là thời kỳ ra củ càng cần nhiều nước.

* Bón phân: Trước khi trồng nên bón lót phân hoai mục, sau khi ra mầm nên tưới nước tiểu. Sau khi ra hoa cần tăng thêm phần tổng hợp.

Kỹ thuật trồng Hành tây

Hành tây là loại thực phẩm thông dụng trồng được ở khắp nơi trên thế giới.

Hành tây tính ôn vị ngọt cay vào kinh gan tì vị phối. Hành tây có nhiều tác dụng đối với cơ thể.

– Diệt khuẩn kháng hàn. Trong hành tây có chứa loại dầu hăng propylene sulfide vị cay có tác dụng kháng hàn diệt khuẩn, chống đỡ bệnh cúm.

– Trong hành tây hầu như không có chất béo, có tác dụng hạ thấp cholesterol trong máu, nó còn là loại thực phẩm duy nhất chứa chất tiền liệt tố A, đây là chất nong huyết quản hạ độ nhạy trong máu, thông huyết quản, hạ huyết áp, hạ đường huyết v.v…

– Trong hành tây còn có hoạt chất quecitron có tác dụng khống chế sự sinh trưởng của tế bào ung thư v….

Cách trồng hành tây:

* Nhiệt độ: Hành tây ưa khí hậu mát mẻ, nảy mầm trong nhiệt độ 3C-5°C. Khi sinh trưởng nhiệt độ thích hợp nhất là 12°C-16°C. Thời gian ra củ thích hợp với nhiệt độ 15°C~20°C.

* Đất trồng: Hành tây đối với đất trồng không có yêu cầu gì đặc biệt. Song nếu có đất xốp, màu mỡ tiêu nước tốt hành tây sẽ ra củ to.

Kỹ thuật trồng Tỏi

Tỏi là loại gia vị không thể thiếu trong nhà bếp của mỗi gia đình. Tôi không chỉ làm gia vị mà còn là loại thuốc phòng bệnh nên nó được suy tôn là “thuốc kháng sinh thiên nhiên”.

– Trước hết tỏi có tác dụng chống viêm diệt khuẩn, phòng ngừa cảm cúm..

– Phòng chống ung thư bảo vệ gan tạng, ức chế sự hợp thành chất nitrosumine là chất gây ung thư.

– Hạ mỡ máu phòng ngừa xơ cứng động mạch.

– Thường xuyên ăn tỏi có lợi cho sức khỏe chống lão hóa. Cách trồng tỏi

* Nhiệt độ: Cây tỏi ưa khí hậu lạnh mát, nhất là thời kỳ nảy mầm và nuôi mầm có nhiệt độ thấp. Hai giai đoạn này thích nghi với nhiệt độ 12°C-16°C. Sau đó có nhu cầu nhiệt độ ngày càng tăng cao. Khi phát triển củ cần có nhiệt độ 15°C-20°C. Khi lên ngông cần có nhiệt độ 17°C-22°C. .

* Độ ẩm: Cây tỏi rất cần đất có độ ẩm. Khi trồng tép tỏi và tỏi ra mầm luôn duy trì độ ẩm cho đất. Khi lá tỏi mọc tốt nên tưới nhiều nước. Trước khi cắt ngồng cần nước, sau khi cắt ngông nên lập tức tưới nước. Khi củ tỏi mập to nhiều nhánh cần tưới nhiều nước. Trước khi thu hoạch tỏi tiết chế nước.

* Ánh sáng: Tỏi là loại cây thích hợp ngày dài. Trừ thời gian mọc mầm. Còn thì lúc ra ngồng, phát triển củ đều cần ánh sáng mặt trời ngày dài.

Bón phân: Cây tỏi thích bón nhiều phân. Phân bón cho tỏi chủ yếu là phân đạm và bón theo nguyên tắc bón ít nhưng bón nhiều lần.

Kỹ thuật trồng Gừng

Gừng không chỉ là một gia vị quý mà còn là một vị thuốc. Gừng có vị cay tính ôn vào ba kinh phổi tỳ vị.

Trong dân gian dùng gừng trong các trường hợp ăn uống không tiêu, nôn mửa, đi ỉa, cảm cúm, phong hàn, làm thuốc ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng v…. Cây gừng còn có ngoại hình đẹp, trồng trong chậu giống như bụi trúc nhỏ.

* Nhiệt độ: Cây gừng ưa khí hậu ấm áp, không chịu được sương giá cũng không chịu được nhiệt độ cao.

Gừng nảy mầm cần có nhiệt độ 17°C, nuôi mầm trong khoảng thời gian dài 22°C-25°C.

*Độ ẩm: Gừng đối với nước có nhu cầu nghiêm ngặt. Thời kỳ lên mầm không cần nước nhiều. Khi cây lá xum xuê tưới thêm nước vài lần, duy trì độ ẩm cho đất. Cuối thời kỳ sinh trưởng cần giảm nước tưới cho đất.

* Ánh sáng: Cây gừng thích râm mát, nên trồng tại nhà rất thích hợp.

* Bón phân: Trồng gừng cần có đất xốp, nhiều chất hữu cơ, muốn cho củ gừng phát triển chất lượng tốt, cần bón nhiều phân, chủ yếu là phân kali và đạm.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...

Đất và nước là nguồn gốc sinh tồn của rau

Ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng của rau Căn cứ vào từng chủng loại rau, từng bộ phận sử ...