Ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng của rau
Căn cứ vào từng chủng loại rau, từng bộ phận sử dụng đối với rau khác nhau, cùng với đặc điểm khác nhau trong quá trình sinh trưởng của rau, nên nhu cầu đối với điều kiện thổ nhưỡng của rau cũng khác nhau.
Chất đất có ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của rau
Những điều kiện về nước, dinh dưỡng, không khí, nhiệt độ, con người mà trong quá trình sinh trưởng còn có những cái dựa vào sự cung cấp của thổ nhưỡng(chất đất). Chất đất là chỉ một trong những tố chất của đất thích hợp cho rau sinh trưởng, nó có thấu khí vào đất hay không, giữ phân bón có tốt hay không, giữ nước như thế nào, mà bản thân chất đất còn hàm chứa những chất dinh dưỡng thích hợp cho cây trồng, đất còn liên quan mật thiết với việc có dễ cày xới hay không.
Đất là một điều kiện cơ bản để rau sinh trưởng bình thường và nâng cao sản lượng. Thông thường đất để trồng rau lý tưởng nhất là: đất tơi xốp, năng lực giữ nước, giữ phân tốt, với đất này có thể trồng nhiều loại rau. Thứ đến là đất pha cát, chất đất này tơi xốp tính thấu khí rất tốt, thoát nước cũng rất tốt.
Thường xuyên bón phân, cũng không dễ bị cứng kết nứt nẻ, nhiệt độ của đất luôn duy trì mức độ thích hợp. Đất này thích hợp nhất là trồng những cây hấp thụ mạnh, chịu được hạn như dưa chuột, dưa hấu, dưa lê.
Còn đất thịt mịn dính, khả năng giữ nước, giữ phân rất mạnh, hàm lượng dinh dưỡng cao. Nhưng có nhược điểm là thoát nước kém, nhất là lúc mưa xuống nếu quên tháo nước sẽ dẫn tới tình trạng rễ cây bị ngâm nước thối chết. Ngoài ra tầng mặt của đất thịt dễ bị cứng kết nứt nẻ, nhiệt độ của đất không thăng bằng, đất này thích hợp với các loại cây chín muộn hoặc cây thủy sinh.
Độ pH đối với sinh trưởng của rau
Độ pH của đất là một trong những điều kiện khi trồng rau phải xem xét. Cái gọi là độ pH của đất chỉ độ kiềm toan trong dung dịch đất. Đại bộ phận các loại rau trong điều kiện trung tính cho đến kiềm yếu, tức độ pH 6-7,5 là lý tưởng nhất.
Nếu đất axít cao có độ pH<5 thì lân của đất sẽ kết hợp với sắt và nhôm kết tủa không được cây hấp thụ; quấy nhiễu sự hấp thụ lân của rau, ảnh hưởng tới sinh trưởng của rau. Nhưng nếu độ pH>7,5, lân hòa tan trong đất, lại dễ kết hợp với can-xi thành một loại lan canxi khó hòa tan.
Từ đó giảm thiếu hiệu quả của phân khiến rau xuất hiện bệnh thiếu sắt. | Tuy nói đại bộ phận giống rau đều thích môi trường kiềm yếu, nhưng các giống rau khác nhau cũng có yêu cầu khác nhau về độ pH như hẹ, rau bó xôi, rau đậu, dưa chuột đều ưa thích loại đất trung tính. Còn cà chua, bí ngô, củ cải, cà rốt thì lại thích loại đất axít yếu. Còn cà, bắp cải, rau cần lại ưa sinh trưởng trong môi trường đất kiềm.
Đo độ pH (toan kiềm) của đất cũng rất dễ dàng, ta có thể ra hiệu thuốc mua loại giấy kiểm định độ pH.
Ảnh hưởng của nước đối với sinh trưởng của rau
Trong ngành trồng rau quả có câu tục ngữ “nhất phân nhà nước đủ thấy nước rất quan trọng đối với sự phát triển của rau đến từ hai nguồn nước: Nước trong đất và nước
trong không khí. Song chủng loại rau khác nhau thì nhu cầu đối với nước trong đất cũng khác nhau.
Ví dụ loại rau thủy sinh như ngó sen, củ riềng, rễ không phát triển năng lực nhưng tác dụng bốc hơi của lá rất mạnh, nhu cầu tiêu hao nước rất lớn. Cho nên những loại rau này phải tiến hành trồng trong nước, đồng thời trong khí hậu ẩm ướt nhiều mưa mới phát triển bình thường.
Còn như dưa chuột, cải thảo, bắp cải, rau diếp, rễ của cây nông, lá vừa to, vừa nhiều cũng có nhu cầu hao nước rất lớn. Cho nên khi trồng những loại cây này phải thường xuyên tưới nước. Các loại bí ngô, dưa hấu dưa lê rễ to khỏe, mọc sâu hút nước mạnh.
Tác dụng bốc hơi của lá ít, tiêu hao nước cũng ít. Nên nếu độ ẩm của đất ít thì loại rau này cũng có thể sống bình thường. Ngoài ra loại rau này khác nhau nhu cầu nước, nên nhu cầu không khí của chúng cũng khác nhau.
Ví dụ loại dưa quả, rau xanh, rau thủy sinh lá của chúng bốc hơi mạnh, nên thích nghi với không khí có độ ẩm là 85%-95%. Vì thế mà phải thường xuyên phun sương bằng nước cho rau để đảm bảo cho rau sinh trưởng trong độ ẩm không khí cần thiết.
Còn cải thảo, cải bắp, khoai tây có yêu cầu đối với độ ẩm không khí là 75%-80%. Các loại cà, loại đậu yêu cầu đối với độ ẩm không khí là 55%-65%. Hành gừng tỏi yêu cầu đối với độ ẩm không khí là 45%-55%. Từ đó ta thấy loại rau có nhu cầu độ ẩm không khí ít thì nhu cầu tưới phun sương cho cây cũng không nhiều.
Từng thời kỳ phát triển của rau khác nhau thì nhu cầu đối với nước cũng khác nhau
Thông thường quá trình sinh trưởng của rau trải qua bốn thời kỳ:
– Hạt giống nảy mầm.
– Thời kỳ lên mầm.
– Thời kỳ phát triển dinh dưỡng của rau.
– Thời kỳ ra hoa kết quả.
Thời kỳ hạt giống nảy mầm, nhu cầu nước rất cao, hạt giống rất cần hút nước đầy đủ để nở ra. Ví dụ hạt cà rốt, và hạt hành cần hút một lượng nước có trọng lượng gấp đôi của hạt mới nảy mầm, còn đậu Hà Lan, thậm chí cần hút một lượng nước gấp 1,5 lần hạt giống mới nảy mầm.
Thời kỳ lên mầm, lá rau còn rất nhỏ, tác dụng bốc hơi không lớn, cho nên nhu cầu nước không cao. Nhưng do rễ rau mới nhú, phân bố mỏng, khả năng hút nước kém, cho nên chỉ cần chú ý luôn luôn giữ cho đất ẩm là được.
– Thời kỳ phát triển dinh dưỡng, các bộ phận của thân rau dần dần phát triển đầy đủ. Trong quá trình này nhu cầu tiêu hao một lượng lớn nước và chất dinh dưỡng, nên phải thường xuyên tưới nước cho rau. Có điều, trong thời kỳ rau phát triển dinh dưỡng, tưới nước cũng cần vừa đủ, đề phòng nước quá nhiều rau bị xốp hoặc do đất quá ướt gây hại rễ.