Loại rau cần này trồng trên đất khô ẩm, có mùi thơm đặc biệt, ở Việt Nam gọi là rau cần tây.
Rau cần tây vốn có nguồn gốc từ vùng duyên hải Đông Âu, Bắc Phi và Tây Á, hiện nay nó được trồng ở khắp các nước trên thế giới.
Cần tây được người Ai Cập, Hi Lạp, La Mã thời xưa dùng làm thuốc, được trồng trọt sớm nhất vào thế kỷ 3-2 TCN. Về sau cần tây được coi như một loại rau thơm. Cần tây được trồng làm rau gia vị từ thế kỷ 16 ở Ý và sau đó truyền sang Pháp. Ở Việt Nam trồng nhiều nhất ở Đà Lạt, Lâm Đồng. Do cần tây có tính thích ứng mạnh nên có thể kết hợp trồng lộ thiên và trồng có mái che, sản xuất thu hoạch quanh năm.
Đặc trưng thực vật của cần tây
Cần tây là loại rau rễ nông, chỉ trong khoảng 0cm-10cm, có nhiều rễ nhánh. Thời kỳ cao điểm sinh trưởng cây có thể cao tới 30cm-100cm, cây thẳng đứng, lá mọc trên gốc màu lục, màu lục vàng hoặc màu lục thẫm, lá nhẵn bóng. Có lá nhỏ 2-3 đôi, lá nhỏ 3 chĩa, cuống lá phát triển màu lục màu vàngchoặc màu trắng cuống lá nặc nhiều nước, giữa dọc cuống lõm vào (bẹ).
Năm thứ 2, sau gieo giống, cây bước vào thời kỳ sinh trưởng, cây có ngồng và nở hoa, ngồng hoa cao tới 80cm170cm nhiều nhánh, hoa màu trắng hoặc vàng.
Khi hoa kết quả, quả có hình cầu dẹt, quả có cạnh khi chín màu vàng, một phần quả chứa một hạt giống, hạt giống nhỏ dài khoảng 1mm-1,5mm rộng 0,5mm – 0,7mm hình bầu dục, màu xanh, bề mặt có rãnh.
Khoảng 1.000 hạt giống nặng 0,4g – 0,8g, mỗi đấu (thẳng) hạt nặng 450 530g.
Hạt giống dùng trong 3-4 năm. Hoa cần thụ phấn kết hạt qua môi giới côn trùng, song cũng có thể tự thụ phấn kết hạt.
Điều kiện môi trường để trồng rau cần tây
Nhiệt độ
Rau cần thích khí hậu lạnh mát, chịu được nhiệt độ thấp, mầm non chịu được -5°C, khi thành cây chịu được -10°C.
Rau cần tây không chịu được nóng, cao đến 25°C, cây sẽ phát triển không tốt, dễ sinh bệnh. Thông thường giống nảy mầm trong khoảng 5°C, mầm phát triển trong khoảng 18°C – 22°C. Cây sinh trưởng ra lá trong nhiệt độ 15°C – 22°C. Để có được trau cần cao sản và chất lượng tốt, nên bố trí thời kỳ sinh trưởng của nó vào tiết trời ẩm mát, còn thời kỳ nuôi mầm có thể bố trí vào thời tiết khác.
Ánh sáng
Rau cần tây thích ánh sáng bổ sung là 2.000 Lux, ánh sáng đầy đủ là 45.000 Lux năng lực đồng hóa mỗi một cm? một tiếng là 13.0 miligam dioxetcacbon, nên nó cũng là loại rau chịu được ánh sáng yếu, nên rau cần có thể trồng lộ thiên hoặc trồng dưới mái che.
Rau cần là loại rau trồng ngày dài, năm thứ 2 sau khi trồng rau trải qua 2°C – 5°C qua mùa xuân 10-20 ngày, dưới điều kiện ánh sáng ngày dài chiếu vào rau có thể lên ngồng nở hoa.
Nhưng cũng có loại gieo trồng vào mùa xuân, do thời kỳ lên mầm trải qua nhiệt độ thấp hơi dài nên phát sinh hiện tượng lên ngồng sớm. Do đó trồng cần phải chọn giống tốt, và nắm được thời kỳ gieo trồng thích hợp.
Đất và nước
Do rau cần tây có nguồn gốc từ những vùng sình lầy nên rễ của nó không phát triển, chủ yếu ở tầng đất nông, không những thế rau cần thường trồng ở mật độ dày tác dụng bốc hơi mạnh, do đó cần có đất và không khí đủ độ ẩm. Rau cần thích hợp với độ ẩm 70%-80%.
Nếu độ ẩm thấp, phát sinh khô hạn thì rau sẽ lớn chậm, cuống rau nhiều xơ, phẩm chất sẽ kém, sản lượng thấp.
Nếu độ ẩm quá lớn, rau sẽ giảm phẩm chất đồng thời dễ sinh bệnh. Nên trong sản xuất cần chọn đất thích hợp. Nhu cầu rau cần đối với phân đạm, kali và boron tương đối nhiều, và cũng rất mẫn cảm. Nếu thiếu đạm sẽ kém phát triển, cuống dễ bị già. Nếu thiếu kali cây dễ đổ.
Nếu thiếu boron lá dễ bị phân chia. Nói chung đất thích hợp Có độ pH 6-7.
Kỹ thuật sản xuất rau cần tây an toàn
Sắp xếp sản xuất
Đất sản xuất cần tây cần phải phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng môi trường không khí do quốc gia quy định CB 3095 – 1996 và tiêu chuẩn thổ nhưỡng GB 15618 – 1995, nguồn nước tưới tiện lợi, tốt nhất là tưới nước từ sông tự nhiên không bị ô nhiễm và phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng nước tưới nông nghiệp GB 5084 – 2005 bón phân và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp tiêu chuẩn thông lệ NY/T 496, sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật hợp chuẩn GB/T 8321.
Rau cần ăn lá là loại rau thích lạnh mát, nếu muốn thu hoạch cao sản và chất lượng ngon. Cần sắp xếp thời gian cây sinh trưởng cao đều vào thời tiết lạnh mát. Trồng lộ thiên và đất lạnh mát, thông thường nên gieo giống vào mùa xuân, hạ vào tiết cuối hạ, thu thì thu hoạch.
Vùng Hoa Nam Trung Quốc thường gieo vào hạ thu đến cuối thu, đông và xuân thì thu hoạch. Các vùng nên căn cứ vào tình hình khí hậu nơi mình mà sắp xếp trồng trọt những loại rau cần thích hợp. Cần trồng vào những luống đất mà vụ trước trồng những loại cây không có tán như loại dưa quả, cải thảo, bắp cải, loại đậu.
Chọn giống
Rau cần ăn lá có 2 loại chủ yếu:
– Cần tây hạn thanh: cây cao 30cm – 40cm, lá màu lục cộng thô nhiều xơ, không chịu lạnh, chịu được nóng, sinh trưởng trong 60 – 70 ngày.
– Cần Ý: lá giống cần từ nước Ý, cây cao khoảng 70cm – 80cm, cọng mập giòn, chịu được nhiệt độ cao, một cây nặng từ 250g – 500g.
– Cần Tula là giống cần từ Mỹ, cây cao 80cm lá lục, cọng trắng lục, ít xơ, giòn, một cây nặng tới 1kg, sản lượng 10kg/1m2.
Gieo giống và nuôi mầm
Trong sản xuất rau cần tây, để đạt được mầm đều mầm khỏe, thông thường phải tiến hành nuôi mầm. Nếu nuôi mầm trong nước nóng thì còn phải tiến hành xử lý giống.
Dùng nước mát ngâm giống từ 12-24 tiếng hoặc dùng Gibberellin G45 miligam/ lit ngâm 12 tiếng. Sau đó để ở 20°C-23°C nhằm thúc mầm. Sau khi ra mầm gieo ở khay hoặc ván. Khi mầm được 2,3 lá thì phần mềm vào các bầu dinh dưỡng (6cm x 6cm), khi mầm được 6 – 8 lá thì trồng ở đất lộ thiên. Thời kỳ đang mầm cần nghiêm phòng bệnh gãy đổ và bệnh khô cây. Phương pháp phòng trị là trước khi nuôi mầm vào khay ván nên tiêu độc cho đất.
San đất làm luống và trồng
Trước khi trồng nên xới đất, bón lót, san đất làm luống cao 10cm – 20cm, nơi nhiều mưa nên làm luống cao, rộng 80cm – 100cm, hàng cây cách nhau 10cm – 15cm, cây cách nhau 10cm – 20cm, mỗi hốc trồng cây hoặc 1 cây.
Cách hàng và cách cây nên căn cứ vào từng loại giống để quyết định. Cắm cây không nên quá sâu, gốc ngang bằng với mặt luống, phương Bắc nên trồng cần vào buổi sáng. Khi tiết trời nóng, nên trồng vào lúc trời rậm hoặc buổi chiều.
Bón phân tưới nước
Khi làm đất nên bón lót phân hữu cơ hoai mục 4 – 6kg/m2 và phân trộn giữa đạm, kali, lân 60 – 70g/m2. Khi trồng cây tưới đủ nước, sau đó nên thường xuyên tưới, bảo đảm đất luôn luôn ẩm. Khi cần đã cứng cây phát triển thì bón phân thưa hơn, loãng hơn, phân monobosic potassicun phosphacite 0,1% – 0,2% khoảng 2-3 lần, kali đầy đủ để tránh đổ cây.
Làm cỏ và điều chỉnh cây
Trước khi cây xum xuê, nên thường xuyên xới đất làm cỏ, ít nhất là 3 lần. Xới đất cách cây 5cm. Lần đầu thì xới nông, sau đó xới sâu hơn nhưng không quá 10cm. Sau mỗi lần tưới nước nên xới đất để tránh đất bị cứng kết, nên nhanh chóng cắt bỏ lá già, nhổ bỏ những cây ra ngồng sớm.
Phòng trị sâu bệnh
Sâu hại rau cần chủ yếu là nhặng cà rốt và sâu hút nhựa lá (rầy) và bệnh chủ yếu của rau cần là bệnh khô lá và bệnh héo lá. Sử dụng hóa chất phòng trị phải phun trước khi thu hoạch 10-15 ngày.
* Bệnh khô lá:
Gồm khô lá và cành. Bệnh này do sự xâm nhiễm của Septoria api hoặc Septoria api graveolentis.
Phương pháp phòng trị: Tiêu độc cho hạt giống, dùng nước ấm ngâm giống.
Dùng Chlorothalonol pha loãng phun sương, hoặc dùng Carbendazim, pha loãng phun sương, cứ cách 5 – 7 ngày phun một lần, phun liên tục 3,4 lần.
* Bệnh đốm lá:
Bệnh này do bị nhiễm Cercosporapii làm đốm lá.
Phương pháp phòng trị: Dùng nước ấm ngâm giống và thực hành phương pháp tiêu độc cho hạt giống.
Pha loãng Chlorothalonil với nước, phun sương hoặc pha loãng Carbendazim phun sương cách 7 ngày phun một lần, liên tục phun 3, 4 lần.
* Bệnh rau cần nhiễm virut:
Đây là loại vi rút từ hoa lá dưa chuột nhiễm vào rau cần, phải chú ý chặn đứt sự truyền nhiễm của nó.
* Bệnh nhũn thối:
Bệnh này do loại khuẩn Eruvinia carotovora PVcarozovora xâm nhiễm.
Phương pháp phòng trị: Thời kỳ đầu phát bệnh, hãy pha 200 mg Streptomycin/1 lít nước để phun sương, cách 7 ngày phun 1 lần, phun liên tục 3 lần, hoặc dùng 100 đơn vị thuốc 75-1 tưới vào gốc, 7 ngày tưới 1 lần.
* Bệnh chết khô và bệnh gẫy đổ:
Sau khi gieo giống, trước khi ra mầm, pha loãng thuốc bột Funggang mécsu phun vào khay gieo một lần, hoặc khi phát bệnh thì pha thuốc bột Chlorothalonil để phun sương vào cây.
* Bệnh hại bọ chét:
Pha thuốc Pirimicarb hoặc pha thuốc Perrsextrast với nước phun sương vào cây cách 5-7 ngày phun một lần, phun liên tục 3 lần.
* Thu hoạch:
Thu hoạch rau cần đại thể có 2 cách
– 1 cách dùng tay bóc bẹ lá thu hoạch.
– 1 cách trước khi lên ngồng dùng dao cắt hết một lượt. Cách trước thu hoạch có sản lượng cao, nhưng khi đóng gói không thích hợp, còn cách sau thì ngược lại. Hiện nay thường dùng cách sau, tức dùng dao cắt cả cây, sản lượng khoảng 4.5-15 kg/m, rau cần thu đông sản lượng cao, mùa xuân kém hơn, mùa hạ càng kém.
Giá trị sử dụng của rau cần tây
Giá trị dinh dưỡng
100g rau cần (cả lá và cuống) có thể cung cấp .
– Đường: 1,9g. – Kali: 163mg
– Chất xơ: 0,6g – Natri: 328mg
– Đạm: 2,2g – Canxi: 160mg
– Béo: 0,3g – Phốt pho: 61mg
– Caroten: 0,11mg – Măng gan: 31,2mg
– Vitamin B1: 0,03mg – Sắt: 8,5mg
– Vitamin B2: 0,04mg – Đồng: 0,07mg
– Vitamin C: 6mg
Riêng lá hàm chứa Vitamine cao tới 183mg caroten 10mg, SOD hoạt tính 454 đơn vị quốc tế. Rau cần còn hàm chứa vitamineU chống viêm loét chứa dầu thơm,manna sugar, vv…
Bồi bổ sức khỏe
Rau cần có thể cầm máu dưỡng tinh, bảo vệ mạch máu, ích khí, làm cho cơ thể béo khỏe ăn ngon miệng. Rau cần lợi tiểu, trấn tĩnh, hạ huyết áp, tăng cường ăn ngon miệng. Do đó người ta thường sử dụng rau cần cho ngững người bệnh cao huyết áp, tai biến mạch máu não, đau đầu phong thấp, kém ăn, phụ nữ kinh nguyệt không đều, người đái khó.
Các thành phần dầu thơm trong rau cần
Trong rau cần tây kể cả lá, cuống hạt đều chứa các chất dầu thơm như: Caryophillene, Bmyrcene, Acetophenone, v….
– Đây là những loại mùi thơm có tác dụng kích thích ăn uống và tiêu hóa. Ngoài ra hạt cần còn có thể làm dầu thực phẩm.
Các cách chế biến món ăn từ rau cần tây
Cách nấu ăn rau cần tây có nhiều, lá và cọng có thể trộn salat, làm canh, làm nhân bánh, xào thịt, chần tái, muối dưa, lá cần thường dùng để chần tái hay muối rau mặn, gốc cần cũng có thể làm rau, có thể muối dưa hoặc xào với thịt.
Rau cần nấu cháo có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, là thực phẩm bổ trợ điều trị bệnh cao huyết áp, bệnh phù thũng.
Rau cần trộn với nhân hồ đào ăn có tác dụng nhuận phổi thanh nhiệt, giảm hen.
Rau cần ninh với táo tầu đỏ bổ trợ bệnh cao huyết áp, viêm gan hoàng đản cấp tính, viêm bàng quang, ép rau cần tươi với táo làm nước uống có thể hạ áp, bình gan, trấn tĩnh, hòa vị cam non, lợi tiểu.