Những địa điểm thích hợp cho vườn rau tại nhà

Trồng rau ở ban công

Môi trường

Thông thường các nhà ở thành thị có 1, 2 cái ban công, đó là “đất trồng” tuyệt vời để các gia đình trồng hoa, trồng rau. Ban công có ánh sáng đầy đủ, không gian thoáng đãng. Nhưng ban công thích hợp trồng rau gì.

Điều suy nghĩ đầu tiên là không phải con người thích rau gì mà là ban công này trồng rau gì thì tốt. Bởi vì mỗi loại rau có môi trường trồng trọt riêng của nó. Do đó trồng rau ở ban công nên xem xét môi trường của từng ban công mà quyết định xem nên trồng gì thì phù hợp.

Môi trường ban công chủ yếu có hai tình huống: hướng ban công mở và ban công đóng kín. Về hướng ban công mở quyết định bởi điều kiện ánh sáng của ban công. Còn môi trường ban công đóng kín quyết định bởi điều kiện ôn độ trong ban công.

Ví dụ nói ban công đóng kín thì ảnh hưởng bởi sức nóng của trời mùa hạ và lạnh của mùa đông không lớn lắm.

Không khí và nhiệt độ trong ban công tương đối ổn định, nên chọn cây rau để trồng tương đối rộng.

Bốn mùa trong năm đều có thể trồng rau. Còn ban công mở hoặc nửa mở nửa kín. Tuy ánh sáng đầy đủ, nhưng rau trồng phải đối mặt với cái nóng của mùa hè và cái lạnh của mùa đông, không được che chắn nên dễ bị hư hỏng.

Nói về ban công mở cần chú ý mấy điều:

Nếu ban công hướng nam, ánh sáng sẽ rất đầy đủ, thoáng đãng, hầu như lúc nào cũng có ánh sáng mặt trời, bốn mùa đều có thể trồng rau, cho dù mùa đông giá lạnh cũng có thể trồng được rau.

Các loại rau trồng ở ban công

Những rau trồng quanh năm ở ban công này gồm có: dưa chuột, mướp đắng, cà chua, rau cải, ớt xanh, rau dền, rau he…

Các ban công hướng đông và hướng tây chỉ có ánh sáng nửa ngày nên chỉ có thể trồng được các loại rau chịu được rậm như hành tây, cải chíp, mướp, rau thơm, rau củ cải v….

Nhưng ban công hướng tây ánh nắng buổi chiều rất gắt nên cần lưu ý che chắn, tốt nhất là ở góc ban công này trồng loại cây dây leo để che bớt ánh nắng.

Ngược lại với ban công hướng nam, ban công hướng bắc hầu như cả ngày không có nắng, nên rau trồng được ở đây rất ít, chủ yếu là những loại rau rất chịu được bóng râm như rau diếp, măng lau, rau muống, rau mồng tơi v…

Chọn giống rau để trồng:

Trong trồng trọt truyền thống, người ta thường phân thành bốn mùa rau trồng xuân hạ thu đông, nhưng trồng ở ban công có thể tùy ý trồng không theo mùa và phân thành mấy loại rau trồng sau đây:

– Rau mọc nhanh, chu kỳ ngắn như cải ngọt, cải chíp, cải cay, cải thìa.

– Rau trồng dài ngày như cà chua, ớt, hẹ, rau thơm.

– Rau ít bị sâu hại như hẹ, dây khoai lang.

Đối với những người mới học trồng đầu tiên nên chọn loại rau dễ sống, dễ trồng.

Sự khác nhau giữa hướng nam và hướng bắc của bạn công trồng rau

Điều kiện trồng rau của ban công hướng nam ưu việt hơn ban công hướng bắc nhiều. Ban công hướng nam bốn mùa trong năm đều có thể trồng rau. Bình thường trồng những rau ưa ấm nóng, ba mùa xuân, thu, đông trồng những rau ưa mát, mùa hè nóng bức trồng những rau chịu nhiệt. Tóm lại, chỉ cần hứng thú thì thời tiết không thành vấn đề lớn.

Nhưng ban công hướng bắc chỉ có thể trồng rau đa nhiệt trong mùa hạ. Nếu muốn trồng rau trong các mùa khác, phải thiết kế một số thiết bị giữ ấm, và chỉ trồng một vài loại rau chịu được râm, sinh trưởng ngắn ngày.

Trồng rau ở bậu cửa sổ

Nếu so với ban công rộng rãi hơn thì bậu cửa sổ nhỏ hẹp, ít được chú ý. Nhưng trong thực tế, bậu cửa sổ cũng có thể trồng rau.

Ở bậu cửa sổ nên trồng những loại rau cây thấp, phát triển ngắn ngày như rau thơm, hành, để khỏi che chắn mất ánh sáng của căn phòng. Do cửa sổ là cửa chính để lọt ánh sáng vào phòng, nên không thể luôn luôn đặt nhiều khay rau ở đây mà chỉ nên trồng một vài loại rau xanh ngắn ngày và giãn cách nhau như cải thìa, rau bó xôi, rau hẹ.

Trồng rau ở sân nhà

Nếu nói ban công là “vườn không trung” thì sân nhà là “vườn rau đẹp nhất”.

Thông thường mà nói, dân thành thị ở khu tập thể chung cư mỗi nhà đều có ban công và hiếm thấy loại nhà có sân vườn. Nhưng có người sống ở nhà một tầng cũng cần một luống rau trước cửa hoặc sau nhà để tăng thêm phong cảnh tươi đẹp, lại thu hoạch thêm rau tươi, tăng thêm niềm vui trong cuộc sống.

Do sân vườn tiếp xúc khu đất nên phạm vi chọn trồng các lại rau khá rộng. Song trồng rau ở sân vườn cũng phải căn cứ vào kết cấu của sân, diện tích sử dụng và hướng của sân để quyết định chọn giống rau:

Ví dụ thích trồng những cây leo thì nên trồng cạnh bờ rào, chứ không nên trồng cạnh tường để tránh làm bẩn tường và che mặtánh sáng vào trong nhà. Khi trồng rau trong sân vườn

nên chọn giống rau thích ánh nắng trồng ở phía nam. Còn phía bắc râm thì trồng những loại rau chịu râm. Trong kết cấu cây trồng nên kết hợp cây cao và cây thấp, và phần khu vực thứ hai, như thế sẽ sử dụng sân vườn một cách hợp lý, tiện cho thu hái, tránh tổn thương các loại rau khác và phòng được tốt sâu bệnh.

Trồng rau trên sân thượng

So với trồng rau dưới sân vườn thì trồng rau trên sân thượng cùng thú vị và càng mang tính thách thức.

Trên sân thượng ánh nắng càng dồi dào, nếu biến nó thành “nông trường trên đỉnh nhà” thì càng tuyệt vời. Cũng giống như trồng ở sân nhà, trồng rau trên sân thượng không cần hạn chế giống rau. Do trồng rau trên sân thượng vẫn dùng chậu, cho nên di động rất thuận tiện, cho nên có thể tùy ý thay đổi bố cục vườn rau và tùy ý trồng những thứ rau mình thích.

Tuy vậy, sân thượng nằm ở hướng bắc thì không được như vậy, ngoài biến nó thành phòng hoa đóng kín ra thì nếu không trời lạnh rau sẽ không thể sống nổi. Do đó sân thượng hướng bắc chỉ có thể trồng rau vào mùa xuân ấm áp hoặc mùa thu tiết trời mát mẻ. Đương nhiên mùa hạ cũng là thời tiết tốt để trồng rau trên sân thương, nhưng phải chú ý phòng nắng gắt.

Tuy nói trồng rau trên sân thượng làm đẹp môi trường, làm mát mẻ nhà cửa, lại rất kinh tế, nhưng cũng nên suy nghĩ về tính kiên cố của sân thượng. Khi chọn dụng cụ trồng rau nên chọn loại chắc chắn và nhẹ nhàng. Thông thường nên dùng hộp xốp để khỏi ảnh hưởng tới trần nhà.

Chăm sóc vường cây trên sân thượng

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...