Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà


So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc tính sinh vật của nó cũng khác nhau, đương nhiên nhu cầu đối với dinh dưỡng cũng khác nhau. Do đó bón phân cho rau cũng phải căn cứ vào từng chủng loại để tiến hành.

Đặc tính sinh trưởng của rau và phương pháp bón phân

Muốn cho rau to mập cần ba loại phân: đạm, lân và kali. Trong đó nhu cầu của rau đối với kali là lớn nhất, đạm là thứ hai. Nhu cầu đối với lân là ít nhất. Song chủng loại rau khác nhau, nhu cầu dinh dưỡng cũng khác nhau. Ví dụ rau ăn lá cần đạm nhiều hơn, rau ăn củ cần kali tương đối lớn. Còn rau ăn quả thì lại cần nhiều lần.

Không chỉ như thế có loại rau như cải thìa, cải củ bốn mùa, rau dền: là loại rau ăn nhanh, thời kỳ sinh trưởng của nó ngắn nên trong thời gian ngắn nó cần hấp thụ lượng dinh dưỡng nhiều hơn so với loại rau dài ngày. Cho nên bón cho loại rau này cần có loại phân hiệu quả nhanh.

Còn rễ phát triển như thế nào? Phần lớn quyết định lượng hấp thụ của rau đối với đất như bí ngô, bí xanh. Rễ của nó ăn sâu xuống đất, rễ chùm nhiều, rễ tơ rất phát triển, nên nó hút màu trong đất thuận tiện.

Do đó có thể sinh trưởng trong điều kiện đất đai cằn cỗi. Chỉ cần bón phân qua loa là được. Còn như hành, rau xà lách rễ mọc nông, là loại rau khả năng hút dinh dưỡng trong đất kém, cho nên cần chăm bón thường xuyên mới được.

Thời kỳ sinh trưởng của rau và phương pháp bón phân

Ngoài đặc tính từng loại rau khác nhau, để bón các loại phân khác nhau thì rau trong quá trình sinh trưởng cũng có nhu cầu bón phân khác nhau. Ví dụ trong thời kỳ nảy mầm chủ yếu dựa vào chất dinh dưỡng tồn tại trong hạt, nên nhu cầu đối với dinh dưỡng bên ngoài không đáng kể.

Đến thời kỳ mọc mầm nuôi mầm, do mầm quá nhỏ, rễ chưa phát triển, lượng dinh dưỡng hấp thụ không lớn, nhưng rễ mầm cần dinh dưỡng đối với đất rất cao, nên phải bón loại phân lỏng hiệu quả nhanh.

Cùng với cây rau ngày càng lớn, cho đến thời kỳ tích tụ dinh dưỡng và ra hoa kết quả, nó bắt đầu hút nhiều dinh dưỡng. Cho nên lúc này phải bón phân đầy đủ mà còn phải bón cả phân hữu cơ đan xen với phân vô cơ, đủ các loại đạm, lân, kali. Phun phân vào lá kết hợp với tượng bón cho rễ, để cho phân phát huy đầy đủ tác dụng.

Trồng rau ở nhà dùng phân gì tốt nhất

Sử dụng dịch dinh dưỡng không cần có đất

Phân dùng cho trồng rau tại nhà thông thường có hai loại:

– Dung dịch dinh dưỡng không dùng đất trồng.

– Phân truyền thống dùng cho vườn rau trồng trên đất.

Rau trồng bằng dung dịch rất đơn giản. Chỉ cần tưới dung dịch dinh dưỡng là được. Việc pha chế dung dịch

Có mô thức chuyên dụng của các loại rau khác nhau, cũng có mô thức thông dụng của rau. Gia đình trồng rau căn cứ vào nhu cầu của mình mà đến mua ở thị trường kỹ thuật nông nghiệp.

Ở đây có chỉ dẫn tưới hợp lý, có nguyên tắc tưới theo tiêu chuẩn như: “Buổi sáng tưới, trời mưa không tưới, thời kỳ rau mới lớn ít tưới, thời kỳ kết quả tưới nhiều”. Dung dịch còn thu lại để sử dụng tuần hoàn. Có điều để sử dụng dung dịch dinh dưỡng tốt nhất thì nên cứ cách 20 ngày triệt để thay dung dịch một lần.

Trồng rau trên đất sử dụng phần truyền thống

Trồng rau trên đất dùng phần truyền thống cũng có thể dùng dịch dinh dưỡng. Nhưng nếu sử dụng phần truyền thống thì tốt nhất là sử dụng phân hữu cơ như phân ủ lá cây hoai mục hoặc phân động vật. Cố gắng không dùng hoặc dùng ít phân hóa học. Vì phân hóa học dễ bị axít hóa hoặc kiềm hóa.

Tiêu diệt sâu bệnh cho rau

Diệt khuẩn cho hạt giống

Phương pháp diệt khuẩn cho hạt giống rất giản đơn, ngâm hạt giống vào nước ấm hoặc nước muối, hoặc trước khi gieo đem phơi nắng 2,3 ngày đều có thể giảm thấp được hiệu suất sinh bệnh. Vì nước có công năng rửa sạch, nước sẽ làm sạch vi khuẩn bám trên hạt giống, còn ánh nắng có thể giết chết vi khuẩn lẫn trong hạt giống.

Như giống hạt dưa, cà ngâm trong nước ấm 50°C khoảng 15 phút là có tác dụng diệt khuẩn trên hạt giống và phòng trừ được sâu hại, khi hạt nảy mầm. Đương nhiên nếu ngâm vào nước muối 10 phút thì tác dụng diệt khuẩn càng tốt.

Tiêu diệt khuẩn bệnh từ nội bộ hạt giống là nâng cao được “sức miễn dịch” cho những ngày đầu cây vừa nảy mầm.

Diệt khuẩn trong chậu rau

Phân hữu cơ hiệu quả tốt và dùng được lâu dài, cho nên các gia đình đều muốn dùng phân hữu cơ. Song phân hữu cơ Có nhược điểm là nó mang theo nhiều vi khuẩn và mầm bệnh. Cho nên gia đình dùng phân hữu cơ trước khi dùng 1, 2 tháng, nên pha loãng, đánh đống che ủ để cho nó lên men hoai mục trong nhiệt độ 70°C, như thế sẽ diệt được mầm bệnh trong phân. Khi sử dụng loại pha loãng, phân hữu cơ thực hiện chủ trương “lượng ít bón nhiều lần” để giảm thiểu sự uy hiếp của phân đối với vi khuẩn của đất.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Đất và nước là nguồn gốc sinh tồn của rau

Ảnh hưởng của đất đến sinh trưởng của rau Căn cứ vào từng chủng loại rau, từng bộ phận sử ...