Quản lý sản xuất rau gia vị an toàn

YÊU CẦU CƠ BẢN SẢN XUẤT RAU AN TOÀN

Trong sản xuất rau an toàn, nên thành lập một vùng đất sản xuất không có nguồn ô nhiễm và cần tuân theo 10 mục kỹ thuật cơ bản sau đây:

1. Nghiêm cấm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có độc mạnh và tàn lưu cao.

2. Nếu dùng loại thuốc bảo vệ thực vật, hiệu quả cao, ít độc hại, tàn lưu thấp, ít sát thương tới thiên địch của sâu bệnh như phoxim, carbendazim.

3. Nơi trồng rau nên cách xa nguồn nước thải khoáng nghiệp dễ thành ô nhiễm.

4. Tuyển chọn loại giống ưu điểm có sản lượng cao lại kháng được sâu bệnh.

5. Tiến hành thâm canh, luân canh, điều chỉnh tốt nhiệt độ và độ ẩm, bồi bổ môi trường sinh thái tốt.

6. Đẩy mạnh ứng dụng thuốc bảo vệ thực vật vi sinh.

7. Làm tốt việc kiểm tra dự báo sâu hại để đối ứng kịp thời và lượng dùng thuốc thích hợp.

8. Đẩy mạnh phương pháp phòng trị không tạo ra ô nhiễm như giống được ngâm nước ấm, có nhà che giữ nhiệt độ làm giá đỡ bằng gỗ vv…

9. Làm tốt việc bón phân, khống chế lượng dùng phân hữu cơ có khuẩn lên men K100.

10. Làm tốt kiểm dịch thực vật, nghiêm phòng bệnh hắc tinh dưa chuột, bệnh loét cà chua và các bệnh mang tính hủy diệt rau quả khác.

Tóm lại phát triển sản xuất rau an toàn nên xuất phát từ tổng thể hệ thống sinh thái đồng ruộng, nắm vững nguyên tắc kinh tế, an toàn, hữu hiệu và giản tiện, vận dụng hợp lý sự phối hợp nông nghiệp, sinh vật, hóa học, vật lý để sáng tạo ra những điều kiện có lợi cho sản lượng rau quả bất lợi cho việc phát sinh sâu bệnh để đạt được cao sản, chất lượng tốt, hao phí ít và vô hại.

QUẢN LÝ CƠ BẢN ĐỐI VỚI RAU AN TOÀN

Khâu chuẩn bị trước khi sản xuất

a. Chọn địa điểm sản xuất rau an toàn

Địa điểm phải cách xa nguồn ô nhiễm. Không bị xâm hại bởi “tam phế” (tức rác thải, nước thải, khí thải). Địa thế đất cần bằng phẳng, thoát nước tưới nước tốt. Không dùng nước bẩn tưới rau.

– Khâu làm đất: Thanh trừ các lá, tạp chất của cây trồng trước, cuốc sâu đất.

– Sắp xếp hợp lý: Ky trồng rau đồng chủng liên tục trên cùng mảnh đất, đề xướng luân canh rau nước, rau hạn, hoặc các phương thức luân canh khác. Nhất thiết kỵ trồng nối vụ hoa thập tự, bầu, cà chua.

b. Chọn giống kháng sâu bệnh

Trồng rau trước tiên phải chọn loại thích hợp với chất đất. Loại rau có khả năng thương phẩm tốt, lại kháng được sâu bệnh, chất lượng tốt, sản lượng tốt và làm được trái vụ. Cần căn cứ vào thời tiết khác nhau để chọn lựa trồng loại rau thích hợp.

Khi gieo hạt cần tiến hành xử lý hạt giống, tiêu độc cho mầm. Có thể dùng các dạng tiêu độc như phơi hạt giống, ngâm nước ấm, ngâm thuốc hoặc trộn thuốc với hạt giống để gieo, dùng đất diệt khuẩn để tiến hành tiêu độc cho luống mầm.

Quản lý trong sản xuất

a. Sử dụng phương pháp nông nghiệp khoa học

* Gieo giống

Căn cứ vào các đặc tính của giống, tình trạng khí hậu và phương thức vun bón. Tuyển chọn thời kỳ gieo giống thích hợp, mật độ hợp lý, vun bón luống cao tránh tích nước giữa ruộng, có đủ thông gió, ánh sáng, giảm độ ẩm ướt giữa các cây.

* Bón phân

Bón phân chủ yếu là bón phân hữu cơ, các loại phân khác là bổ trợ, chủ yếu là phân đa nguyên phức hợp, phân đơn nguyên tố là phụ.

Bón lót phân vào luống là chủ yếu, bón thêm sau là phụ. Cần chọn đất để bón phân hóa học, phân hóa học phải sử dụng phối hợp với phân hữu cơ tỷ lệ đạm hữu cơ và đạm vô cơ là 1/1. Nên dùng ít phân phun lá, lần bón phân cuối cùng nên vào lúc trước thu hoạch 20 – 30 ngày. Phân người và nước tiểu người nên để cho hoai mục sau khi bón phải tưới sạch sẽ.

Tiết chế dùng phân hóa học, thông thường mỗi mẫu lượng phân hóa học không được quá 25 kg, tăng cường bón phân phối hợp, tăng phân lân và kali. Cấm chỉ dùng phân Nitrate nitrogen, phân hóa học phải bón sâu, bón sớm, thông thường bón dưới lớp đất sâu 6cm, loại nước giả bón sâu 10cm.

Chú ý với loại rau rễ nông và loại phân không dễ bốc mùi thì bón nông thích hợp, còn loại rau rễ sâu và phân dễ bốc mùi nên bón sâu hơn. Rác thành thị, phải qua xử lý, đạt chất lượng tiêu chuẩn quốc gia mới được sử dụng lượng hạn chế, mỗi năm mỗi mẫu đối với (thổ nhưỡng) loại đất kết dính không vượt qua 3.000kg, còn đối với loại đất cát pha không vượt quá 2.000kg. Nên làm rõ nguồn gốc của loại phân hữu cơ trôi nổi không thương hiệu, đồng thời phải xử lý bằng cách đánh đống với nhiệt độ cao mới được sử dụng.

Phòng trị sâu hại

Nên “dự phòng là chủ yếu, phòng trị tổng hợp ưu tiên sử dụng phòng trị nông nghiệp, phòng trị vật lý, phòng trị sinh vật, phối hợp sử dụng hóa chất hợp lý để đạt được mục đích sản xuất rau không có độc hại.

a. Phòng trị bằng phương pháp nông nghiệp

Đây là dùng loại giống không có bệnh và kháng bệnh tốt.

Chăm bón mầm không sâu bệnh, bố cục hợp lý luân canh đảo vụ, chú ý tưới tiêu, phòng ngừa đất bị khô hạn hoặc úng nước. Làm sạch ruộng, tăng cường làm cỏ, giảm thiểu số lượng sâu bệnh phát sinh.

Thông thường bởi do đất màu mỡ, lại thêm trồng trọt liên tiếp nên trong đất có nhiều nguồn sâu bệnh và trứng sâu. Đó là nguyên nhân chủ yếu khiến rau bị sâu bệnh. Rất nhiều sâu bệnh nằm trong đất qua mùa đông sống lại, có loại sống tới từ 3 năm đến 5 năm. Nên cần phải luân canh giữa cây trồng ưa hạn và ưa nước.

Cày sâu phơi đất để trộn lẫn đất tầng trên và đất tầng dưới một cách thích hợp. Trước khi mùa đông đến, nên tưới nước đầy đủ, khiến cho đất đông kết, giết chết sâu bệnh.

b. Phòng trị bằng phương pháp sinh vật

Một mặt sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trị sâu bệnh cho rau, có thể giảm thiểu ô nhiễm và độc hại của hóa chất, như dùng phân hữu cơ khuẩn hoạt tính (khuẩn lên men K100 vu) làm phân bón lót và phân bón lá vừa tăng độ phì nhiêu lại phòng được bệnh..

Mặt khác bảo vệ thiên địch, tạo điều kiện môi trường cho thiên địch tồn tại. Dùng thuốc bảo vệ thực vật ít hại tới thiên địch, thả nuôi thiên địch như ong ký sinh.

c. Phòng trị bằng vật lý

Sử dụng vật lý và máy móc để phòng trị sâu hại một cách hữu hiệu để khỏi dùng thuốc, khỏi ô nhiễm. Như phương pháp ngâm giống nước nóng 55°C có thể giết chết mầm bệnh tiềm ẩn trong giông.

Trong sản xuất rau có mấy phương pháp vật lý thường dùng sau đây:

– Bắt sâu: Trong diện tích rau tương đối nhỏ có thể dùng nhân công bắt sâu.

– Ngăn sâu bệnh xâm nhập bằng cách dùng lưới như thời kỳ sau nảy mầm dùng lưới có mắt lưới 14 – 18mm che phủ. Khi thấy trong ruộng phát hiện cây bệnh, lá bệnh nên lập tức nhổ bỏ để tránh lây lan.

– Dụ sâu: Có một số loại sâu thích màu vàng có thể dùng tấm nilon màu vàng rồi bôi loại dầu dính lên đó treo trong ruộng rau. Cứ 20m thì treo một tấm to khoảng 40 x 30cm. Cứ 7 đến 10 ngày lại bôi dầu một lần để sâu dính vào.

– Dùng ánh sáng đèn dụ sau:

Có nhiều loại côn trùng hoạt động ban đêm rất thích ánh sáng, nên dùng đèn để dụ giết sâu như đèn sáng xanh, đèn sáng trắng, đèn 2 màu VC hiệu quả diệt sâu rất tốt.

d. Phòng trị bằng hóa chất

Nên dùng thuốc bảo vệ thực vật sinh hóa hiệu quả cao ít độc. Khi dùng phải chấp chỉnh tiêu chuẩn an toàn. Không chế số lần dùng, nồng độ nhất định.

* Tuyển chọn thuốc bảo vệ thực vật thích hợp .

– Ưu tiên dùng thuốc sinh vật như liuyangmicin, niconic, matrine vv.. Thuốc diệt khuẩn có: ValidammycinA, poliocin vv…

– Tuyển dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật, nghiêm cấm dùng loại cực độc, cao độc, tàn lưu dài và loại thuốc dễ gây dị hình, ung thư, đột biến như các loại thuốc sau: methamidophos, cabofuran, folimat chlodime Form, 666, 1605, 3911, aldicarb v.v…

– Tuyển chọn những loại thuốc hiệu quả cao, ít độc, tàn lưu ngắn như chlorofor, dichlorvos, DDVP, fenvalerate bordeaux DT v.v…

* Nắm vững kỹ thuật sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

– Trị thuốc đúng bệnh.

Trên cơ sở tìm hiểu tính năng của thuốc và phương pháp sử dụng căn cứ vào từng chủng loại sâu bệnh, tuyển dụng các loại thuốc thích hợp, nồng độ thích hợp.

– Dùng thuốc đúng kỳ.

Căn cứ vào quy luật phát sinh sâu hại, nắm vững giai đoạn phòng trị tốt nhất, yêu cầu tiến hành phòng trị tại thời kỳ đầu mới phát bệnh, khống chế trung tâm phát bệnh, ngăn ngừa sâu bệnh lan rộng. Hễ một khi sâu bệnh phát triển lan tràn, thì rất khó phòng trị làm cho được. Trị sớm, trị khi còn nhỏ, trị hết, khi sâu bệnh phát triển đến lúc già dặn, thì hiệu quả phòng trị sẽ thấp.

Thuốc bảo vệ thực vật khác nhau có tính năng khác nhau. Thời gian phòng trị cũng không giống nhau. Thuốc trừ sâu sinh vật tác dụng chậm, khi sử dụng nên sớm hơn thuốc hóa học 2 -3 ngày.

– Khoa học dùng thuốc.

Nếu chú ý hoán đổi dùng các thuốc có tác dụng khác nhau không nên sử dụng một loại thuốc lâu dài để phòng ngừa sản sinh tình trạng kháng thuốc, nhờn thuốc, bất lợi cho hiệu quả phòng trị và hạn sử dụng.

Trong thời kỳ rau mới sinh trưởng thì dùng thuốc hóa học ít độc hỗn hợp với thuốc sinh vật, hoặc dùng đan xen nhau. Thời kỳ cuối sinh trưởng của rau chủ yếu dùng thuốc sinh vật. Khi sử dụng thuốc nên phun sương với dung lượng thuốc thấp và phun đều.

– Chọn đúng điểm và vị trí phun thuốc.

Khi phun thuốc nên căn cứ vào đặc điểm của sâu hại khác nhau, thời kỳ khác nhau, xác định vị trí khác nhau của cây làm mục tiêu phun, như thế vẫn kịp thời khống chế sự phát sinh sâu hại, giảm thiểu nguồn bệnh và mật độ sâu. Từ đó có thể giảm thiểu dùng thuốc. Như bệnh mốc sương là phát sinh từ các lá phía dưới rồi mới phát triển lên trên, nên trong điều trị mốc sương là từ các lá phía dưới, nên có thể giảm nhẹ nhiễm các lá bên trên.

Đối với các loại sâu hút nhựa là thường ở mặt sau lá non thì nên phun đều, đầu ống phun hướng lên trên, trọng điểm là mặt sau của lá.

– Trộn thuốc hợp lý.

Phương pháp trộn thuốc để đạt mục đích phun 1 lần mà trừ được nhiều loại sâu bệnh. Nhưng trộn thuốc cần duy trì

thành phần hữu hiệu hoặc tăng tác dụng hữu hiệu, không tăng tính độc hại cho người và gia súc.

Thông thường các loại thuốc bảo vệ thực vật có thể trộn với nhau, thuốc trung tính và thuốc tính acid có thể hỗn hợp dùng. Thuốc kiềm tính không được tùy tiện hỗn hợp với các thuốc khác. Thuốc diệt sâu vi sinh vật(như Bt) không hỗn hợp với thuốc diệt khuẩn. Thuốc bảo vệ thực vật hỗn hợp phối hợp lúc nào sử dụng lúc ấy.

– Nên nghiêm túc chiều theo hạn kỳ chấp hành gian cách an toàn của thuốc.

Thời gian an toàn của thuốc phù hợp là sau 5-7 ngày. Loại thuốc lân hữu cơ là 7-14 ngày. Loại thuốc Dithanez – 78 và thuốc Carbendazim là sau 14 ngày. Còn các loại thuốc khác là từ 7-10 ngày.

Quản lý sau sản xuất

a. Tiến hành kịp thời kiểm tra chất lượng rau

Phải lập ra một hệ thống quản lý và giám sát hiện đại hóa đối với chất lượng an toàn của rau. Thực hành quản lý quá trình “từ ruộng rau đến bàn ăn”. Triển khai giám sát toàn diện chất lượng của rau an toàn. Xây dựng mạng lưới giám sát rau. Tăng cường kiểm tra tàn lưu thuốc bảo vệ thực vật đối với nơi sản xuất rau, thị trường phân phối rau, thị trường bán lẻ rau.

Thực hành giám sát toàn bộ quá trình từ khâu sản xuất đến khâu lưu thông, dần dần lập ra một chế độ kiểm nghiệm tàn lưu thuốc bảo vệ thực vật đối với rau. Rau chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia và yêu cầu quy cách mới được đem ra thị trường.

Dựa vào quy luật kiểm tra xử lý những hành vi đưa những sản phẩm mà quốc gia cấm sử dụng vào thị trường, để bảo đảm chất lượng rau an toàn từ đầu nguồn.

b. Sử dụng kỹ thuật vận chuyển, cất giữ, bảo đảm tươi sống

Để bảo đảm chất lượng rau, giảm hao hụt, rau sau khi hái về nên tiến hành toàn bộ khâu xử lý giữ tươi. Tức bao gói từ đồng ruộng → làm lạnh (băng lạnh, nước lạnh, khí lạnh) → tuyển lựa, diệt khuẩn → đóng gói vào túi mỏng → đóng gói phân loại. Lưu thông rau từ đầu đến cuối cần trong nhiệt độ thấp, hình thành một quá trình “lạnh liên miên” như:

Hái rau từ ruộng về cho vào kho lạnh, vận chuyển bằng xe lạnh → quầy lạnh nơi thị trường tự chọn → người tiêu thụ cho vào tủ lạnh. Dùng nhiều loại kỹ thuật để bảo đảm rau tươi như rửa sạch rau, cất giữ rau đông lạnh, cắt rau, thoát nước cho rau vv… Một số rau cất giữ đông lạnh có thể để được dài ngày. Đồng thời sau khi giữ lạnh, chất dinh dưỡng mùi vị được giữ nguyên phẩm chất vốn có của rau tươi. Tiến hành một loạt thao tác không độc hại trong quá trình sản xuất, vận chuyển, gia công, cất giữ, khiến cho rau Có chất lượng tốt, vệ sinh an toàn. Trải qua kiểm nghiệm phù hợp tiêu chuẩn.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...