Mọi người đều biết “nhân nào quả nấy nghĩa đen của câu này ứng dụng thích hợp trong việc trồng trọt. Muốn có rau cao sản, điều mấu chốt là chọn được giống rau tốt. Điều đầu tiên của giống rau tốt là hạt giống tốt, trồng lên sẽ không phí nhiều tâm lực chăm bón mà vườn rau lại xanh tốt. Nếu hạt giống kém chất lượng, thì sau này mất công chăm bón còn bị sâu bệnh và kết quả cũng chẳng ra gì.
Chọn giống rau như thế nào?
Để chọn được giống rau tốt, hãy làm theo các cách chọn sau đây.
Hãy mua giống ở nơi tin cậy
Nên mua hạt giống ở công ty hạt giống, hoặc thị trường chuyên kinh doanh hạt giống đáng tin cậy. Tại những nơi này có giấy chứng nhận sản xuất hạt giống nên vừa bảo đảm chất lượng hạt giống, đồng thời tránh được tình trạng sau này phát sinh vấn đề lại không biết kêu ai. Tốt nhất đừng có tham rẻ mua hạt giống trôi nổi trên thị trường.
Hạt giống có nguồn gốc rõ ràng
Trên bao bì ghi rõ ràng các tiêu chuẩn như đơn vị sản xuất, ngày sản xuất, hạn dùng cho đến đặc tính của sản phẩm, phương thức trồng nhiệt độ thích hợp, khả năng kháng bệnh v….
Đương nhiên bạn thân cho mình hạt giống cũ của các năm trước còn lại thì càng tốt, vì đã được trồng và có kết quả, nên càng yên tâm.
Mua hạt giống phù hợp với địa điểm trồng
Khi mua hạt giống nên làm rõ nhân tố khu vực. Vì đại đa số hạt giống đếu ứng với một vĩ độ nhất định, ví dụ như đậu đũa trồng ở vùng nhiệt đới và ôn đới lên rất tốt, nhưng ở vùng hàn đới sản lượng rất kém. Do đó nếu chọn hạt giống nhập khẩu từ nước ngoài hoặc nơi khác đưa đến, nên hỏi kỹ người bán về khu vực trồng của hạt giống để bảo đảm lợi ích cho bản thân.
Xử lý trước khi gieo giống
Tiêu độc
Để giảm thiểu quá trình rau mọc bị sâu hại, thì cần dùng phương pháp tiêu độc cho hạt giống, hạn chế vi khuẩn bám theo hạt giống truyền nhiễm vào đất trồng, bảo đảm mầm cây được khỏe mạnh để đạt được tới một nửa hiệu quả.
Thông thường hạt giống mua ở thị trường chính quy về, ngâm nước ấm là được. Phương pháp rất đơn giản. Hạt giống ngâm vào nước ấm 60°C khoảng 15 phút. Sau đó lại ngâm vào nước 30°C ba tiếng. Cuối cùng lắng ra để ráo. Phương pháp này có tác dụng thúc mầm nâng cao sức miễn dịch cho giống. Nếu bề ngoài hạt giống không được sạch và lại để lâu, thì nếu ngâm vào nước thuốc formalin pha loãng 100 lần. Đầu tiên là ngâm nước sạch 3-4 tiếng, sau đó mới cho thuốc vào ngâm 20 phút rồi lấy ra rửa sạch là được.
Thúc mầm
Trước khi gieo trồng phải rửa sạch bùn đất, tạp chất bám vào hạt giống để tránh hạt nảy mầm bị thối. Ngoài ra còn phải xử lý những hạt giống khó nảy mầm như hạt cà chua, hạt ớt, hạt cà, hạt dưa chuột đem ngâm chúng vào nước ấm, hạt cà chua và cà ngâm 3,4 tiếng, dưa chuột ngâm 1,2 tiếng.
Sau đó lót vào khay mấy lượt vải màn, hoặc khăn ướt, rồi vớt hạt giống ra khỏi nước để ráo nước gieo vào khay, khoảng 1-5 ngày trong nhiệt độ 28°C-30°C hạt giống sẽ nảy mầm trắng biểu thị thúc mầm thành công có thể lập tức gieo giống. Trong thời gian thúc mầm nếu khăn hoặc vải màn bị hút hết nước, hạt giống trở nên khô ráo thì nên tăng thêm nước vào khay, để duy trì trạng thái luôn luôn ẩm ướt cho hạt giống.
Gieo trồng
Gieo trồng có hai phương thức, một là sau khi thúc mầm thì đem đi trồng. Phương thức thứ hai là gieo xạ trực tiếp vào đất. Phương thức gieo trực tiếp rất đơn giản. Chỉ cần gieo sâu vào đất, một đốt ngón tay là được. Còn phương thức thúc mầm rồi đem cây đi trồng, thì đầu tiên phải gieo vào khay bằng chất nhựa ni lông hoặc kính. Trong khay phải Có một lớp đất dinh dưỡng, rồi gieo hạt giống vào khay phủ lên một lớp đất khoảng 0,5cm-1cm.
Tuyệt đối không vãi hạt giống quá sâu, ảnh hưởng tới mọc mầm. Ôn độ thích hợp, nước và không khí dồi dào là điều kiện cơ bản để hạt giống nảy mầm. Cho nên cần để khay thúc mầm vào nơi có khí hậu ấm áp thoáng đãng, và tưới nước đủ lượng. Tưới nước đủ lượng có nghĩa là tưới mỗi ngày một lần.
Bấng mầm đem trồng
Bấng mầm đem trồng phải có dụng cụ chuyên dụng để bấng từ dưới gốc. Trước khi bấng phải tưới cho ướt đất để gốc dính theo được nhiều đất, khiến cho gốc được khỏe mạnh không bị tổn thương, nâng cao hiệu suất cây sống sau khi trồng. Ngoài ra khi trồng không nên chôn gốc quá sâu, để đất không tiếp cận với lá gốc của cây, nếu không cây dễ bị thối gốc.
Ánh sáng và nhiệt độ là hơi thở tự nhiên của vườn rau
Ánh sáng
* Cường độ ánh sáng ảnh hưởng tới sinh trưởng của rau
Người ta thường nói “vạn vật sinh trưởng là nhờ có ánh sáng mặt trời”. Đích xác! Có ánh nắng cây cối mới tiến hành quang hợp. Nếu cây cối không được quang hợp dài ngày thì sống sẽ không được lâu. Có điều ánh nắng không phải càng nhiều càng tốt và càng không thể ánh nắng chiếu vào một cách vô nguyên tắc, chủng loại rau khác nhau có yêu cầu ánh nắng khác nhau. Chỗ Có chiếu nắng một cách thích hợp thì mới có lợi cho tác dụng quang hợp của cây.
Căn cứ vào nhu cầu khác nhau đối với ánh sáng của rau có thể phân thành ba loại:
– Loại thích ánh sáng mạnh: Loại rau này có yêu cầu chiều nắng rất cao, ánh sáng mặt trời chiếu càng lâu càng tốt, ngược lại nếu trời mưa râm nhiều, sản lượng sẽ thấp, phẩm chất kém, như cà, cà chua, khoai môn.
– Loại rau cần ánh nắng vừa phải như cà rốt, củ cải, cải thảo, hành tỏi.
– Loại rau cần ánh nắng yếu như gừng, rau xà lách, rau cần. Nếu dưới ánh nắng mạnh cây phát triển không tốt. Ngược lại trời râm mát cây sẽ phát triển tốt hơn.
* Sự ảnh hưởng của chu kì ánh sáng đối với rau
Chu kỳ ánh sáng có nghĩa là thời gian chiếu sáng mà rau yêu cầu trong quá trình phát triển của nó như cải thảo, rau cải, củ cải, rau cần, đậu Hà Lan là loại rau đa ngày dài. Tuy yêu cầu đối với cường độ ánh nắng không cao, nhưng lại yêu cầu thời gian chiếu sáng dài. Cần có thời gian chiếu nắng 12-14 tiếng trong 1 ngày cây mới phát triển ra hoa.
Nếu trong điều kiện ngày ngắn cây sẽ chậm ra hoa hoặc không ra hoa.
Còn như đậu đũa, đậu cô ve, rau dền, mướp vv… là loại rau cần chiếu nắng ngày ngắn. Chỉ cần chiếu nắng dưới 12 tiếng trong một ngày là cây sẽ nhanh chóng ra hoa. Nếu dưới ánh sáng ngày dài cây sẽ ra hoa muộn.
Còn dưa chuột, cà chua,… là loại cây cần ánh sáng trung bình và yêu cầu không khắt khe. Trong điều kiện chiếu nắng ngày dài hay ngày ngắn vẫn phát triển bình thường.
Nhiệt độ
* Trong tất cả các nhân tố môi trường ảnh hướng tới sự phát triển của rau thì nhân tố nhiệt độ là lớn nhất.
Các loại rau đều có ba nền điểm nhiệt độ:
– Điểm nhiệt độ thấp nhất
– Điểm nhiệt độ thích hợp
– Điểm nhiệt độ cao nhất
Nếu vượt quá nhiệt độ thấp nhất hoặc cao nhất thì ôi thôi, rau sẽ đi đời. Song cho dù không để vượt qua nhiệt độ thấp nhất, cứ để cho rau sống trong môi trường nhiệt độ cao hoặc nhiệt độ thấp lâu dài cũng khiến cho rau sinh trưởng không ra gì, nghiêm trọng sẽ xảy ra tình trạng hoa rụng, quả rơi, hạ thấp sản lượng rau.
Ở xứ nóng trồng rau nên có lưới che ánh nắng gắt vào mùa nóng, nên tưới sớm tối để hạ nhiệt. Dùng lưới che rau phòng nắng gắt có nghĩa là giữ cho rau phát triển an toàn cho đến ngày thu hoạch. Còn ở xứ lạnh thì dùng màng ni lông để che sương giá, dùng phương pháp phun nước cho lá cây thay cho việc tưới vào gốc để nâng cao độ ẩm cho không khí hạ thấp đông giá.
– Cường độ nhiệt ảnh hưởng tới sinh trưởng của rau cũng giống như cường độ ánh sáng, rau cũng có nhu cầu về lượng nhiệt. Căn cứ vào độ chịu nhiệt của rau có thể chia rau thành 5 loại:
– Loại rau rễ co chịu lạnh rất cao như hẹ và dưa chua. Trong thời gian sinh trưởng có thể tiếp nhận nhiệt độ cao. Đến mùa đông phần cây trên mặt đất khô héo chết. Nhưng phần dưới mặt đất vẫn sống qua đông chịu được -10°C.
– Loại rau chịu lạnh bình thường như rau bó xôi, hành cọng trắng, tỏi cây sống tốt trong khoảng nhiệt độ 15°C-20°C có thể chịu được lạnh -1°C~2°C
– Loại rau chịu lạnh kém hơn như bắp cải, cải thìa, cà rốt, củ cải, đậu Hà Lan có thể phát triển bình thường ở nhiệt độ -10°C – 3°C.
– Loại rau không chịu được lạnh mà thích ấm như dưa chuột, cà chua, ớt, hoàn toàn không chịu được sương giá. Nhưng nhiệt độ vượt quá 35°C thì phát triển cũng không tốt.
– Loại rau không chịu được lạnh mà chịu được nhiệt độ như bí xanh, dưa hấu, bí đỏ, đậu ván, rau dền, có thể sống bình thường trong nhiệt độ 35°C~40°C.
* Chu kỳ thay đổi của nhiệt độ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của rau.
Nói về chu kỳ thay đổi của nhiệt độ, là chỉ rau trong quá trình sinh trưởng ở vào phạm vi và mức độ biến hóa mang tính chu kỳ giữa ngày và đêm. Rau sinh trưởng có nhu cầu nhất định đối với chu kỳ nhiệt độ. Ví dụ: Ban ngày rau cần Có môi trường nhiệt độ cao thì mới có lợi cho tác dụng quang hợp, nhưng ban đêm rau lại có nhu cần nhiệt độ thấp để giảm thiểu hao tổn vật chất, tính tồn trong và để tiện cho việc vận chuyển và tích trữ trong cây trồng. Nhưng sự khác biệt ngày và đêm cũng có phạm vi nhất định. Nhiệt độ ban đêm không được quá thấp. Bởi vì ban đêm rau vẫn tiến hành sinh trưởng, không ngừng hút nước và dinh dưỡng.
Ngoài ra, mỗi loại trong quá trình sinh trưởng, nhu cầu đối với nhiệt độ cũng có sự chênh lệch nhau: Đại bộ phận hạt giống rau trong thời kỳ nảy mầm đều yêu cầu nhiệt độ
cao. Cho dù loại giống rau chịu lạnh thì nhiệt độ lúc gieo mầm vẫn cần 10°C trở lên.
Tiến vào thời kỳ nuối mầm non, năng lực thích ứng của mầm đối với nhiệt độ rất mạnh. Cho nên nó có thể thích ứng với chu kỳ nhiệt độ khác biệt giữa ngày và đêm. Thời kỳ phát triển đỉnh cao của rau là thời kỳ quyết định sản lượng rau. Cho nên trong thời kỳ này cần điều tiết nhiệt độ thích hợp để nâng cao sản lượng.
* Chu kỳ thay đổi của nhiệt độ đất ảnh hưởng tới sự sinh trưởng rau.
Đối với rễ của rau mà nói, nhiệt độ đất cao thấp quyết định tới việc hút dinh dưỡng của rễ trong đất. Thông thường nhiệt độ thích hợp với sinh trưởng rễ rau khoảng 24°C-28°C. Nếu nhiệt độ đất quá thấp sẽ ức chế sự sinh trưởng của rễ và khiến rau dễ bị cảm nhiễm bệnh tật. Còn nhiệt độ đất quá cao, vượt quá 30°C~55°C khiến cho nước của rễ bị bốc hơi nhanh khiến cho sự phát triển của rau bị ức chế, rễ phát triển yếu, khiến cho cây sớm tàn.
Trong thời kỳ cây sinh trưởng, mùa đông và xuân tưới ít nước để phòng nhiệt độ đất xuống thấp và lạnh lại, còn mùa hè cũng nên tưới nhỏ giọt để hạ thấp nhiệt độ. Tối kỵ tưới rau vào giữa trưa, mùa hạ nhiệt độ cao, làm nhiệt độ đất hạ xuống đột ngột khiến cho cây khô héo chết.