Cách phòng trị sâu bệnh cho cây và hoa thủy sinh

Phòng trị bệnh đốm lá

Bệnh đốm lá khô

Bệnh đốm lá khô khi mới phát, ở phiến lá xuất hiện vết đốm, sau đó lan rộng dần, phát triển hình dạng không quy tắc, tổ chức xung quanh bị hoại tử, sau đó khiến phần lớn lá bị khô chết. Chỗ bệnh đốm có rất nhiều chấm đen nhỏ, tức là thể bào tử, thể bào tử tồn tại qua mùa đông ở trên lá hư, đến khi nhiệt độ cao và mưa nhiều sẽ dễ phát bệnh.

Cách phòng trị: 

Đất trồng, đặc biệt là bùn sông hồ ao, phải qua phơi nắng thật kỹ hoặc tiêu độc diệt khuẩn ở nhiệt độ cao.

Khi phát hiện bệnh đốm lá phải kịp thời ngắt bỏ tập trung tiêu hủy.

Khi mới phát bệnh, phun thuốc Zineb 50%, hoặc Topsin 70%, hoặc chlorothalonil 50%, cứ 7 – 10 ngày phun 1 lần, phun liên tục 3 – 4 lần sẽ có hiệu quả.

Bệnh đốm đen ở lá

Khi mới phát bệnh, trên phiến lá xuất hiện đốm vàng, sau đó dần dần phát triển thành mảng đốm màu nâu, trên mảng đồm có lớp mốc màu đen, nếu nặng thì mảng đốm lan khắp mặt lá, liền với nhau thành mảng đốm lớn. Thời tiết mưa gió, hoặc nhiệt độ cao, độ thấp cao dễ phát bệnh, bón phân đạm quá liều cũng dễ phát bệnh. Trong đất cát cây

Cách phòng trị: Giống như bệnh đốm lá khô.

Bệnh đốm lá

Bệnh khi mới phát, ở phiến lá xuất hiện đốm nhỏ màu vàng nhạt, sau đó lớn dần thành hình tròn màu nâu nhạt đến vàng nâu, viền chung quanh hơi đậm, thời kỳ sau ở vết đốm xuất hiện chấm đen nhỏ. Vào mùa thu mưa nhiều bệnh thường nặng.

Cách phòng trị: Giống như bệnh đốm lá khô.

Phòng trị bệnh lá thối rữa

Khi mới phát bệnh, mép lá xuất hiện vết đốm xanh khô, sau đó liền thành mảng phát triển rộng vào trong lá, toàn lá biến thành màu nâu. Khi cành hoa và cành lá phát bệnh, ban đầu là đốm màu vàng nâu, sau đó chuyển thành màu nâu sậm và thối rữa.

Cách phòng trị:

– Khi phát hiện bệnh kịp thời ngắt bỏ.

– Hằng năm cần thay đất mới, đất trồng phải qua phơi nắng thật kỹ hoặc tiêu độc diệt khuẩn ở nhiệt độ cao.

– Chăm bón cây cần bón nhiều phân lân và kali, ít bón đạm.

– Khi mới phát bệnh, phun thuốc Carbendazim 50%, hoặc Topsin 70%, hoặc Chlorothalonil 75%, có hiệu quả ngăn chế bệnh.

Phòng trị bệnh ấu trùng ruồi nhuế (Chironomidae) gây hại

Ấu trùng ruồi nhuế (có hình dáng giống con muỗi, còn gọi là muỗi Chironomidae) bò đến mặt dưới lá, cắn rách màng ngoài, chui vào trong lá đục thành đường ở bên trong. Mỗi con ấu trùng đục 1 đường, trường hợp nặng đến mấy mươi con thậm chí mấy trăm con trên một lá, chúng đục khoét thành đường ngang dọc, khiến lá bị khô chết.

Ruồi trưởng thành màu xanh nhạt, dài 8 – 9mm, ấu trùng màu xanh nhạt, khi lớn dài 13 – 15mm. Ruồi nhuế thường đẻ trứng ở trong nước vào tháng 4 – 5 và tháng 9 – 10, trứng phát triển thành ấu trùng chui vào lá gây nguy hại cho cây trồng.

Cách phòng trị:

– Giữ chậu và đất trồng sạch sẽ, không có trứng côn trùng. – Khi phát hiện lá bị bệnh kịp thời ngắt bỏ tiêu hủy.

– Phun thuốc Trichlorfon 90%. Đối với ao hồ trồng, có thể phun thuốc Carbaryl 25%, cũng nên thả cá nuôi trong ao hồ để diệt các côn trùng có hại.

Phòng trị rầy gây hại

Rầy có nhiều loại, tụ tập thành bầy gây hại cành lá non và nụ hoa.

Cách phòng trị:

– Khi số lượng rầy không nhiều thì có thể dùng tay bắt giết.

– Khi ở trong ao hồ không nuôi các động vật thủy sinh như cá tôm, có thể phun thuốc Omethoate 40%, hoặc thuốc Fenvalerate 20%, hoặc thuốc malathion 50%.

– Nếu trong ao hồ có nuôi cá tôm, thì phun thuốc Carbaryl 25%.

Cách phòng trị bọ rầy ăn nhị hoa và cánh hoa

Nếu số lượng bọ rầy ít thì có thể bắt giết bằng tay, nếu số lượng nhiều thì phun thuốc Omethoate 40%, hoặc Fenvalerate 20%. Nếu trong ao hồ Có nuôi cá tôm thì phun thuốc Carbaryl 25%.

Cách phòng trị sâu ngứa gây hại

Loài sâu ngứa toàn thân có lông, ở phần trước, sau thân và mấy khoang trước vùng bụng có lông dài mọc thành cụm, gai lông có độc, một khi tiếp xúc với da sẽ gây viêm da và nổi mẩn.

Sâu thường tập trung ở mặt dưới lá, chúng ăn lá, chỉ chừa lại một lớp biểu bì dạng lưới, sau đó làm thủng lá, nếu nặng thì chỉ còn lại gân lá. Sau này có nhiều loại hình thái khác nhau, cách phòng trị như nhau.

Cách phòng trị:

– Nếu số lượng sâu ngứa ít thì có thể dùng kẹp bắt giết.

– Phun thuốc fenitrothion 50%, hoặc thuốc Omethoate 40%, hoặc thuốc Phoxim 50%, hoặc thuốc Fenvalerate 20%. Là – Nếu trong nước có nuôi cá tôm và động vật thủy sinh, thì phun thuốc Carbaryl 25%, tương đối an toàn đối với cá tôm.

Cách phòng trị rầy trắng gây hại

Rầy trắng thường tập trung ở mặt dưới lá để hút nước lá, khiến cây không thể phát triển, lá bị vàng rồi khô, nếu nặng thì toàn cây khô chết.

Cách phòng trị:

– Phun thuốc Omethoate 40%, hoặc thuốc Pusilin 20%, hoặc thuốc Metolcarb 25%, cứ 7 – 10 ngày phun 1 lần, phun liên tục 2 – 3 lần.

Cách phòng trị nhện đỏ gây hại

Nhện đỏ thường tập trung gây hại ở lá, khiến lá bị vàng và khô héo, thậm chí khô chết.

Cách phòng trị:

Nếu số lượng nhện đỏ ít thì có thể phun nước rửa sạch.

Phun thuốc Dicofol 20%, hoặc thuốc pyridaben 15%, hoặc thuốc Hexythiazox 50%, hoặc thuốc Omethoate 40%.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...