Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hoa mộc

Đặc điểm của cây hoa mộc

Cây hoa mộc, tên khoa học là Osamnanthus fraglans lour, thuộc họ hoa nhài (oleaceae), lá hình bầu dục có răng cưa.

Hoa ra ở kẽ lá, đầu cành và ngay cả trên các nách lá đã rụng trên thân, vì thế có tên là hoa mộc. Hoa nhỏ màu vàng nhạt, rất thơm, mọc thành chùm ngắn, đài có 4 răng, tràng 4 cánh dày, hơi liền nhau ở gốc, 2 nhị đối nhau, bầu có 2 lá noãn dính nhau ở gốc.

Hoa mộc ra hoa rải rác quanh năm, hoa nhiều song hiếm khi thấy quả. Quả hoa mộc hình bầu dục, màu lục, chứa một hạt.

Hoa mộc được trồng chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc để làm cảnh, ưa ẩm, hơi chịu bóng, thường trồng ở quanh nhà, vườn đình chùa. Gần đây, ở thành phố, người ta trồng hoa mộc vào các chậu nhỏ để ở ban công. Hoa mộc là loại cây cảnh quý, hoa còn dùng để ướp trà.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc của cây hoa mộc

Cây mộc cao to tới 2 – 3m, nên ưa trồng ngoài vườn hoa hay ngoài bồn đất, đưa vào chậu cây sống còi cọc, chậm phát triển, nên nếu đưa vào trồng trong chậu phải chăm sóc kỹ lưỡng.

Nhiệt độ:

Cây phát triển tốt nhất ở nhiệt độ từ 18 – 20 độ C. Hoa nở vào mùa Đông xuân, hoa lâu tàn, nở từ tháng 11 – 3 âm lịch. Cây có thể chịu được mùa đông giá rét. Tuy nhiên nếu nhiệt độ xuống quá thấp (dưới 5 độ C) nên phủ cho cây hoặc phải đưa chậu cây vào nhà.

Độ ẩm:

Hoa mộc sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. Cây ưa nơi “bán âm bán dương, độ ẩm từ 70% là tốt nhất. Cây chịu bóng mát nên có thể trồng ở ban công, dưới dàn hoa. Mùa khô tưới cho cây hàng ngày, mỗi lần tưới cho nước thấm sâu xuống đất, không được để cho cây bị úng nước.

Đất trồng:

Yêu cầu đất tốt, nếu được bón thúc luôn bằng nước khô dầu hay nước ngầm lông, xương súc vật càng tốt.

Nhân giống:

Nhân giống bằng chiết cành vào cuối thu hoặc mùa xuân. Cây hơi khó ra rễ nếu tầng vỏ không được cạo sạch và dễ chết nếu cạo mạnh vào thân gỗ. Dùng thuốc kích thích sinh trưởng cành chiết ra rễ có kết quả cao hơn.

Công dụng làm thuốc:

Bộ phận dùng làm thuốc là hoa, quả, rễ và vỏ cây. Hoa mộc được dùng chữa viêm họng, ho nhiều đờm, đau răng, hôi miệng. Ngày dùng 1,5 – 3g hãm, ngâm rượu uống hoặc sắc ngậm.

Có thể dùng nước cất từ hoa, mỗi lần 20 – 30ml, ngậm rồi nuốt, ngày 2 – 3 lần. Khi bị loét trong miệng, lấy 3 – 5 hoa, phơi âm can, tán thành bột mịn rắc vào chỗ loét. Hoa còn chữa bế kinh, đau bụng, dưỡng tóc và làm thơm tóc.

Quả được dùng trị đau dạ dày, đau gan, thận do lạnh, ngày dùng 10 – 12g sắc uống, vỏ cây nấu với nước uống làm sáng mắt và tăng sắc đẹp. Rễ được dùng chữa phong thấp, nhức mỏi gân xương, thận hư, đau răng. Ngày dùng 9 – 15g rễ khô hoặc 25 – 50g rễ tươi, sắc hoặc ngâm rượu uống.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...