Đặc điểm của cây xương rồng
Cây xương rồng là loài thực vật thường gặp trong gia đình. Cách trồng xương rồng đơn giản, không phải chăm sóc nhiều, lại chống được bụi và điện từ của máy móc, nên được rất nhiều người ưa chuộng.
Hoa xương rồng trông lạ mắt, thường nở vào buổi sáng sớm hoặc chập tối, thời gian hoa nở chỉ kéo dài vài tiếng. Hiện nay có đến hàng chục loại xương rồng đang được trồng làm cảnh.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xương rồng
Nhiệt độ:
Cây xương rồng thích môi trường khô ráo, chịu được nhiệt độ cao, vào mùa đông nên để ở môi trường trên 20 độ, nhiệt độ ban đêm không dưới 10 độ nếu không sẽ khiến rễ cây bị chết cóng.
Đất trồng:
Cây xương rồng sợ bị úng nước nên yêu cầu khắt khe về đất. Đất trồng xương rồng phải thoát nước tốt, thông khí tốt, có nhiều vôi.
Nếu có thể trộn dùng đất sét, đất lá mục và đất cát thô trộn lẫn để trồng thì càng tốt. Dưới đáy chậu nên lót đá vụn để thoát nước cho chậu cây.
Ánh sáng:
Cây xương rồng yêu cầu lượng ánh sáng dồi dào, nhưng mùa hè khi tia tử ngoại quá mạnh cũng nên che chắn hợp lý cho cây.
Vào mùa đông khi tia nắng môi trường không đủ mạnh thì nên chiếu sáng cho cây bằng ánh đèn để cây sinh trưởng khỏe mạnh.
Cây xương rồng thích hợp với người không có thời gian chăm sóc.