Đặc điểm của hoa đèn lồng
Hoa đèn lồng hay hoa đăng ở Âu – Mỹ được gọi là Fuchsia, tên khoa học là Fuchsia hybrida, hoa rực rỡ, dáng bông tai lòng thùng xuống đất nên ở Mỹ gọi là hoa bông tai công nương Ladies Eardrops.
Hiện nay hoa được trồng nhiều ở Đà Lạt. Hoa được trồng ở những giỏ treo, chậu cây, làm bồn hay trên phân giậu, quanh lối xóm, dáng cây mộc,… với đa sắc màu trắng, đỏ, hồng, tím…
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đèn lồng
Ánh sáng:
Đa phần giống cây đèn lồng là cây dài ngày. Đôi khi, cây có thể nở hoa vào ngày ngắn, nhưng liên tục nở ở môi trường nhà kính, số ngày dài cần thiết để phát triển từ các mầm ngang mới mọc, nên ngày dài liên tục ở điều kiện thiên nhiên để cây trổ hoa là rất khó khăn, vì vậy muốn cây trổ hoa liên tục phải có sự tác động.
Mầm ngọn luôn tăng trưởng bất kỳ ánh sáng nào, dài hay ngắn không quan trọng. Cường độ ánh sáng ảnh hưởng đến quang kỳ tính. Nhỏ hơn 475 footcandle, cây sẽ có quang tính trung lập. Muốn có cảm quang tối hảo vào ngày dài cần 900 footcandle.
Muốn có ngày dài trong điều kiện ngày ngắn (mùa đông) thì kéo dài ngày hay cắt đứt đêm kể từ 10 giờ đêm đến 2 giờ sáng với đèn nóng, sáng chừng 10 – 20. Muốn có số hoa nở nhiều, đẹp, cần 1 cường độ 900 footcandle trong 8 giờ 1 ngày. Che bóng râm mùa xuân hay mùa hạ thì dễ bề kiểm soát nhiệt độ.
Nhiệt độ:
Nhiệt độ thích hợp cho cây tăng trưởng là 20 – 26°C. Dưới 15°C hay trên 30°C là cây mọc yếu. Hoa nở tốt cũng ở nhiệt độ từ 15 – 26°C. Sau khi nụ ra, nhiệt độ tốt nhất cho hoa phát triển từ 23 – 26°C.
Tưới tiêu:
Cây luôn cần ẩm ướt, vào những thời gian ít ánh sáng, nhiệt độ thấp (mùa đông) hay nhiệt độ quá cao (mùa hè) cần chăm sóc và tưới cho cây để luôn có độ ẩm thích hợp.
Dinh dưỡng:
– Hoa đèn lồng cần nhiều phân bón. Tưới phân lỏng liên tục gồm 250 – 300g nitrogen (đạm) và potassium cho kết quả tốt ở môi trường không đất.
– Chất điều hòa tăng trưởng hay dùng nhất cho cây đèn lồng là daminazole (89) với kiểm soát chiều cao của cây lồng đèn với lượng 3000 – 4000 ppm. Phun xịt B9 lần đầu tiên lúc cây mới tăng trưởng khi thấy được ngọn chồi mới trên cây không bấm ngọn hay khi chồi dài 1-2cm trên cây bấm ngọn.
Phun xịt B9 lần thứ 2, cách 10 – 14 ngày sau lần thứ nhất. Ancymidol (A-Rest) là thuốc xịt lá với nồng độ 25 – 50 ppm hay trên rãnh với nồng lượng 0,25 – 1,5 mg cho mỗi 15cm đường kính chậu trồng để có thêm nhiều hoa. Ethepon (Florel) tăng thêm cành và chồi hoa nhưng làm lá nhỏ đi, lóng ngắn lại, như vậy không cần bấm ngọn, nhưng đôi khi làm hoa không nở.
Xịt Ethepon trên lá với nồng độ 500ppm khi 4 – 5 lá đã phát triển đầy đủ. Chất điều hòa tăng trưởng mới nhất là Bonzi cũng rất hiệu quả ở nồng phun xịt 25 – 40ppm. Acid Gibberellic cũng hay được dùng để sản xuất chậu trồng các giống lồng đèn thân mộc.
Acid Gibberrellic nồng độ 200 – 400ppm phun trên cây còn nhỏ và không bấm ngọn thì thời gian cho cây đủ cao lớn sẽ giảm đi, cây sẽ dài ra và cần đến trụ chống đỡ.
Nhân giống:
Cắt cành lá cây gốc làm hom đem trồng tốt hơn giâm cành đã ra hoa. Muốn cây chỉ ra lá cành thì dùng ngay ngắn (ít hơn 12 giờ ánh sáng) và giữ nhiệt độ dưới 21°C. Dùng hom cành ngọn dài 7 – 8cm với 2 hay 3 cặp lá trưởng thành và đem cắm ở môi trường ráo nước có pH bằng 6 – 6,5.
Khi đang mọc rễ, giữ môi trường nhân giống ở nhiệt độ 20 – 22°C và dùng ngày ngắn (ít hơn 12 giờ ánh sáng), cần chừng 3 tuần lễ cho hom mọc rễ.
Môi trường:
Môi trường trồng cây đèn lồng là phải giữ được nước, nhưng phải dễ tháo nước, tháo nước tốt. Có giống mọc thẳng đứng có thể dùng một hom, trồng trong chậu 10 – 13cm. Còn trồng giỏ treo thì cần từ 3 – 5 hom, dài 25cm.
Bấm ngọn:
Khi cây có 4 – 5 cặp lá thì bấm ngọn. Cây đèn lồng trồng chậu chỉ cần bấm 1 lần ngọn là được.
Sâu, bệnh:
– Bướm trắng hay phá hoại cây hoa đèn lồng nhất. Rầy mềm (Aphids) làm quăn lá và cũng làm cây trồng hư hại lớn. Ngoài ra còn có rệp bột (Mealy bugs), nhện đỏ (Spider mites) rệp vảy (Scales).
– Bệnh rỉ có thể làm nhân giống và sản xuất cây mất mát nhiều, cần làm cây thoáng khí, trồng khoảng cách thích hợp và giữ gìn vệ sinh cây tốt là phương pháp phòng trừ bệnh tốt nhất. Botrytic blight (Botritic cinerea) thối rễ do nhiều loài khuẩn gây ra khi môi trường quá ẩm ướt.