Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa huệ đỏ

Đặc điểm của hoa huệ đỏ

Đây là loài hoa có thân củ được du nhập từ Âu châu vào Việt Nam vào những năm 60 – 70. Hoa có nhiều màu: đỏ sậm, đỏ da cam, trắng, tím lợt. Mùa hoa vào khoảng tháng 4, tháng 5 dương lịch. Nhưng được ép thúc cho hoa nở vào dịp tết âm lịch.

Cây huệ đỏ (tên khoa học là Amaryllis sp.) ngoài ra còn có tên gọi khác là huệ nhung (vì hoa của chúng có màu đỏ rất đẹp và mịn như nhung).

Huệ đỏ là cây thân giả có lá hình giải hẹp, thuôn nhọn và mọc thành hai hàng xanh đậm đối nhau. Cành hoa tròn to, mỗi cành hoa có 4 nụ, mọc lên từ nách lá có thể cao đến 20 – 30cm. Lúc đầu nở 2 hoa vài ngày sau nở tiếp hai hoa còn lại, hoa thường nở đến khi tàn là khoảng 5 – 10 ngày.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa huệ đỏ

Đất trồng:

Trồng trên đất đen pha cát loại 2, thoát nước nhanh là tốt nhất.

Ánh sáng:

Là loài cây chịu ánh sáng hoàn toàn cả ngày.

Nhiệt độ:

Mặc dù cây vùng ôn đới, nhưng cũng chịu được nhiệt độ cao 18 – 34°C.

Độ ẩm:

Trong mùa tăng trưởng cần sự ẩm ướt và bắt đầu bớt tưới nước khi thấy lá vàng, lúc này củ đã già sắp chuyển qua trổ hoa. Nước có độ pH = 6 – 7.

Sâu rầy:

Ít bị sâu rầy phá hại, tuy nhiên đề phòng rệp và nhện trắng đóng ở mặt dưới lá…

Cách cho cây nở hoa vào tết:

– Muốn cây ra hoa, cần có một thời gian khô hạn để phân hóa mầm hoa. Trong điều kiện mùa khô ở Nam Bộ cây huệ bị thiếu nước khô héo hết lá, chỉ còn lại củ (thân giả), khi mùa mưa đến cây huệ sẽ ra lá và trổ hoa. Nắm được đặc tính này của huệ đỏ, có nghệ nhân đã tìm được cách điều khiển cho huệ ra hoa đúng vào dịp tết Nguyên đán.

– Trồng hoa huệ nơi đất tốt, chăm sóc cây chu đáo, bón phân đầy đủ (nhất là phân lân) để cây sinh trưởng và phát triển mạnh.

Đến tháng 10 âm lịch chọn những cây có củ già, lá vàng úa và hơi bị tàn lụi một chút, nhổ cây lên cắt bỏ hết lá và rễ (có thể nhổ từ tháng 9 âm lịch), đặt lên giàn (không được để dưới đất ẩm), phơi trong bóng mát (thời gian này không được phun tưới nước) để củ huệ khô héo, ngừng tăng trưởng.

– Khi nào muốn cây huệ ra hoa thì đem trồng củ huệ vào chậu hay giỏ tre đã có sẵn hỗn hợp đất, phân hữu cơ, tro trấu. Khi trồng chỉ cho đất phân ngập đến 1/2 củ (nếu phủ đất kín dễ làm củ bị hư thối). Sau khi trồng đưa chậu cây vào chỗ mát, tưới nước đủ ẩm, khi nào thấy củ huệ nhú mầm lá hoặc mầm hoa (thường khoảng 15 ngày sau khi trồng) thì đưa chậu cây ra ngoài nắng, khoảng 15 ngày sau cây huệ sẽ nở hoa.

Như vậy muốn cây huệ nở hoa vào dịp tết Nguyên đán thì đem trồng củ huệ trở lại chậu trước tết khoảng một tháng. Muốn cong hoa ngắn, mập mạp, hoa to, tươi sắc và lâu tàn ngoài việc đưa chậu hoa ra chỗ nắng cần bón thêm phân kali.

Sau khi bày chơi hoa trong mấy ngày tết, khi hoa tàn đem cây ra trồng trở lại đất vườn, tích cực chăm sóc cho cây sinh trưởng và phát triển tốt. Muốn có hoa chơi tết năm tới thì tháng 9, 10 âm lịch lại áp dụng cách làm như trên.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...