Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa thủy tiên

Đặc điểm của hoa thủy tiên

Thủy tiên thuộc họ hành tỏi có tên khoa học Narcissus Tazetta Linn, sinh trưởng vào mùa thu, mùa đông thì nở hoa, còn mùa xuân tích dinh dưỡng, ngủ nghỉ vào mùa hè. Thủy tiên là loài cây thích ánh sáng, ưa ấm và ẩm, chịu ẩm ướt kỵ khô hạn, sợ rét. Cây thủy tiên gia đình thường trồng vào nước, do chồi củ cây thủy tiên đã phân hóa, hoa nở với thời gian ngắn, mùa xuân đã cho hoa tươi.

Những người có tính kiên nhẫn, trầm tư, cẩn thận và sạch sẽ mới có thể chăm sóc được loài hoa này. Từ khi cái đầu rễ nhú ra trong nước cho đến những cái lá có màu xanh ngả ra xung quanh đều được theo dõi một cách hết sức cẩn trọng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa thủy tiên

Chọn củ:

Muốn làm cho lá thủy tiên ngắn mập, màu đậm, vấn đề mấu chốt là chọn củ tốt. Khi mua củ thủy tiên ta cần chọn củ to, khỏe, màu đẹp. Nên chọn củ theo cân, mỗi kilôgam không quá 40 củ là tốt, số củ càng ít, củ càng to mập.

Đường kính củ khoảng 2 – 3cm. Dựa vào hình thái củ ta chọn củ tròn dẹt, chắc, vỏ ngoài có vân dọc rộng, màu sáng. Củ màu nâu bóng là tốt.

Chọn chồi:

Dùng tay bóp nhẹ, nếu là chồi hoa củ chắc có trụ và đàn hồi, nếu chồi lá thì củ xốp, lép không đàn hồi. Nuôi trồng thủy tiên trong nước, cần chọn củ khỏe, trước hết phải bóc bẹ nâu bên ngoài, sau đó, từ bên trái cắt từ trên xuống đến 1 – 3 củ, rồi cắt ngang củ, đồng thời bổ hai nhát ở bên chồi chính cho đến giữa củ, khi cắt không gây vết thương đến chồi.

Trồng trong đất:

– Ngâm củ trong nước vài ngày trước khi trồng. Thủy tiên thích hợp với đất pha cát, nên trồng vào cuối thu (tháng 11), vùi sâu chừng 7 – 12cm, tưới đều đặn, nhưng không để úng nước.

– Muốn có hoa trong dịp tết có thể thúc củ theo phương pháp sau: dùng loại đất hỗn hợp (potting mix) vùi củ thủy tiên vào đất, rồi đưa chậu vào nơi mát (dưới 25 độ C), tối, đến khi củ nảy mầm. Bắt cây sống dưới khí hậu mát và đủ ánh sáng (có thể dùng đèn chiếu). Chỉ tưới khi đất bắt đầu khô, để lá vàng và rụng tự nhiên. Có thể dùng phân bón nitro nếu cần.

Trồng thả trong nước:

– Nếu thả trong nước, cần phải gọt tỉa. Sau khi ngâm nước 5 – 6 ngày thì bắt đầu uốn tỉa, đặt mặt phẳng của cả xuống dưới, mặt lồi lõm quay lên trên để gọt. Cắt bớt lá nếu cần. Dao gọt phải thật bén và có 2 đầu: một phẳng một cong, đầu phẳng để gọt bẹ, còn đầu cong để cạo bẹ. Gọt dần từng bẹ lá ở mặt lõm để cho chồi hoa nhú ra.

– Thủy tiên khi đưa vào chậu, có thể mỗi ngày thay nước 1 lần, về sau 2, 3 ngày thay 1 lần, khi bao hoa mọc lên, mỗi tuần thay 1 lần, sau khoảng 40 ngày là hoa nở. Thủy tiên

mặc dù có khả năng chịu rét, nhưng trong điều kiện nhiệt độ thấp cây sinh trưởng chậm, hoa ra muộn, cho nên mùa xuân phải tăng nhiệt độ. Kỳ ra hoa nên đưa chậu hoa vào nơi lạnh (nhiệt độ không cao hơn 12 độ C) và cho đủ sáng. Như vậy lá thủy tiên sẽ ngắn, màu đậm, dáng đẹp.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...