Đặc tính của hoa trân châu
Hoa trân châu mọc hoang và cũng được trồng làm cảnh. Cây thích ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp, cũng sống được nơi bóng râm, ở nơi ánh nắng đầy đủ cây phát triển khỏe.
Cây cũng chịu được ô nhiễm. Ở trong điều kiện nước sâu 1 = 40cm cây phát triển tốt nhất, cây cũng chịu được hạn. Ở trong điều kiện đất ẩm ướt cây cũng thích ứng được. Cây chịu được lạnh, ở vùng phương Bắc cây sống qua mùa đông trong môi trường nước ấm. Ở trong đất phì nhiêu tơi xốp, trên đất cát cây rất kém phát triển.
Cách trồng trân châu
Hoa trân châu thường dùng các cách trồng: giâm cành, tách cây, gieo hạt, đào lấy ngoài hoang dã.
Giâm cành
– Hoa trân châu tính thích ứng mạnh, dễ mọc rễ, thông thường giâm cành xong không để chậu thay đất nữa, cho nên khi chọn chậu không nên quá nhỏ, thường chọn chậu đường kính 30 – 60cm, có thể dùng chậu sành không có lỗ thông ở đáy, cũng có thể dùng chậu gốm sứ.
Chậu trước khi dùng phải chà rửa sạch, khi dùng chậu có lỗ đáy, trước hết chà rửa sạch, lót một mảnh giấy cứng hoặc mảnh ván ép dưới lỗ đáy, rồi dùng vữa xi măng cát bít lỗ, để cho khô rồi đổ đất vào trồng.
Dùng bùn sông hồ ao qua phơi nắng thật kỹ, trộn thêm 20% – 30% đất mùn hoặc đất vườn thông thường, đổ đất đầy 2/3 – 3/4 chậu, gạt bằng nén chặt, đặt một bát nhỏ đường kính khoảng 10cm ở chính giữa để chống xói, miệng bát chống nước xói nên thấp hơn miệng chậu trồng hoa.
Đổ nước vào bát nhỏ chống xói, cho nước đầy tràn ra đất ở chậu, đổ cho tới khi nước sâu ngập mặt đất 3 – 5cm, dùng chồi non 8 – 15cm ở đầu cây làm cành giâm, nếu cành giâm không đủ, cũng có thể dùng đoạn giữa cây làm cành giâm, cắt lấy một đoạn dài 10 – 15cm, ngắt bỏ lá ở phần gốc, rồi giâm phần gốc xuống dưới đất sâu khoảng 3 – 5cm, độ sâu giảm xuống đất liên quan đến độ dài ngắn cành giâm, cành dài thì giảm sâu một tí, cành ngắn thì giâm cạn một tí, giâm xong khi tưới nước không để xói đất. Khoảng cách hàng cây trồng 8 – 15cm. Giữ nước sâu, sau khi cây sống dần dần tăng thêm độ sâu của nước.
Tách cây
Đến mùa xuân khi cây nẩy chồi, đào lấy chồi, kèm cả đất, trồng vào trong chậu đã chuẩn bị sẵn. Đất trồng dùng bùn sông hồ ao, trộn thêm 20% – 30% đất mùn, rồi thêm 5% – 8% phân chuồng đã phân hủy.
Hoặc dùng đất vườn thông thường trộn thêm 20% – 30% đất mùn, rồi thêm 5% – 8% phân chuồng đã phân hủy, phơi nắng thật kỹ rồi dùng.
Gieo hạt
Gieo hạt dùng chậu sành đường kính 30 – 60cm không có lỗ thông ở đáy. Đất trồng dùng bùn sông hồ ao hoặc đất vườn thông thường qua phơi nắng thật kỹ hoặc tiêu độc diệt khuẩn ở nhiệt độ cao, trộn thêm khoảng 10% đất mùn, tưới nước cho thấm xong gieo hạt ở mặt đất, lấp đất lại không thấy hạt là được. Tưới nước theo định kỳ, giữ cho đất luôn trạng thái ẩm ướt.
Ở trong môi trường tự nhiên nhiệt độ 16 – 24°C, khoảng 10-15 ngày là nảy mầm. Nhiệt độ thấp thì tỉ lệ nảy mầm thấp, lại nảy mầm không đều. Khi mầm cây cao 10 – 15cm thì đào đem đi trồng. Khi đào phải đổ nước vào trong chậu cho mặt nước cao hơn mặt đất để cho đất trở nên mềm, trực tiếp dùng tay đào lấy cây, trồng 3-5 cây thành một cụm.
Đào lấy ngoài tự nhiên
Cây con mọc hoang ở nơi nước cạn và ẩm ướt ven bờ sông, ao hồ, có thể trực tiếp dùng thuổng đào lấy cây đem về trồng. Khi đào trước hết phải nhổ bỏ cỏ tạp ở chung quanh, rồi đào lấy cây con đem về trồng. Cũng có thể cắt lấy cành mọc hoang đem về giâm trồng, về chất lượng thì cách sau tốt hơn cách trước, hơn nữa cách sau vận chuyển cũng tiện hơn.