Kỹ thuật trồng lan Mokara tại nhà

Đặc điểm của lan Mokara

Lan Mokara được lai tạo từ các giống Arachnis và Vanda với Ascocentrum với đặc điểm tương tự như nhóm Vanda. Đây là loài lan đơn thân, có thân hình trụ dài cứ mọc cao lên mãi, không có giả hành, lá dài gống hình trụ hay hình lòng máng, mọc cách hai bên thân.

Phát hoa mọc từ nách lá giữa thân, phát hoa dài thường không phân nhánh, mang nhiều hoa. Hoa có nhiều màu sắc đang dạng như: tím, trắng, hồng đỏ, cam, vàng, nâu, xanh… với kích thước hoa khác nhau từ nhỏ đến lớn. Trên cánh hoa thường có chấm, có đốm rất đẹp.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan Mokara

Nhiệt độ:

Mokara thuộc nhóm lan ưa nóng. Nhiệt độ thích hợp ban ngày không dưới 21°C. Nhiệt độ ban đêm không dưới 18,5°C.

Ánh sáng:

Mokara là loài cây ưa sáng. Ánh sáng yếu, cường độ quang hợp giảm, khi đó cây thiếu dinh dưỡng và không ra hoa. Vì nhà đô thị thường bị che khuất hay hướng nắng không đầy đủ sẽ làm lan Mokara chỉ ra toàn lá mà ít có hoa. Lan Mokara thích hợp với ánh sáng 70% (cây lan còn nhỏ), và ánh sáng 50 – 60% (để cây lan ra hoa).

– Người trồng lan cần xem xét hướng ngôi nhà của mình, chú ý đảm bảo thời gian chiếu sáng cho lan từ 5 – 6 giờ,

hay nắng hướng Đông là tốt nhất, ngược lại nắng gắt hướng Tây làm cây lan bị bạc màu lá và bị khô do thiếu độ ẩm.

Nước tưới:

Tưới theo mùa. Do Mokara cần độ ẩm cao nên mùa khô tăng cường tưới nước để tránh hiện tượng rụng lá và giảm cường độ quang hợp. Nếu mùa nắng tưới ngày 2 lần.

Độ thông thoáng:

Những vùng thiếu thông thoáng dễ gia tăng bệnh cho lan. Còn trường hợp ở nơi quá thông thoáng như đồng trống gia tăng bốc hơi nước làm cho môi trường có độ ẩm thấp, cây thoát hơi nước mạnh làm cây kém phát triển, do vậy cần phải che chắn.

Kiểu trồng:

Lan Mokara có thể được trồng trên lưới, trồng trong luống có chứa vỏ đậu, trồng trong các chậu gốm, nhựa không có chất trồng hoặc có chất trồng là xơ dừa, vỏ đậu, than; hoặc được trồng bằng cách bó vào trụ xi măng đứng.

– Mokara, nếu chọn trồng đất phải chọn đất cao ráo, thoáng mát và có tỷ lệ cát cao. Luống trồng làm thành khung hình chữ nhật để cho giá thể vào không bị trôi chảy. Các cây lan Mokara được buột đứng vào các nẹp đã chôn xuống vỏ đậu sao cho gốc lan không chạm vào vỏ đậu. Trồng cây cách cây 30cm.

– Nếu trồng chậu, có thể sử dụng loại chậu nhựa treo, có đường kính miệng chậu 18 – 20cm, phía dưới chậu đổ một lớp xơ dừa, vỏ lạc, than…, dày 8 – 12cm, tạo ẩm độ cho rễ, nên lưu ý không để thân chính của lan Mokara nằm sâu trong lớp giá thể mà có thể để bên trên mặt, có khoảng cách 3 – 5cm, cần duy trì bộ rễ lan luôn thoáng. Sau thời gian lớp giá thể sẽ phân hủy thì cần bổ sung tiếp tục thêm.

– Để việc trồng lan Mokara tại nhà thành công cần phải chọn giá thể trồng phù hợp vừa đảm bảo độ ẩm cho lan vừa khô ráo thoáng bộ rễ để tránh làm thối rễ, theo kinh nghiệm của nhà vườn thì người ta sử dụng vỏ đậu phộng sau khi đã xử lý mầm bệnh để trồng lan Mokara là phổ biến nhất.

Phân bón:

Cây lan Mokara có thể ra hoa khi thân dài 40 – 50cm.

– Khi cây lan còn nhỏ có thể sử dụng phân bón lá chuyên dùng cho lan như: 30.10.10 TE, Vitamin B, Atonik, Rong biển… (sử dụng luân phiên) với liều dùng bằng nửa liều khuyến cáo nhà sản xuất và phun thường xuyên hàng tuần một đến hai lần lúc chiều mát.

– Khi cây lan lớn thêm 10cm thì đổi sang phân 20.20.20 TE và phân vi lượng không thay đổi, tuy nhiên nên bổ sung thêm một ít Dynamic Lifter hoặc phân trùng quế (tháng bón phân hữu cơ hai lần, rải trên lớp vỏ lạc – đậu phộng) để giúp cây lan thêm cứng cáp. Quan sát nếu thấy lá lan mới ra to hơn hay bằng lá lan ban đầu là dấu hiệu nhận biết lan Mokara được no đủ phân bón, nếu lá mới có kích thước nhỏ thì tăng thêm liều lượng phân bón.

– Khi chăm sóc định kỳ trong thời gian 8 tháng và lan cao khoảng 50cm thì cây bắt đầu ra hoa, trường hợp cây lan khỏe mạnh sẽ cho 7 – 8 nhánh trong một năm, phun thêm phần dưỡng hoa để giúp hoa bền và màu sắc tươi đẹp.

Phòng trừ sâu bệnh cho lan Mokara:

Lan Mokara ít khi bị sâu bệnh tấn công do cây lan có sức sống mạnh, thường thấy nhất là lớp bồ hóng tạo thành lớp đen bám trên lá thì dùng khăn mềm ướt lau nhẹ.

– Nếu thấy kiến hay rệp xuất hiện thì có thể tiêu diệt bằng tay hay dùng thuốc secsaigon phun trừ, không tưới nước quá nhiều dễ làm vàng hay nhũn lá, rớt lá chân, trường hợp mưa kéo dài có thể dùng thuốc bệnh kháng sinh an toàn như: Kasumin, Vadydamicin… để tăng đề kháng cho lan.

– Nên kiểm tra thường xuyên và cắt bỏ lá già lá vàng, nhặt gom lá khô, nhằm cách ly mầm bệnh lây lan ra những vùng xung quanh.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...