Những điều cần biết khi trồng cây cảnh tại nhà

Giống như nhiều loài khác, cây cảnh cũng có thể phân ra nhiều loại. Về cơ bản có thể phân thành ba loại sau: Loại thân cỏ, thân gỗ và loại mọng nước.

Phân loại cây cảnh

Giống như nhiều loài khác, cây cảnh cũng có thể phân ra nhiều loại. Về cơ bản có thể phân thành ba loại sau: Loại thân cỏ, thân gỗ và loại mọng nước.

Loại thân cỏ

Là chỉ những cây cảnh mà cành, thân, lá đều mềm, dễ đứt gãy.

Đặc điểm của loài cây này là không yêu cầu cao về chất đất, chỉ cần đất mềm có tính giữ nước, thấm nước, liên kết các hạt đất với nhau là được. Thời gian sinh trưởng của cây cảnh loại này tương đối ngắn, có thể phân thành loại: một năm, hai năm và nhiều năm.

Loại một năm thường là trồng và nở hoa trong một năm, sau đó chết đi như: Hoa xác pháo, hoa bách nhật. Loại hai năm thường là sinh trưởng từ năm này qua năm sau, hay trồng vào mùa thu, tới mùa xuân hoặc mùa hạ năm thứ hai sẽ nở hoa, kết quả cho tới khi chết như: hoa mõm sói, hoa cúc susi. Loại nhiều năm chỉ những loại có tuổi đời từ hai năm trở lên như: cây măng tây, hải đường bốn mùa vv..

Loại thân gỗ

Cây thân gỗ là những loài có thân tính gỗ phát triển, có thể sống nhiều năm, chủ yếu bao gồm ba loại là: họ thông, cây bụi và cây dây leo. Họ thông có đặc điểm chủ yếu là cành và thân có sự khác biệt lớn, cao hàng chục mét. Cây bụi là cành và thân không có sự khác biệt rõ rệt, tương đối thấp.

Cây dây leo chỉ những loại thân mảnh, thân không thể đứng thẳng, thông thường phải bám vào cây khác hoặc có giá đỡ mới có thể đứng vững.

Loại mọng nước

Là những loài có lá mọng, chứa nhiều nước, dễ chăm sóc nên thường được những người “lười” chăm cây ưa chuộng. Thông thường có thể phân thành hai loại: là họ xương rồng và họ lá bỏng.

Họ xương rồng vốn sống ở khu vực sa mạc nên thân thô, lớn, chứa nhiều nước và chất dinh dưỡng trong thân để kháng cự lại khô hạn, chính vì vậy nếu chẳng may người trồng vài hôm quên tưới thì chúng cũng không bị chết vì “khát nước”.

Loại lá bỏng có lá phồng, chứa nhiều nước bên trong.

Ánh mặt trời

Ánh mặt trời có tác dụng với đời sống như thế nào chúng ta ai ai cũng đều biết rõ. Không có ánh mặt trời, vạn vật đều mất đi sinh lực. Hoa cỏ cũng giống như con người vậy, không thể sống mà thiếu ánh mặt trời.

Sự ảnh hưởng của ánh mặt trời với cây cảnh

Ánh mặt trời là nhân tố điều khiển trong quá trình sinh trưởng của cây cảnh. Ánh mặt trời là năng lượng chế tạo chất dinh dưỡng thực vật, không có ánh mặt trời, cây cối không thể tiến hành quang hợp, sinh ra thiếu dinh dưỡng và ảnh hưởng tới quá trình phát triển bình thường. Đại đa số các loài thực vật chỉ có thể sinh ra hoa lá khi nhận được đầy đủ ánh sáng mặt trời, thiếu đi lượng ánh sáng mặt trời cần thiết, lá sẽ bị vàng và héo úa, giảm tuổi thọ của cây. .

Với cùng một chậu cây, các phần nhận được lượng ánh mặt trời khác nhau thì hiệu quả và số lượng hoa nở cũng Có sự khác biệt lớn. Phần nhận được đủ ánh sáng sẽ nở rất nhiều hoa, ngược lại hoàn toàn với bên thiếu ánh sáng. Căn cứ vào đặc điểm này có thể phân cây cảnh thành ba loại: Dương tính, trung tính và âm tính.

– Loại dương tính chỉ những cây cảnh không thích bóng râm, thích ánh sáng mặt trời mạnh, một ngày phải nhận được ánh sáng từ 12 tiếng trở lên mới nảy mầm. Phần lớn các loài cây cảnh dùng để ngắm hoa, ngắm quả đều thuộc loài này như: ngọc lan, hoa hồng, thạch lựu, hoa mai, tường vi, quất v….

– Loại trung tính là chỉ những loại không có yêu cầu cao về ánh mặt trời, có thể sinh trưởng bình thường trong điều kiện ánh sáng, chiều dài hoặc ngắn ngày, chủ yếu có: hoa mộc, hoa nhài, bạch lan, chi tú cầu v….

– Loại âm tính chỉ những loại phát triển mạnh dưới điều kiện môi trường kín, khi ở dưới ánh sáng mặt trời thì phát triển chậm lại như: cây măng tây, đỗ quyên, vạn niên thanh vv…

Làm thế nào để phát hiện cây cảnh thuộc loại nào

Cách xử lý khi cây cảnh thiếu ánh sáng: Cây cảnh phát triển không tốt, nhưng làm thế nào mới có thể biết được có phải là vì thiếu ánh sáng hay không? Thông thường, nếu cây đột nhiên xuất hiện tình trạng lá xanh chuyển thành màu vàng, lá to biến thành lá nhỏ, cành cũng trở nên mềm lại, bông nhỏ và không có mùi hương thì có thể cây đang thiếu ánh sáng. Nếu không kịp thời xử lý có thể sẽ sinh ra sâu bệnh, không có lợi cho sự phát triển của cây.

Thường là những cây cảnh đặt ở ban công ngược sáng hoặc vào mùa đông sẽ không đủ ánh sáng mặt trời. Có rất nhiều phương án giải quyết, tốt nhất là đặt cây cảnh ở nơi có ánh sáng trực tiếp để cây cối có thể thỏa thích thu nhận ánh sáng.

Ngoài ra, nếu do thời tiết mùa đông lạnh lẽo, mưa kéo dài liên miên, không đủ ánh sáng thì có thể sử dụng đèn huỳnh quang thay thế cho ánh sáng mặt trời. Nếu có thời gian và sức lực còn có thể đặt bên cạnh cây các vật chất phản quang như gương kính, giấy thiếc để tăng cường hiệu quả chiếu sáng cho đèn huỳnh quang.

Cách xử lý khi cây cảnh chịu ánh sáng quá nhiều

Mùa hè, ánh sáng mặt trời quá nhiều cũng sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây. Do đó, vào mùa hè nên dựng lều chống nắng để che chắn. Cùng một chậu cây nếu một bên chịu nắng quá nhiều, một bên không đủ nắng sẽ khiến cây phát triển không đồng đều. Cho nên để duy trì hình dáng mỹ quan của chậu cây, cần thường xuyên đổi hướng chậu để mỗi phần đều nhận được đủ lượng ánh sáng. Cứ cách hai ba ngày thì xoay chậu một lần, như vậy không chỉ giúp cây phát triển đẹp đẽ, còn giúp cây phòng chống được sâu bệnh.

Nhiệt độ

Giống như ánh sáng, nhiệt độ cũng là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới sự trưởng thành của cây. Quá trình quang hợp, hô hấp, bốc hơi của cây đều có liên quan mật thiết tới nhiệt độ. Chỉ khi ở trong nhiệt độ phù hợp, cây mới duy trì được sự sống.

Thông thường nhiệt độ càng cao thì cây sinh trưởng càng nhanh, nhiệt độ càng thấp thì hoa nở càng lâu. Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng tới quá trình hoa nở. Một số loài chỉ nở hoa ở nhiệt độ thấp như: lạp mai, đỗ quyên. Cho nên khi nắm bắt được nhiệt độ cũng có nghĩa là điều khiển được quá trình sinh trưởng của cây.

Ảnh hưởng của nhiệt độ đối với cây cảnh

Thông thường người ta cho rằng cây cảnh sinh trưởng, đơm hoa và kết trái có ba loại nhiệt độ cần phải chú ý: Nhiệt độ trung bình của năm, nhiệt độ thời kỳ sinh trưởng và nhiệt độ thấp vào mùa đông. Thực ra, điều quan trọng với sự sinh trưởng của cây phải là nhiệt độ thích hợp nhất, nhiệt độ cao nhất và nhiệt độ thấp nhất. Vượt quá nhiệt độ cao và thấp nhất, quá trình phát triển, đơm hoa, kết trái và các hoạt động sống khác của cây đều bị ảnh hưởng.

Nhiệt độ phù hợp nhất là nhiệt độ mà phần lớn cây đều có thể sinh tồn, tức từ 4 – 36 độ.

Nhiệt độ cao nhất là điều kiện nhiệt độ lớn nhất để cây sinh tồn, khi vượt quá nhiệt độ này cây sẽ chết. Ví dụ thông thường cây có thể chịu được nhiệt độ 45 độ C, nếu liên tục vài ngày để cây đặt ở môi trường trên 45 độ C, tần suất hộ hấp của cây sẽ tăng nhanh, khiến việc tạo thành các chất hữu cơ sẽ tăng lượng hao phí, dẫn đến mất nước nhanh, cây chịu nóng kém và chết.

Nhiệt độ thấp nhất là khả năng chịu lạnh kém nhất của cây. Thông thường, thời tiết lạnh sẽ làm cây chết nhiều hơn thời tiết nóng. Vì sau khi cây bị nóng chỉ cần chăm sóc cẩn thận, bổ sung nước kịp thời thì vẫn có thể còn khả năng sống sót. Nhưng khi cây phải chịu giá lạnh, cả phần rễ đều bị đông cứng thì không còn cách nào có thể cứu chữa.

Do đó, muốn cây sống được qua mùa đông có thể đem cây vào trong nhà, nhưng không nên điều chỉnh nhiệt độ phòng quá cao, nếu không cây sẽ hao phí rất nhiều dinh dưỡng, không có lợi cho cây khi bước vào thời kỳ ngủ đông để sống qua mùa đông.

Yêu cầu khác nhau của cây với nhiệt độ

Căn cứ vào các yêu cầu khác nhau về nhiệt độ của cây cảnh, và để người chơi cây thuận lợi hơn trong việc chăm sóc cây, người ta chia cây cảnh thành ba loại.

* Loại chịu lạnh tốt:

Là những loài có sức chịu lạnh tốt, có thể chịu được thời tiết -5 độ C như: đinh hương, nghênh xuân, hải đường, bách hợp, dâm bụt v…. Có những loài còn có thể chịu được nhiệt độ -20 độ C. Sang năm sau khi nhiệt độ tăng lên 5 – 15 độ, cây sẽ tiếp tục nở hoa.

* Loài chịu lạnh trung bình:

Là những loài có khả năng chịu lạnh khoảng 45 độ như: hoa đậu thơm, cúc châu Phi, bỉ ngạn, cây nhện, dây tóc tiên. Vào mùa đông khi thời tiết giá lạnh cần dùng cỏ hoặc dây đắp lên phần rễ cây mới có thể vượt qua mùa đông.

* Loài chịu lạnh kém:

Là những loài cần nhiệt độ cao trong một thời gian dài, thường thì nhiệt độ không thấp hơn 8 độ C như: bìm bìm, phụng tiên, mào gà, bắt buộc phải ở dưới nhiệt độ từ 25 – 30 độ C chúng mới nở hoa. Loại cây cảnh chịu lạnh kém điển hình nhất là những cây một năm, do đó việc trồng cây tốt nhất nên tiến hành vào mùa xuân, sau đó chúng sẽ phát triển tốt trong điều kiện nhiệt độ cao, nở hoa khi sương xuống và trải qua mùa đông dưới dạng hạt.

Ngoài ra, dù là cùng một loại cây cảnh nhưng ở các giai đoạn khác nhau chúng cũng có yêu cầu khác nhau về nhiệt độ. Thông thường khi giai đoạn hạt cây không yêu cầu cao về nhiệt độ, nhưng giai đoạn nảy mầm chúng cần nhiệt độ cao để tiếp tục sinh trưởng.

Nước

Nước là thành phần quan trọng quyết định nên thể trọng của cây, chiếm 70 – 90% trọng lượng của cây. Nhu cầu của cây đối với nước có từ hai nguồn, một là độ ẩm không khí, hai là nước trong đất, và hai nguồn này có tầm quan trọng ngang độ ẩm không khí và lượng nước trong đất phù hợp, cây mới phát triển bình thường. Tuy nhiên, loài cây khác nhau có nhu cầu về lượng nước khác nhau, có những loài có thể chịu được điều kiện không khí và thổ nhưỡng khô hạn, có loài lại yêu cầu rất khắt khe về lượng nước.

Ảnh hưởng của độ ẩm không khí đối với cây

Đối với đại đa số các loài cây cảnh, độ ẩm không khí ảnh hưởng tới quá trình bốc hơi của cây, từ đó ảnh hưởng tới lượng nước mà cây hút từ trong đất và hàm lượng nước trong cây. Tuy nhiên, đối với một số loài cây ký sinh, cây có thể hút nước từ trong không khí nhờ các lỗ khí hoặc rễ. Thông thường cây cần từ 65% – 70% độ ẩm không khí, độ ẩm không khí quá lớn sẽ khiến lá phát triển quá dài, thân cây yếu ớt, giảm bớt sức đề kháng của cây với sâu bệnh.

Độ ẩm không khí quá nhỏ khiến cây dễ sinh sâu bệnh, ảnh hưởng tới vẻ đẹp của cây.

Trong từng giai đoạn phát triển khác nhau, cây cối có những yêu cầu khác nhau về độ ẩm không khí. Thông thường, trong giai đoạn cần dinh dưỡng để phát triển, cây cần độ ẩm không khí khá lớn, trong thời gian nở hoa thì cần độ ẩm thấp, khi kết trái lại càng cần độ ẩm thấp hơn. Ngoài ra, các loài cây khác nhau cũng cần độ ẩm khác nhau, ví dụ đối với loài chịu hạn như xương rồng thì chỉ cần độ ẩm thấp, đối với những loài lá dày, ký sinh thì cần độ ẩm lớn, nếu không sẽ rất dễ chết.

Ảnh hưởng của nước trong đất đối với cây

Nước trong đất là nguồn cung cấp nước chủ yếu đối với cây, nó không chỉ cung cấp lượng nước cần thiết cho cây, mà còn ảnh hưởng tới hàm lượng không khí trong đất và hoạt động của sinh vật sống trong đất, từ đó ảnh hưởng tới sự phát triển, sự phân bố và trao đổi chất của bộ rễ cây. Có câu: “Nuôi hoa nên bắt đầu từ nuôi rễ”. Từ đây có thể thấy được bộ rễ khỏe mạnh là điều kiện cơ bản cho quá trình trao đổi chất của cây, mà lượng nước lại là một trong những điều kiện bắt buộc cơ bản để có một bộ rễ khỏe mạnh.

Lượng nước trong đất là điều kiện bắt buộc để cây phát triển khỏe mạnh, nhưng điều này không có nghĩa là nước càng nhiều thì càng tốt, bởi vì lượng nước quá nhiều trong một thời gian dài sẽ khiến thối rễ, rụng lá, thậm chí là chết. Ngoài ra, đối với cùng một loài cây nhưng ở các giai đoạn khác nhau, các mùa khác nhau thì lượng nước cần thiết cho cây cũng có sự khác biệt.

Ví dụ vào mùa xuân có thể cách 3 – 4ngày mới tưới nước một lần, mùa hạ tưới nước vào buổi sáng và tối mỗi ngày, mùa thu cách 2 – 3 ngày, vào mùa đông thì cách một tuần mới tưới một lần. Khi tưới nước cho cây nên cố gắng tưới đẫm, không nên chỉ làm ướt bề mặt còn bên trong thì khô nguyên, vì như vậy không có lợi cho sự trao đổi khí oxy trong đất, dễ khiến tổn thương bộ rễ.

Đất

Đối với cây, đất là “bộ trang phục” ấm áp nhất. Đất tơi xốp có nhiều chất dinh dưỡng không chỉ là nguồn cung cấp khoáng chất, chất hữu cơ và nước cho cây, mà còn là lớp bảo hộ an toàn cho cây, tránh cho bộ rễ cây phải hứng chịu những khắc nghiệt của thời tiết.

Ảnh hưởng của đất đối với cây

Chất đất chỉ điều kiện chỉnh thể của đất. Các hạt khoáng chất tạo thành đất có độ to nhỏ khác nhau, tỉ lệ của chúng trong đất khác nhau khiến hình thành nên các loại đất có chất lượng khác nhau.

Ví dụ như đất cát, khoảng cách giữa các hạt rất lớn khả năng thông khí, thấm nước của đất rất tốt. Tuy nhiên đặc điểm của nó là khả năng giữ độ phì nhiêu kém, sự thay đổi nhiệt độ lớn, không có lợi cho quá trình hô hấp của bộ rễ cây. Do đó, loại đất này chỉ phù hợp với những loài thực vật mọng nước có khả năng chịu hạn tốt.

Đất sét có hạt nhỏ, độ phì cao, sự thay đổi nhiệt độ nhỏ. nhưng khả năng thẩm thấu kém, tính thoát nước không tốt. Do đó thông thường không nên chỉ sử dụng một loại đất này để trồng cây mà nên trộn lẫn với đất cát, để hai loại này bù đắp những ưu nhược điểm của nhau.

Loại đất phù hợp nhất để trồng cây trong nhà là đất màu, các hạt của loại đất này có độ to nhỏ vừa phải, khả năng thông gió thấm nước tốt, tính giữ nước và độ phì cao, nhiệt độ đất ổn định, có nhiều chất hữu cơ, phù hợp với phần lớn các loài cây, là loại đất lý tưởng nhất để trồng cây trong nhà.

Ảnh hưởng của độ chua, mặn của đất đối với cây

Độ chua mặn của đất được đo bằng pH, là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sự sinh trưởng của cây. Căn cứ vào yêu cầu với độ pH của cây, có thể phân thành các loại như sau: pH < 7 là đất chua, pH=7 là đất trung tính, pH > 7 là đất mặn.

Chủng loại cây yêu cầu khác nhau về độ chua mặn, phần lớn các loài cây đều phù hợp với loại đất trung tính như: lan huệ, hoa chuông, hoa vân anh, cũng có một số loài thích đất | ít chua hoặc ít mặn như chi tú cầu, hoa Lupin; chỉ có một Số rất ít loài thích đất thuần chua hoặc thuần mặn như các châu Phi, hoa đậu thơm.

Khi chọn mua đất có thể dùng cảm giác của tay để đoán biết tính chua mặn của đất. Thông thường, sắc đất hơi đậm, có màu nâu đen, đất tơi thì phần nhiều có thể là đất chua. Màu hơi nhạt, đất cứng, dùng tay vì thấy dễ kết dính cũng dễ tơi ra thì là đất mặn. Đất trung tính là đất có những đặc điểm ở giữa hai loại trên, sau khi dùng tay về thấy kết dính chốc lát nhưng cũng nhanh chóng tách rời. Nếu thực sự không biết chọn thì có thể mua giấy pH để thử.

Ngoài ra, muốn cây phát triển khỏe mạnh thì lựa chọn tối ưu nhất là phối hợp theo tỉ lệ giữa đất lá mục, cát mịn và đất vườn. Loại đất này có tính thông khí và giữ nước khá tốt.

Phân bón

Giống như nước, chất dinh dưỡng trong đất mất dần đi theo từng chu kỳ sinh trưởng của cây, do đó cần kịp thời bổ sung chất dinh dưỡng để đảm bảo cho cây ra hoa kết trái bình thường. Phần lớn các loài cây trồng ở nhà sử dụng phân hữu cơ là chính, phân vô cơ là phụ.

Phân hữu cơ

Mọi loại phân hữu cơ đều là phân sạch dùng cho cây trồng tại nhà, là loại phân được hình thành từ phân động vật, đồ ăn thừa, lá cây sau khi phân hủy. Phân hữu cơ có tác dụng dài, sử dụng trong một thời gian dài có thể cải thiện chất đất, giảm thiểu số lần bón phân trong quá trình sinh trưởng của cây. Duy có điều, sử dụng phân hữu cơ dễ sinh ra sâu bệnh dưới đất. Cho nên người có thói quen sử dụng phân hữu cơ hãy thường xuyên xới đất, kiểm tra tình hình chậu cây, khi phát hiện có sâu bệnh lập tức giết ngay, tránh để lâu gây hại cho cây.

Dùng các loại như: bã tương vừng, bánh đậu, bánh lạc, bánh hạt cải trộn lẫn thành phân hữu cơ phần lớn có tính chua, do đó thường phù hợp bón cho đất chua. Vừa có thể dùng làm bón lót, cũng có thể dùng để bón thêm trong một thời gian dài, tuy nhiên loại phân này không phù hợp bón khi gieo hạt, trong khi phân giải trong đất sẽ tạo thành các loại a-xít hữu cơ, không có lợi cho sự nảy mầm của cây.

Phân hữu cơ từ phân động vật là nguồn phốt-pho quan trọng, có hàm lượng ni-tơ cao, tương đối phù hợp khi bón lót cho các loài cây cảnh dùng để ngắm quả. Trong nước vo gạo có chứa nhiều nguyên tố cần thiết cho quá trình sinh trưởng của cây như phốt-pho, ni-tơ, sau khi trộn với nước để lên men có thể phun lên lá, chống tình trạng lá úa vàng.

Phân vô cơ

Phân vô cơ chủ yếu là những loại phân sản xuất do công nghệ hóa học như a-xít uric, phốt phát v…. So với phân hữu CƠ, nồng độ phân vô cơ lớn, không mùi không vị, sử dụng tiện lợi. Tuy nhiên sử dụng phân vô cơ trong một thời gian dài sẽ khiến đất cứng, cho nên trước khi sử dụng phải pha theo tỉ lệ nhất định, tốt nhất nên dùng kết hợp cả phân hữu CƠ và phân vô cơ, phát huy điểm mạnh, bù trừ điểm yếu của cả hai loại.

Đó là tất cả những điều cần biết khi trồng cây cảnh tại nhà

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...