[toc]
Tên khoa học: Ctemanthe makoyana.
Còn có tên là cốc tỉnh thảo.
Đặc điểm của cây đuôi công
Cây đuôi công có phần gốc cỏ rễ củ, thân cao từ 20 – 30cm, có lá dày, cứng trông như lá nhựa,
hình bầu dục, mặt lá màu xanh trắng, giữa có các viền nâu.
Là loại cây bụi nhỏ, thuộc loài cây thường xanh, ưa bóng râm bán phần, nhiệt độ cao, ẩm ướt, không chịu được lạnh. Sinh trưởng phù hợp ở nhiệt độ từ 20 – 30 độ C, vượt quá 35 độ hoặc dưới 7 độ đều không có lợi cho sự sinh trưởng của cây.
Nhiệt độ vượt đông không nên quá thấp, nếu không lá sẽ dễ bị cuộn lại. Cây có sức sống mạnh, phát triển tốt trong môi trường thủy canh.
Phương pháp trồng cây đuôi công thủy canh
1. Cây đuôi công có hình dáng đẹp, nên chọn những loại | bình có kiểu dáng trang nhã, sang trọng.
2. Chọn dùng loại dung dịch dinh dưỡng dành cho cây ngắm lá, cứ 30 ngày thì thay một lần, dung dịch nên ngập 2/3 bộ rễ.
3. Thường xuyên phun nước lên mặt lá để duy trì độ ẩm không khí, tạo điều kiện thuận lợi cho cây sinh trưởng, nếu không lá sẽ bị cong lại. Mùa hè khi nhiệt độ lên cao, ánh sáng chói mạnh nên che bớt nắng cho cây.
4. Trong quá trình cây sinh trưởng nên cắt bỏ những cành mọc quá cao hoặc bị hư hại, cắt tỉa những cành mọc quá rậm để thông gió cho cây, cũng có tác dụng tránh sâu bệnh.
5. Cây đuôi công ít bị sâu bệnh, nhưng cần chú ý thông gió thông khí và chống rệp xâm hại.
6. Cây đuôi công có tác dụng chống formaldehyde hiệu quả, cao hơn những cây bình thường khác, có thể coi là cao thủ chống ô nhiễm không khí (trong 10m” có thể hút 0,86mg formaldehyde, 2,19mg amoniac).