[toc]
Tên khoa học: Dracaena draco L.
Còn gọi là: kê huyết đằng, cây dây máu, cây phất dụ rồng, cây bổ máu.
Đặc điểm của cây huyết rồng
Cây thuộc loài Dracaena angustifolia. Ở Việt Nam cây thường gặp trong rừng, dọc theo các sông suối trên đất có cát. Là loại cây thân gỗ dây leo hình trụ, có lông mềm, về sau nhẵn. Lá kép 3 lá chét, lá kèm nhỏ dễ rụng. Hoa thành chùm dài 10 – 20cm, cuống hoa nhỏ có lông, 3mm, đài có lông với các thùy hình tam giác tù, tràng hoa màu tía.
Nếu cây trồng trong đất cao tới 1,5 mét, đôi khi có nhánh, Lá mọc ở ngọn dài từ 40 – 90 cm, rộng 6 – 10 cm, cong cong như hình cùng tên, mép lá lượn sóng, đầu nhọn, có màu xanh mướt.
Cây huyết rồng ưa nhiệt độ cao, độ ẩm cao, thích ánh sáng, chịu lạnh kém, nhiệt độ mùa đông khoảng 15 độ, nhiệt độ thấp nhất từ 5 – 10 độ.
Cây huyết rồng trồng tại nhà thường đặt ở nơi ban công hoặc bệ cửa sổ sẽ dễ bị nhện đỏ tập trung phía sau mặt lá, kết mạng nhện, hút dinh dưỡng của cây. Phương pháp bắt dễ dàng, nếu dùng thuốc nên chú ý phun vào phần mặt lá để hiệu quả diệt trừ cao hơn.
Cây huyết rồng ưa ánh sáng khá mạnh, ở trong môi trường thiếu ánh sáng có thể để từ 14 – 28 ngày, trong phòng có đủ ánh sáng sẽ sống rất lâu.
Kỹ thuật trồng cây huyết rồng thủy canh
Chọn trồng trong bình trụ dài.
Cắt một đoạn cây, giữ nguyên lá, bỏ đi phần lá phía dưới để mát vài hôm, đợi vết cắt khô lại thì đem ngâm vào nước đợi ra rễ, giữ ở nhiệt độ cao, để ở nơi có nhiều ánh sáng, tốt nhất nên dùng túi đen che bình lại, khoảng 3 ngày thì thay nước một lần, khoảng 2 tuần có thể ra rễ.
Ban đầu khi mới trồng vào nước có thể pha loãng dung dịch dinh dưỡng dành cho loài ngắm lá.
Từ 7 – 10 ngày thì thêm nước sạch một lần, vào mùa hè 20 ngày thay dung dịch dinh dưỡng một lần, vào mùa đông thì từ 30 – 60 ngày, độ pH 5,5 – 6.
Dung dịch dinh dưỡng ban đầu không nên đổ quá cao, ngập 1/2 – 2/3 bộ rễ là được.