Phương pháp trồng cây kim ngân thủy canh

[toc]
Tên khoa học: Pachira macrocarpa

Cây kim ngân còn gọi là cây bím tóc…

Đặc điểm của cây kim ngân

Cây vốn bắt nguồn từ vùng châu Mỹ nhiệt đới.

Là loài thân gỗ thường xanh, thân cao từ 8 – 15m, lá hình bàn tay, một nhánh có từ 5 – 7 lá nhỏ. Hoa lớn, dài khoảng 22,5cm, cánh hoa màu hồng, trắng hoặc vàng nhạt, màu sắc tươi tắn, nở vào tháng 4 – 5. Đến tháng 9 – 10 thì quả chín, trong có 10 – 20 hạt lớn, hình dạng không có quy luật, màu nâu nhạt.

Kim ngân có nhiều loại (6 loại), ngoài loại thân gỗ giới thiệu ở trên (loại làm cây cảnh), ở Việt Nam còn phổ biến có kim ngân dây leo, thân có thể vươn dài tới 10m và có thể leo rộng tùy vào kích thước của dàn leo. Hoa trắng mọc thành chùm. Quả có hạt màu nâu.

Cây kim ngân ưa khí hậu nhiệt độ cao, độ ẩm cao, khả năng chịu rét kém, cây non tránh gặp sương lạnh, cây trưởng thành có thể chịu sương nhẹ và nhiệt độ khoảng 5 – 6 độ trong thời gian dài.

Là loài thực vật ưa tính chua, kỵ tính mặn, chịu được nước ẩm, cũng có thể chịu được hơi khô hạn.

Phương pháp trồng cây kim ngân thủy canh

1. Thân cây thô, to lớn, lá xòe rộng, phù hợp chọn loại bình thủy tinh cỡ lớn, vững chắc.

2. Lấy cây ra khỏi chậu, bỏ đất, rửa sạch bộ rễ, ngâm rễ trực tiếp vào bình đựng nước sạch, thêm ít dung dịch khử trùng để thúc ra rễ.

3. Sau khi ra rễ nên thêm dung dịch dinh dưỡng đã pha loãng. Mùa hè cứ 4 – 5 ngày thêm nước một lần, mùa đông 10 – 20 ngày thêm một lần, 20 – 30 ngày thay dung dịch dinh dưỡng một lần, pH 5.5.

4. Ban đầu dung dịch dinh dưỡng không nên đổ quá cao, ngập 1/3 – 1/2 bộ rễ là được.

5. Cây kim ngân có tính đề kháng mạnh, ít bị bệnh, nhưng mùa hè khi nhiệt độ lên cao chú ý bị rệp gây hại.

6. Cây kim ngân có tạo hình đẹp, có thể trồng đơn lẻ, cũng có thể bện lại với nhau, phù hợp bày trí ở khách sạn, nhà hàng hoặc trong gia đình.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

[toc] Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

[toc] So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...