[toc]
Tên khoa học: Asparagus setaceus
Còn gọi là: măng bàn tay, thủy tùng.
Đặc điểm của cây lá măng
Cây có nguồn gốc từ các nước Nam châu Phi, ngày nay cây được trồng rộng rãi làm cảnh ở các nước nhiệt đới. Ở Việt Nam cây lá măng được trồng khá phổ biến trong vườn hoặc vườn hoa của mọi nhà.
Cây mọc bụi nhỏ, thân mảnh, màu xanh,mềm, phân cành nhánh nhiều vươn dài, có thể sống dựa, cành mọc ngang, rễ dài, hơi nạc. Cành nhỏ màu xanh mảnh như kim, dài 4 – 5mm tụ họp thành từng đám xếp trên cùng một mặt phẳng, màu xanh bóng (thường có 8 – 20 điệp chi) lá thật hình tam giác nhỏ bé áp sát các cành.
Cụm hoa ngắn, mang 1 – 4 hoa trên 1 cuống ngắn, mọc ra ở gần ngọn các cành. Hoa nhỏ bé, màu trắng. Quả mọng hình cầu, màu đen tím có 1 – 3 hạt.
Cây có dáng rất đẹp nên được gây trồng nhiều ở các bồn hoa, chậu cảnh. Các cành lại có thể cắt cắm trong các bình hoa, làm nền cho các bình hoa sặc sỡ.
Tốc độ sinh trưởng của cây lá măng nhanh, là loại chịu bóng bán phần, nhu cầu nước trung bình. Nhân giống từ giâm cành, mọc khỏe, nhanh ra rễ.
Phương pháp trồng cây lá măng thủy canh
Cây lá măng thân mảnh, thanh nhã, phù hợp với những loại bình nhỏ.
Rửa sạch đất ở phần rễ non của cây, cuốn lại bằng loại nilong có lớp bong bóng chứa, đem nhét vào bình, cố định lại thân cây, để trong phòng có lượng ánh sáng nhất định, 2 – 3 tuần có thể ra rễ mới.
Bình thường duy trì lượng dung dịch dinh dưỡng ngập 1/2 bộ rễ, mùa hè cứ khoảng 1 tuần thì thêm nước một lần, mùa đông khoảng 20 ngày. Khi các chất lắng cặn của dung dịch dinh dưỡng tăng lên thì thêm dung dịch mới, thông thường 30 – 60 ngày thì thêm mới một lần.
Vào thời tiết mùa hè nóng nực nên thường xuyên phun nước cho lá cây để tăng độ ẩm không khí. Chú ý che nắng hợp lý, đặc biệt là vào thời tiết hè thu nên tránh ánh nắng trực tiếp, kẻo lá dễ bị khô héo.
Nếu thay nước không kịp thời sẽ khiến bộ rễ bị thối, nên cắt bỏ phần rễ này, đồng thời cũng nên cắt bỏ ít rễ khỏe, đem để ở nơi mát từ 2 – 3 ngày đợi vết cắt lành hoàn toàn rồi mới đem ngâm nước.
Cây lá măng có chứa loại hương thực vật có thể giết chết vi khuẩn, làm sạch vi khuẩn trong không khí, giảm thiểu cảm mạo, thương hàn. Ban đêm lá măng có thể hút các chất có hại nhu: CO, SO,. Phù hợp bày trong phòng ngủ, phòng đọc sách hoặc phòng làm việc.
Ngoài ra, cây lá măng còn có giá trị y học cao, đem đào lấy phần rễ thịt, rửa sạch phơi khô, cũng có thể dùng khi tươi, có tác dụng nhuận phổi, giải độc máu.