Phương pháp trồng cây mạch môn thủy canh

[toc]
Tên khoa học: Radix Ophiopogonis japonica.

Đặc điểm của cây mạch môn

Cây vốn có nguồn gốc từ Nhật Bản. Cây thuộc thân thảo, thường xanh, mọc thành bụi tạo thành dạng như một đám cỏ sống lâu năm, sinh trưởng nhanh, cao 10 – 40cm. Lá mọc thẳng từ gốc, hẹp, dài, gân lá song song, mặt trên màu xanh thẫm, mặt dưới trắng nhạt dài 20 – 40cm, rộng 1 – 4mm.

Hoa mọc thành chùm ngắn trên thân cây và có màu trắng, dài khoảng 5 – 10cm. Quả mọng màu tím, đường kính 5-6mm, chứa 1-2 hạt. Rễ hình thoi, ở mỗi đầu còn vết tích của rễ con, dài 1,5 – 3,5m, đường kính 0,2 – 0,8cm.

Rễ phình ra thành củ, nếu để nguyên hay bổ đôi theo chiều dọc củ ta thấy, mặt ngoài có màu vàng nâu nhạt, có nhiều nếp nhăn dọc. Mặt cắt ngang có lớp vỏ mỏng màu nâu nhạt,

Cây ưa khí hậu mát ẩm, có nhu cầu nước trung bình. Khả năng chịu rét của cây kém, mùa đông phù hợp sống ở nhiệt độ 14 – 16 độ C.

Tại Việt Nam, nó mọc hoang và được trồng ở nhiều nơi để lấy củ làm thuốc. Củ có vị ngọt, hơi đắng, có tác dụng chữa bệnh tim mạch để bổ sung ẩm, chữa ho, khô lưỡi, khô miệng và táo bón, lợi tiểu.

Rễ củ thu hoạch vào từ tháng 9 đến tháng 12 ở những cây mọc được 2 năm, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, củ nhỏ để nguyên, củ to bổ đôi, phơi hay sấy nhẹ cho khô, dùng dưới dạng thuốc sắc, bột, hoàn.

 Nó có thể chịu được lạnh tới khoảng -20°C khi ngủ đông, trong vườn ở điều kiện trồng trên đất thông thường, nhưng khi thủy canh thì nó lại cần nhiệt độ tới 18 – 25°C.

Phương pháp trồng cây mạch môn thủy canh

1. Thân mạch môn vừa phải, có thể dùng rổ nhựa để cố định cây hoặc dùng bọt biển bọc lại.

2. Trong thời kỳ sinh trưởng khoảng 15 ngày thay dung dịch dinh dưỡng một lần.

3. Vào mùa hè nên che bớt nắng, tránh ánh sáng trực tiếp, nhưng nếu ở lâu trong bóng râm cũng không tốt cho cây phát triển.

4. Nhiệt độ trong phòng mùa đông nên duy trì từ 15 độ C trở lên, dưới 10 độ lá sẽ rủ xuống và có màu vàng. Nên thường xuyên phun nước lên mặt lá, độ ẩm không khí nên duy trì trên 50%.

5. Bệnh thường gặp ở cây mạch môn là đốm lá, ngoài ra cũng có thể xuất hiện tình trạng mục rễ, nên chú ý thông gió, giảm bớt độ ẩm và dùng thuốc đặc trị cho cây. Cây mạch môn sống khỏe, là một trong 10 loại cây có khả năng thanh lọc không khí tốt nhất, phù hợp bày biện trong nhà.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

[toc] Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

[toc] So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...