Phương pháp trồng cây nam sâm thủy canh

[toc]
Tên khoa học: Schefflera octophylla.

Còn gọi là sâm nam.

Đặc điểm của cây nam sâm

Nam sâm được tìm thấy trong vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới hay vùng ôn đới. Cây có nguồn gốc ở Ấn Độ và Mỹ.

Ở Ấn Độ được tìm thấy trong những vùng ấm áp và có độ cao đến 2.000m trong những khu đất hoang, ven đường, trên đường lộ đất, dọc đường sắt, trong khu nhà xưa đổ nát hoặc ao hồ đất cũ, những lỗ trồng rau v….

Hiện nay cây được phân bố: ở Trung Quốc, Ấn Độ, Australie, Pakistan, Egype, Soudan, Srilanka, Mỹ và Nam Phi. Đồng thời người ta cũng tìm thấy trong một số quốc gia ở Trung Đông.

Nam sâm là có thân thảo, có đặc tính bởi những lá mầm và những lá mọc đối có kích thước khác nhau. Cây này thường mọc chung quanh làng, trong những khu đất trồng và những khu vườn của các thành phố lớn. Cây sống dai, rễ mập, hình thoi. Thân cây dày đặc và hình trụ, bao bởi lớp lông mịn, nhiều nhánh.

Là loại cây một nhánh lá gồm khoảng từ 6 – 11 lá nhỏ, xòe ra như hình bàn tay (2 lá mọc đối có kích thước khác nhau), có cuống, phiến tròn dài hay hình thuôn tròn, mép lượn sóng, mặt dưới có nhiều lông màu trắng lục, lá thịt, lá thường có 4 – 5 gân.

Hoa hình xim rời rạc lỏng lẻo và rất phân nhánh, hoa nhỏ, hình ống, phần dưới ống có tuyến, phần trên là một ống, cuối cùng có 5 thùy như 5 cánh hoa. Khoảng 1mm đường kính và hợp lại thành nhóm 2 đến 5 hoa.

Quả nang, hình trụ, phồng ở đầu, có lông dính khoảng 4mm dài gồm 3 đến 5 cạnh theo chiều dọc và có lông nhỏ và tuyến.

Rễ xoắn và phù to thành củ.

Nam sâm không yêu cầu cao về nhiệt độ, ưa nhiệt độ cao, độ ẩm cao, thích hợp sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ từ 15 – 30 độ C, độ ẩm khoảng 50 – 70%, khi độ ẩm quá thấp lá ở phần dưới thường chuyển vàng, rụng, lá bên trên màu sắc nhợt nhạt. Khả năng thích ứng với ánh sáng rất mạnh.

Phương pháp trồng cây nam sâm thủy canh

1. Vì lá cây nam sâm có hình như bàn tay, tán xòe rộng, phù hợp chọn những loại bình thủy tinh hình tròn, hình vuông.

2. Lấy cây ra khỏi chậu, bỏ đất, rửa sạch bộ rễ, cắt bớt một phần rễ, rồi ngâm vào bình trồng nước sạch, thêm ít dung dịch chống mục khử trùng, thúc rễ sinh trưởng. Bên trên dùng sỏi Cố định phần thân.

3. Sau khi ra rễ thủy sinh có thể thêm vào ít dung dịch dinh dưỡng đã pha loãng. Mùa hè 4 – 5 ngày ngày thêm nước một lần, mùa đông 10 – 20 ngày thêm nước một lần, 20 – 30 ngày thay dung dịch dinh dưỡng một lần, pH 5.5.

4. Ban đầu không nên đổ dung dịch dinh dưỡng quá cao, ngập khoảng 1/3 – 1/2 phần rễ là được. .

5. Cây nam sâm ít mắc bệnh, bị côn trùng thường là nhện đỏ, rệp. Lấy 250g tỏi tím, thêm nước ngâm khoảng 30 phút, đem đập giập chắt lấy nước, pha loãng khoảng 10 lần phun lên cây. Cũng có thể dùng 50g ớt đỏ khô, thêm1.000g nước đem đun sôi 15 phút, lọc bỏ bã xong đem phun lên cây để ngừa nhện đỏ.

6. Khi bày biện cây trong phòng nên chọn nơi có ánh sáng như: phòng khách, phòng ngủ, phòng đọc sách v.v.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

[toc] Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

[toc] So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...