[toc]
Tên khoa học: Chlorophytum comosum
Tên gọi khác: Lục thảo trổ, Cỏ nhện môn, luyến khách.
Đặc điểm của cây nhện
Cây nhện thường sinh trưởg ở vùng nhiệt đới, là loại cây thảo dược loài cây này có nguồn gốc từ miền Nam châu Phi. Ngày nay cây nhện đã được trồng phổ biến ở các nước cũng như ở Việt Nam.
Cây thích nghi rất tốt với điều kiện trồng trong nhà. Cây nhện khi trưởng thành có thể cao khoảng 60cm, các lá dài và dẹp phát triển từ 20 – 45cm, phiến lá rộng khoảng 6 – 25mm.
Cây có hoa trắng mọc thành từng cụm, sau đó uốn cong xuống và phát triển thành cây con.
Cây nhện ưa ấm áp, ẩm ướt, thích được chiếu sáng và chịu bóng râm bán phần, mùa hè không nên để cây chịu ánh sáng trực tiếp. Ở nhiệt độ từ 15 – 25 độ C, cây sinh trưởng mạnh mẽ, mùa đông không dưới 5 độ C cây sẽ sống sót an toàn.
Phương pháp trồng cây nhện thủy canh
Cây nhện không yêu cầu cao với loại bình trồng, có thể tùy theo sở thích mà lựa chọn loại bình phù hợp.
1. Chọn cây mầm có rễ khoảng 1cm, dùng tấm nhựa bọt biển có kích cỡ 5cm x 5cm x 5cm bọc lấy rồi cho vào rổ nhựa Cố định lại, cũng có thể cắm trực tiếp bộ rễ vào bình trồng có dung dịch dinh dưỡng để cây phát triển tự nhiên.
2. Về dung dịch dinh dưỡng có thể chọn loại dùng nồng độ 1/4 – 1/3 loại dùng trong vườn, ban đầu khi mới thủy canh nên pha loãng một chút. Rễ cây nhện ngắn, phiến lá hẹp nhưng số lượng nhiều, đặc biệt khi vào thời tiết nắng ráo thì hao phí rất nhiều dung dịch dinh dưỡng, nên kịp thời bổ sung. Để tránh tình trạng dung dịch dinh dưỡng bị tích tụ, cứ khoảng 7 ngày thì thêm nước một lần, 30 – 60 ngày thay một lần dung dịch dinh dưỡng, pH 6 -7.
3. Ban đầu khi mới thủy canh, dung dịch dinh dưỡng có thể hơi nhiều một chút để ngập bộ rễ. Khi bộ rễ dài và trên rễ chính mọc ra các rễ mập hơn thì giảm bớt dung dịch dinh dưỡng, để ngập 2/3 là được. Cây nhện không dễ bị sâu bệnh, nhưng nếu để bộ rễ bị ngập nước quá sâu thì sẽ dễ bị thối rễ, nên khống chế mực nước trong bình.
4. Mới đây có nghiên cứu cho thấy một cây nhện có thể làm sạch đến 85% lượng chất fomandehyde trong vòng 24h. Cây nhện có khả năng đặc biệt là có thể hấp thụ cacbonic (CO2) và các khí gây ô nhiễm mà không cần ánh sáng. Sau đó, khi lá cây được tiếp xúc ánh sáng sẽ sử dụng 0,mà nó đã hút được để quang hợp.