Phương pháp trồng cây phấn dụ thủy canh


Tên khoa học: Disporum cautonienses

Cây phất dụ còn gọi là cây phát lộc, cây tài lộc a.

Đặc điểm của cây phất dụ

Là loài cây bụi, thân và lá giống cây trúc, thường là màu xanh. Có nhiều loại như phất dụ sọc, phất dụ xanh.

Ủa môi trường ấm áp, sinh trưởng phù hợp ở nhiệt độ từ 18 – 24 độ C, dưới 13 độ sẽ vào trạng thái ngủ đông, nhiệt độ thấp nhất vào mùa đông từ 10 độ trở lên.

Là loài rất chịu bóng râm, ở điều kiện ánh sáng yếu cũng vẫn sinh trưởng khỏe mạnh, rất phù hợp trồng trong nhà.

Cách trồng và chăm sóc cây phất dụ trên đất

Đất

Ưa đất thấm hút tốt, hoặc hỗn hợp đất và cát thô, dất càng màu mỡ càng tốt.

Ánh sáng

Cây ưa ánh sáng, cũng có thể chịu bóng mát, nhưng không thích hợp để trong bóng râm quá lâu, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng.

Nên cung cấp lượng ánh sang đầy đủ cho cây vào mùa đông. Tuy nhiên cây kỵ ánh nắng gay gắt, nếu trồng ở bên ngoài nên chú ý che bóng cho cây vào mùa hè.

Nhiệt độ

Ua ấm áp, không chịu được giá rét. Nhiệt độ phù hợp cho cây phát triển là khoảng 20 – 28°C. Nhiệt độ cao quá 32°C, hoặc thấp quá 15°C thì cây cảnh sẽ ngủ đông hoặc rơi vào trạng thái bán ngủ đông.

Mùa đông nên chuyển cây vào trong nhà, điều chỉnh nhiệt độ phòng ở khoảng 10 – 20°C.

Nước

Cây ưa ẩm ướt. Trong thời gian sinh trưởng cần duy trì độ ẩm cho đất, khoảng 3 – 5 ngày tưới một lần. Mùa hè cần phun sương lên bề mặt lá vào sáng sớm hoặc chiều tối, để tránh quá khô và nhiệt độ quá cao. Vào mùa đông nên giữ đất trong chậu được khô, hạn chế tưới nước.

Phân bón

Trong thời gian sinh trưởng một tháng bón một lần, vào mùa ngủ đông thì ngừng bón. Nếu không trồng bằng đất thì cần bón dung dịch dinh dưỡng.

Phương pháp nhân giống

Trong gia đình thì nên sử dụng cách giâm cành. Thường nên tiến hành vào tháng 5 -6. Chọn một cành lớn khỏe mạnh, đã sinh trưởng nhiều năm ở cây mẹ có giá trị thẩm mỹ cao, cắt đoạn cành dài khoảng 15cm, giữ lại lá non ở đỉnh cành và cắt bằng, cắm vào đất giâm có phân vi sinh và đá trân trâu. Sau đó tưới nước, duy trì nhiệt độ khoảng 21- 24°C, sau 40 ngày cành có thể mọc rễ mới.

Phương pháp trồng cây phất dụ thủy canh

1. Cây phất dụ thân hình thẳng đứng, nên lựa chọn những loại bình trồng hẹp, đứng.

2. Trước khi cho vào bình nên bỏ lá ở phần gốc, dùng dao sắc cắt vát, miếng cắt gọn gàng, cứ 3 – 4 ngày thì thay nước một lần, có thể bỏ thêm mấy miếng than gỗ để chống mục, trong 10 ngày không được di chuyển vị trí hoặc đổi hướng bình, khoảng 15 ngày cây ươm sẽ ra rễ chùm.

3. Kịp thời thêm nước vào bình, tốt nhất nên dùng nước giếng, nếu dùng nước máy nên đổ vào chậu phơi một ngày, phải dùng nước sạch, không dùng nước có chứa dầu, nếu không sẽ bị thối rễ.

4. Cách khoảng 3 tuần thì thêm lượng ít dung dịch dinh dưỡng vào bình, cũng có thể thêm một viên vitamin C, khi thêm nước nên nhỏ vào vài giọt để lá được xanh mướt.

5. Mùa hè nên giảm bớt nồng độ dung dịch dinh dưỡng khoảng bằng 1/6 – 1/5 nồng độ ban đầu, 7 ngày thì thay một lần, vào mùa động có thể kéo dài thời gian thay dung dịch dinh dưỡng, đổ ngập 3/4 phần rễ, vào mùa đông chỉ nên đổ ngập 1/2.

6. Cây phất dụ nếu xuất hiện tình trạng thối thân, thối rễ nên kịp thời cắt bỏ, ngâm vào dung dịch khử trùng 30 phút rồi dùng nước sạch tráng lại mới bỏ tiếp vào bình. Nếu thân cây đã rất yếu thì nên đem trồng lại vào đất.

7. Cây phất dụ có hình dáng xinh xắn, thanh nhã, có thể dùng để trang trí cho phòng khách, mang lại không khí trong lành.

8. Cây cũng có thể đặt trong phòng ngủ, phòng đọc, phòng sách, bên cạnh bàn trà.

Lưu ý: Không nên để cây phất dụ cạnh tivi hoặc điều hòa, quạt điện kẻo mũi lá bị khô.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...