[toc]
Tên khoa học: Pteris multifida
Phượng vĩ thảo hay còn được gọi là cỏ phượng vĩ.
Đặc điểm của cây phượng vĩ thảo
Là loại cây thân thảo nhỏ, bụi thấp, sống trên cạn, cao 30 – 40cm. Thân rễ ngắn mọc bò; Lá hình như chiếc lông vũ, cuống lá dài màu xanh xám hoặc nâu, sắc lá bóng mượt, xòe ra như đuôi con phượng.
Thường được dùng chữa: kiết lỵ, viêm đường tiết niệu, cảm phát, viêm họng, ngứa lở. Bộ phận dùng làm thuốc toàn cây, thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô dùng dần.
Phượng vĩ thảo ra môi trường bóng râm, ẩm ướt, chịu lạnh ở mức nhất định, nhưng dưới 10 độ lá sẽ bị vàng úa. Có khả năng chịu hạn, sợ bị tụ nước, ưa môi trường đất chứa nhiều canxi, thoát nước tốt.
Phương pháp trồng cây phượng vĩ thủy canh
Phượng vĩ thảo khá nhỏ, lá dài hẹp, phù hợp với bình thủy tinh hình tròn, vuông.
Lấy cây ra khỏi chậu, bỏ đất, rửa sạch bộ rễ, ngâm 1/3 bộ rễ trực tiếp vào bình đựng nước sạch, thêm ít dung dịch khử trùng để thúc ra rễ.
Sau khi ra rễ nên thêm dung dịch dinh dưỡng đã pha loãng. Mùa hè cứ 3 – 4 ngày thêm nước một lần, mùa đông 15 – 20 ngày thêm một lần, 20 – 30 ngày thay dung dịch dinh dưỡng một lần, pH 5,5 – 6.
Ban đầu không nên đổ dung dịch dinh dưỡng quá cao, ngập 1/3 bộ rễ là được.
Phượng vĩ thảo ra môi trường bóng râm, vào mùa hè và thu nên phun nước lên mặt lá, tránh ánh nắng quá mạnh kẻo gây tổn thương lá.
Là loài thực vật có khả năng chống sâu bệnh cực tốt, thông thường không bị sâu bệnh xâm hại.
Phượng vĩ thảo thanh mảnh, thân cây uyển chuyển, rất thích hợp trồng thủy canh trong nhà, có thể đặt ở nơi sáng. Toàn thân cây có thể dùng làm thuốc, có khả năng: thanh nhiệt, làm mát máu, giải độc, kiện gân thông lạc, trong dân gian thường dùng để chữa bệnh lý và đi ngoài phân lỏng.