[toc]
Tên khoa học: Alocasia cuculata.
Ráy đuôi nhọn còn gọi là: ráy túi hay tiêu vũ.
Đặc điểm của ráy đuôi nhọn
Cây được trồng ở Ấn Độ, Mianma, đến Nam Trung Quốc. Ở nước ta có trồng ở Cát Bà (Hải Phòng) và nhiều địa phương khác, thường trồng làm cảnh ở các đình chùa.
Là cây thân thảo sống nhiều năm, có thân khí sinh, cao từ 0,7 – 1m; rễ to, đơn. Phiến lá dài hơn 30cm, màu lục đậm, hình tim thon nhọn, mặt lá có màu xanh bóng, tại ở gốc thấp, dính nhau, gân lồi, mép nhăn; cuống dài, tròn.
Cụm hoa là buồng đứng ở nách lá; mo ngắn; bầu có đính noãn bên. Quả mọng 4 hạt. Hoa nở từ tháng 4 tới tháng 6. Là loại chịu hạn tốt, ưa bóng râm, ưa nhiệt độ cao và ẩm ướt.
Tính vị, tác dụng: Vị cay, hơi đắng, tính ấm, có độc; có tác dụng: thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng trấn thống, hương huyết. Dùng chữa: Cúm truyền nhiễm, sốt cao, viêm khí quản, lao phổi, sốt thương hàn, bệnh xoắn khuẩn leptospira, thùng độc, bỏng lửa, bỏng nước, ong đốt, rắn độc cắn.
Liều dùng 3 – 10g, sắc kỹ trong 3 -5 giờ. Đồng thời giã cây tươi đắp ngoài (tránh đắp vào da thường).
Phương pháp trồng ráy đuôi nhọn thủy canh
1. Cắt một đoạn có lá cắm vào bình thủy tinh trong, cố định lại bằng đá nhỏ, khoảng nửa tháng sau sẽ ra rễ trắng.
2. Vì thân cây cao nên khi mua bình chọn loại bình cao.
3. Sau khi bộ rễ mọc ra, có thể thêm lượng dung dịch dinh dưỡng đã pha loãng. Khoảng 7 – 10 ngày thêm một lượt nước sạch, 20 – 30 ngày lại thêm một lượt dung dịch dinh dưỡng.
4. Ráy đuôi nhọn ưa ẩm ướt, bộ rễ nên được đổ ngập dung dịch dinh dưỡng.