Phương pháp trồng cây si thủy canh

[toc]
Tên khoa học: Ficus microcarpa.

Còn có tên khác là: Gừa hay cửa, cũng có tên rất thơ mộng là cây tương tự.

Cây thuộc họ dâu tằm.

Đặc điểm của cây si

Phân bố tại vùng Hoa Nam, Đài Loan (Trung Quốc), các nước Đông Nam Á và Australia. Ở Việt Nam cây mọc dại và trồng làm cảnh, lấy bóng mát tại những nơi công cộng.

Si là loài cây gỗ lớn thường xanh, cao từ 20 – 25m, có rễ trên thân, nhưng có thể rất nhỏ và thấp tùy theo điều kiện trồng và nơi mọc. Ví dụ trong những núi non bộ, cây si rất nhỏ bé. Cây có nhiều rễ phụ rủ xuống dất.

Lá hình bầu dục dài 5 – 9cm, rộng 3 – 5cm, rất nhẵn, có quả mọc ở cành non, đôi khi mọc đối, khi chín có màu đỏ máu. Quả thật là một quả bí, gần hình thận, dài khoảng 1,5cm.

Cây si ưa ánh sáng, cũng có khả năng chịu bóng râm, ưa ấm áp và ẩm ướt, thích đất có tính chua, chịu được nước.

Phương pháp trồng cây si thủy canh

Bước 1: Nên lựa chọn bình thủy tinh dạng cốc đứng, phần gốc phình to có thể đặt trên miệng cốc, rễ chìm trong nước. Hoặc cây được trồng trong chậu cảnh có nước với non bộ.

Bước 2: Lấy cây ra khỏi chậu, bỏ đất, rửa sạch bộ rễ, ngâm rễ trực tiếp vào bình đựng nước sạch, thêm ít dung dịch khử trùng để thúc ra rễ. Vì cây nặng nên bên trong bình cũng nên cho một ít mảnh gốm để cố định cây.

Bước 3: Ban đầu khi mới trồng thủy canh cứ 2 – 3 ngày thay nước một lần, khoảng 2 tuần sau sẽ ra rễ mới. Khi thân cây hoàn toàn thích ứng được với môi trường nước thì đem ra chỗ đủ ánh sáng, thêm ít dung dịch dinh dưỡng cho cây, 2 tuần thay dung dịch dinh dưỡng một lần. Vào mùa hè 2 – 3 ngày, mùa đông 15 – 20 ngày thêm nước một lần.

Bước 4: Cây si thường bị rầy, ngài phá hoại. Nên tăng cường công tác quản lý, vào mùa đông nên cắt bớt các cành rậm rạp.

Bước 5: Nếu dùng thuốc cần chú ý, các loài côn trùng phá hoại dễ sinh nhờn thuốc, không nên sử dụng một loại thuốc nhất định với nồng độ quá quy định trong một thời gian dài.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

[toc] Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

[toc] So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...