Phương pháp trồng cây tía tô cảnh thủy canh

[toc]
Tên khoa học: Coleus blumei

Còn có tên là cây lá gấm.

Đặc điểm của tía tô cảnh

Vốn sinh sống ở khu vực nhiệt đới. Cây có nguồn gốc ở đảo Java – Indonexia, ngày nay cây được trồng làm cảnh trên toàn thế giới.

Cây tía tô cảnh có thân thảo. Đây là loài cây lâu năm với thân thấp, cao từ 15 đến 30cm, vỏ thân màu xanh hoa lý hoặc xanh tía, có lông. Lá tía tô cảnh có nhiều màu sắc khác biệt (màu tím tía viền màu lá mạ hoặc lá mạ non), lá to và có nhiều lông, mặt lá có màu xanh, vàng nhạt, hồng đào, hồng thẫm, tía vv…

Trên đỉnh có hoa nhỏ, màu lam nhạt hoặc tím nhạt. Quả thật ít thấy loài cây nào có lá đẹp mê hoặc lòng người như loài cây này.

Tía tô cảnh là loài thực vật ưa nhiệt độ, có tính thích ứng mạnh, nhiệt độ mùa đông không thấp hơn 10 độ, mùa hè khi nhiệt độ cao nên che bớt nắng cho cây, khi nhận đủ ánh sáng lá sẽ có màu tươi hơn.

Tía tô cảnh được xếp vào nhóm cây cảnh lá màu, với màu sắc đa dạng, loài cây này được dùng kết hợp khi trồng viền nhằm tạo nên độ tương phản.

Cây có thể trồng trong chậu, trồng theo thảm, thời vụ từ tháng 5 – 8. Thường được trồng thành mảng, xếp chữ hoặc trồng viền, trồng xen với các hoa khác trong công viên, vườn hoa, trường học, bệnh viện.

Phương pháp trồng tía tô cảnh thủy canh

1. Khi trồng thủy canh có thể chọn loại bình miệng rộng, cũng có thể lấy bình nước khoáng đem cắt đi phần trên, phần dưới đựng nước sạch đem trồng. Bình trồng phải sạch sẽ, nước dùng cũng phải tinh khiết.

2. Dùng cành chính hoặc cành nhánh đã bỏ đi lá cạnh, lấy khoảng 4 đốt hoặc dài khoảng 10cm, chọn loại thân mập, phần dưới chỉ giữ lá ở 1 – 2 đốt, cắt phần trên, vết cắt gọn. Sau đó, cắt bỏ đi một cặp lá ở phần cuối cùng, lấy 3 – 5 cành sắp đều lại, dùng sợi dây trắng đem buộc chung rồi cắm vào nước.

3. Bỏ vào bình xong đem đặt ở nơi hắt sáng, cứ 2 – 3 ngày thì thay nước một lần, chú ý hàng ngày nên bổ sung lượng nước đã bị bốc hơi đi. Thông thường ở nhiệt độ từ 18 – 25 độ C, từ 7 – 10 ngày thì sẽ thấy ra rễ mới. – Sau khi ra rễ nên thêm dung dịch dinh dưỡng cho loài ngắm lá, nồng độ bàng 1/3 nồng độ tiêu chuẩn, cứ cách 5 – 7 ngày thì tăng thêm nồng độ một lần tới khi đạt tới nồng độ tiêu chuẩn.

4. Trong thời kỳ sinh trưởng cây có thể bị mắc bệnh đốm lá, khi trồng trong phòng dễ bị rệp, nhện đỏ, nên có các biện pháp phòng tránh.

5. Khi bày trong phòng nên chọn loại cỡ nhỏ, màu sắc nhạt, bình sáng màu để tôn màu sắc rực rỡ của cây. Để cây phát triển rực rỡ hơn, nên cắt bỏ đài hoa chưa nở, đặt lên ghế đôn hoặc bậu cửa sổ.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

[toc] Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

[toc] So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...