Phương pháp trồng dây thường xuân thủy canh

[toc]
Tên khoa học: Hedera nepalensis

Tên gọi khác: dây Ivy, trường xuân.

Đặc điểm của dây thường xuân

Thuộc loài cây cảnh họ ngũ gia bì. Loại cây cảnh này có nguồn gốc từ châu Phi, châu Á và Bắc Phi, ở Trung Quốc thường trồng ở khu vực phía Nam sông Trường Giang. Hiện nay cây được trồng làm cảnh trên khắp thế giới.

Là loại cây cảnh thân rễ leo lên những vật khác, lá non và hoa nở có hình sao dạng vảy, có mùi thơm, lá dày và có cuống, đuôi lá ở cành thường có hình tam giác, hình bàn tay.

Cây thường xuân có thể phát triển tốt ở mọi nơi, có nhiều ánh nắng hay trong phòng không có nắng. Nhưng đa số các loại khi trồng trong nhà cần duy trì ánh sáng đầy đủ, tránh ánh nắng mạnh trực tiếp.

Cây ưa mát mẻ, khả năng chịu lạnh cao.

Cây ưa ẩm, nên sử dụng cách phun nước lên bề mặt lá để tưới. Nếu lượng nước không đủ cây sẽ dễ bị rụng lá, nhưng nếu tưới quá nhiều cũng làm thối rễ.

Nếu sử dụng loại chậu treo cao thì cây rất dễ bị khô, cần chú ý tưới nước. Vì nếu thiếu nước, thân cây sẽ dễ bị rụng lá, cách khắc phục chính là phun nước trực tiếp lên bề mặt lá.

Nên dung đất màu mỡ và tơi xốp để trồng cây. Loại cây này không ưa phân bón nên hạn chế bón phân cho cây. Có thể bón phân xanh hoặc phân vô Cơ tổng hợp. Đối với những cây đã tạo hình trồng trong nhà thì có thể bón ít hơn.

Phương pháp trồng dây thường xuân thủy canh

1. Khi chọn bình nên chọn thường xuân là dạng leo, thân mảnh.

2. Lấy cây ra khỏi chậu, bỏ đất, rửa sạch bộ rễ ngâm rễ trực tiếp vào bình đựng nước sạch, thêm ít dung dịch khử trùng để thúc ra rễ.

3. Sau khi ra rễ nên thêm dung dịch dinh dưỡng đã pha loãng. Mùa hè cứ 4 – 5 ngày thêm nước một lần, vào mùa đông 10 – 20 ngày thay nước một lần, 20 – 30 ngày thay dung dịch dinh dưỡng một lần, pH 5.5.

4. Ban đầu không nên đổ dung dịch dinh dưỡng quá cao, ngập 1/3 – 1/2 bộ rễ là được.

5. Bệnh thường gặp ở dây thường xuân là đốm lá, ban đầu trên lá xuất hiện những đốm nhỏ màu vàng to bằng hạt gạo, sau tròn dần hoặc lan rộng ra.

6. Dây thường xuân có thể làm thành giá treo trong nhà, trên đầu giá sách hoặc trước cửa sổ, cũng có thể trồng thành chậu nhỏ đặt bên bàn sách, bàn nước. Cũng có thể làm giá đỡ để dây leo thành giàn. Là loài thực vật có thể hút được CH,O, CH10

7. Ánh sáng quá mạnh hoặc độ ẩm không đủ sẽ dễ khiến cây bị khô héo, trồng trong nhà nên đặt ở nơi ánh sáng có thể chiếu đến, thường xuyên phun nước lên lá để tăng độ ẩm cho cây.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

[toc] Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

[toc] So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...