[toc]
Tên khoa học: Phalaenopsis spp
Đặc điểm của lan hồ điệp
Vốn phân bố ở khu vực nhiệt đới châu Á – Thái Bình Dương và khu vực á nhiệt đới, sống nhiều ở rừng nhiệt đới.
Lan hồ điệp là loài thực vật thân cỏ, thường xanh, sống ký sinh, trên thị trường đây là loại lan thường được đem lại giống, là loại bông lớn và nhiều hoa. Loại cây lại có ưu thế rõ rệt, bông hoa tròn đầy sắc màu tươi mới, thời kỳ nở hoa dài, sức sống khỏe, dễ trồng.
Lan hồ điệp cành ngắn, mỗi năm từ trên đỉnh lại ra lá mới, hoa có màu trắng, tím hồng, vàng, xanh nhật hoặc cánh hoa có vân màu tím.
Là loài ưa nhiệt độ cao, độ ẩm khoảng 70%, thích hợp với môi trường bóng râm bán phần và thoáng gió. Nhiệt độ ban ngày từ 25 – 28 độ, ban đêm từ 18 – 20 độ C, thời kỳ ra mầm non thích hợp 23 độ C, ở nhiệt độ 15 độ thì ngừng sinh trưởng, trên 32 độ không có lợi cho sự phát triển của cây.
Phương pháp trồng lan hồ điệp thủy canh
Chọn loại cây trưởng thành đã có mầm hoa, cẩn thận rửa sạch bộ rễ, bỏ đi rễ bị thối rồi đem cắm vào bình, đổ nước sạch ngập 1/3 – 1/2 bộ rễ. Vì rễ lan hồ điệp khá nhạy cảm, khi làm cần hết sức cẩn thận kẻo làm tổn thương bộ rễ.
Ban đầu khi mới trồng thủy canh, cứ 2-3 ngày thêm nước một lần, vì bộ rễ lan hồ điệp thuộc loại rễ khí sinh, chỉ cần
không hoàn toàn ngập trong nước thì sẽ nhanh chóng thích ứng với môi trường nước. Khi trên thân phát triển mạnh, đem đặt ở nơi có ánh sáng đầy đủ, thêm dung dịch dinh dưỡng vào cây, cứ 3 – 4 ngày thay một lần.
Vào trước và sau khi hoa nở nên phun dung dịch kali dihydrogen phosphate 0,1% pha loãng, đủ để thúc hoa nở và ra rễ mới. Mùa hè để cây ở nơi râm mát thoáng gió, tránh ánh nắng trực tiếp, và thường xuyên phun nước lên lá.
Mùa đông và đầu xuân có thể để cây đón ánh nắng mặt trời, nếu không đủ ánh nắng có thể dùng ánh đèn để bổ sung, có lợi cho độ dày của lá và cho nụ hoa to.
Lan hồ điệp rất nhạy cảm với nhiệt độ thấp, khi nhiệt độ dưới 15 độ C rễ sẽ ngừng hút nước khiến phần thân thiếu nước, lá già chuyển thành màu vàng và rụng. Nếu ở dưới 10 độ C sẽ bị cóng, lá rụng, cánh hoa có vết đen.