Bố trí hoa thủy sinh làm cảnh
Ở nơi có nước đều có thể bố trí hoa thủy sinh. Thường bố trí hoa thủy sinh ở trong hồ, ao, khe nước. Cũng có thể trồng hoa thủy sinh ở chậu, đặt ở hai bên lối đi, hai bên cửa chính, bên tường, dưới bờ rào. Đặt đối xứng, hoặc đặt thành hàng, đặt thành cụm.
Bố trí hoa thủy sinh ở trong ao hồ cũng giống như hoa trên cạn, trái phải trước sau phải có thứ lớp, thường bố trí trước thấp sau cao, phối hợp cả ba loại: loại nhô khỏi mặt nước, loại nổi ở mặt nước và loại chìm dưới nước, nếu thiếu một loại sẽ cảm thấy không tự nhiên. Có thể chọn các loại hoa thủy sinh để bố trí như: sậy trúc lá đốm, trân châu, hành nước, hoa sen, hoa súng, bèo lục bình, hẹ nước, mao lương nước cuống lông.
Ở đây có sậy trúc lá đốm cao lớn; trân châu, hành nước và hoa sen nhô khỏi mặt nước; hoa súng và bèo lục bình nổi ở mặt nước; hệ nước và mao lương nước cuống lông chìm ở mặt nước. Khi bố trí chọn lấy một mặt thưởng lãm, dùng sậy trúc làm một phần của bối cảnh, bao gồm phần mặt bờ và một ít mặt nước, không được quá rộng, cũng không quá ngay ngắn, mặt kề nước có trồi có trụt, trồng hành nước tiếp vào đó, phía trước trồng trân châu hoặc hoa sen. Trân châu hoặc hoa sen không những bố trí vươn về trước, mà còn vươn ra sau ngang với sậy trúc.
Ở giữa trân châu hoặc hoa sen trồng xen mấy cây hành nước. Ở bờ trước cũng có trồi có trụt, bố trí hoa súng và bèo lục bình. Diện tích cây chiếm mặt hồ không nên quá lớn, thông thường chiếm khoảng 1/3 mặt hồ là đủ, mặt nước còn lại bố trí cây chìm dưới nước hoặc cây nổi ở mặt nước có lá nhỏ, như mong mắt, trong hồ thả nuôi cá cảnh cho thêm sinh động.
Hồ nhỏ tốt nhất có hệ thống tuần hoàn nước, mặt hồ có thấp có cao,nước lưu chuyển có nhanh có chậm, phải quanh co khúc khuỷu, có thể bố trí một ít cây thủy sinh cao như trân châu, hành nước, ở nơi có tản bộ bố trí các loại cây nở hoa đẹp như hoa súng, hoa sen, bèo lục bình, vũ cửu hoa, diên vĩ.
Ở sân thường bố trí cây thủy sinh ở trước cửa, dưới cửa sổ, hoặc dùng chung nước với bể cá. Cũng có thể bố trí cây thủy sinh ở ban công, ở vườn hoa sân thượng, dưới chân hòn non bộ, trước bình phong, vừa tạo cảnh đẹp, lại làm tăng độ ẩm không khí.
Các cây thủy sinh dùng làm thuốc và ứng dụng khác
Cây súng
Củ dùng làm thuốc, củ và chồi lá dùng làm thức ăn. Củ súng có chứa tinh bột có thể ủ thành rượu. Cả cây ủ làm phân xanh.
Khiếm thực
Hạt dùng làm thuốc, có tác dụng bổ dưỡng, thu liễm, giảm đau. Khiếm thực có chứa tinh bột có thể chế rượu hoặc ăn.
Rong đuôi chó
Dùng làm thức ăn cho heo, gia cầm, cá, ủ làm phân xanh.
Cây củ ấu
Củ dùng để ăn, cả cây dùng làm phân xanh.
Rong mắt
Cành lá dùng làm thuốc có tác dụng thanh nhiệt sáng mắt, trừ thấp lợi thủy. Dùng làm thức ăn cho vịt, cả cây dùng làm phân xanh.
Hành nước
Dùng làm chiếu, hàng thủ công mỹ nghệ, làm giấy. Cả cây dùng làm đất mùn, rễ có tác dụng giữ đất.
Cây năng cao
Củ năng dùng làm thức ăn, có thể ăn sống hoặc nấu chín. Thân cây dùng làm hàng thủ công mỹ nghệ, cả cây dùng làm đất mùn..
Rau mác
Rễ củ dùng làm rau ăn, cả cây dùng làm đất mùn.
Trạch tả
Rễ củ dùng làm thuốc, có tác dụng: thanh nhiệt, trừ thấp, lợi tiểu. Trạch tả là loài cây giữ đất tốt, cả cây dùng làm phân xanh.
Cây niễng
Dùng làm rau ăn. Dùng làm thuốc trị bệnh mạch vành và có tác dụng lợi tiểu. Cây niễng có tác dụng giữ đất tốt.
Lau – sậy
Chồi non dùng để ăn. Thân dưới đất gọi là “lô căn” dùng làm thuốc có tác dụng: kiện vị, cầm nôn, lý khí, lợi tiểu. Cây già có thể bện chiếu, làm hàng thủ công mỹ nghệ, làm giấy. Trông lau – sậy có tác dụng giữ đất tốt.