Những bí quyết để có chậu hoa đẹp

Khác với phương thức sinh sản đơn nhất của động vật, phương pháp sinh sản của thực vật rất đa dạng và phức tạp, về cơ bản có thể quy thành hai loại lớn là: Sinh sản hữu tính và sinh sản vô tính.

Sinh sản hữu tính là kiểu sinh sản trong đó có sự hợp nhất giữa giao tử đực và giao tử cái tạo thành hợp tử thông qua thụ tinh phát triển thành cơ thể mới.

Sinh sản vô tính là hình thức sinh sản từ một cá thể duy nhất cho ra thế hệ con giống hệt mẹ về mặt di truyền. Sinh sản vô tính thích hợp với môi trường sống ít thay đổi, chỉ trong thời gian ngắn quần thể có thể tăng lên rất nhanh.

Gieo hạt

Trồng hạt là một trong những phương pháp sinh sản hữu tính, thông thường những loại thân Cỏ một hai năm tuổi đều dùng phương pháp này. Thực vật thân gỗ lại ít sử dụng phương pháp này hơn, tuy nhiên đôi khi cũng dùng cách này để tạo ra giống mới.

Các loài cây trồng ở nhà phần lớn đều dùng phương pháp gieo hạt. Rửa sạch chậu hoặc thùng gỗ, ở dưới lót một ít gạch vỡ hoặc vải làm tầng thoát nước, thêm vào một ít đất cát có trộn tro trấu, rồi đổ khoảng 7,8 phần đất vào bồn, cuối cùng xem mức độ to nhỏ của hạt để xem cách gieo sao cho phù hợp, nếu là hạt lớn thì nên để trên bề mặt đất rồi lại đổ thêm một lớp đất xốp lên trên.

Nếu là hạt nhỏ thì rải đều, sau khi gieo hạt thì dùng que gỗ nhỏ ấn nhẹ xuống để hạt tiếp xúc với đất, lại rắc một lớp tro trấu mỏng lên trên là được. Sau khi gieo xong, dùng bình phun tia nước nhỏ hoặc bình phun sương phun vào đất, hoặc ngâm chậu vào một bồn nước nóng để nước thẩm thấu dần vào trong.

Tưới nước cho bồn xong, nên dùng kính hoặc màng ni-lông trùm lên miệng chậu, tránh cho nước ở bề mặt bốc hơi. Tất nhiên, khi dùng phương pháp gieo hạt nên thường xuyên kiểm tra độ khô của đất để kịp thời tưới nước, không nên tưới quá nhiều để tránh tình trạng đất quá ướt làm hạt bị ngập úng. Đợi hạt nảy mầm xong thì bỏ đi lớp kính hoặc màng ni-lông, để chậu cây dần dần tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng, tuy nhiên không được để hạt mầm dưới ánh nắng gay gắt nếu không sẽ khiến hạt chết khô.

Thông thường gieo hạt vào hai mùa xuân và thu, đối với những loài chịu rét kém một năm tuổi thường gieo hạt vào trung tuần tháng 4, những loài hai năm tuổi chịu rét tốt thường gieo vào tháng 9. Đợi hạt nở và trổ từ 4 – 5 lá mầm thì có thể bứng trồng nơi khác.

Tách mầm, cây

Phương pháp tách thông thường dùng cho những loài thân cỏ có rễ chùm, một vài loài rễ củ và cây bụi. Tỉ lệ sống sót của cây khi sử dụng phương pháp này là rất cao, mọc mầm nhanh, phần lớn các cây đều nở hoa ngay cùng năm sau khi tách. Tuy phương pháp tách có thể duy trì tính ưu việt của chủng cây nhưng hệ số sinh sản tương đối thấp, không thể sinh sản trên diện rộng.

Thời gian tách lý tưởng nhất là vào mùa thu khi khí hậu mát mẻ, vì thời gian này sẽ đảm bảo cho cây phục hồi tương đối nhanh. Vào mùa đông thời tiết quá lạnh không thích hợp cho rễ cây sinh trưởng.

Vào mùa xuân khí hậu tăng nhanh, nhựa chảy nhanh đòi hỏi lượng dinh dưỡng lớn nhưng phần rễ lại không kịp phục hồi, không thể đảm bảo cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cây, ngược lại còn hao phí lượng chất dinh dưỡng dự trữ vốn có trong cây, khiến cây không đủ sức hoặc thiếu dinh dưỡng mà chết, cho nên mùa xuân cũng không thích hợp để tách.

Phương pháp tách căn cứ vào chủng loại cây mà lựa chọn các cách khác nhau. Ví dụ như cách tách bằng củ là phương pháp sinh sản khi mầm mọc ở rễ chính, đem cất mầm này ra trồng ở nơi khác tạo thành hai cây, hoa thược dược là loài thường dùng phương pháp này. Lay ơn, tulip, lan Nam Phi, hoa huệ là những loài có rễ củ, nếu từ củ gốc mọc ra những củ con có thể đem tách ra trồng sang chỗ khác. Nhưng cách tách này không cho hoa vào năm đầu tiên, phải sang năm thứ hai mới nở hoa, số lượng củ con mọc càng nhiều thì cứ mẹ sẽ dần lụi và chết đi.

Sử dụng phương pháp tách cần chú ý, phải chọn củ khỏe mạnh, thuần giống, bỏ đi bùn đất trên củ, dùng dao rạch theo đường nét tự nhiên trên củ. Chú ý khi rạch cố gắng giảm bớt diện tích vết rạch, tránh kéo dài thời gian lành vết rạch. Ngoài ra, việc xác định tỉ lệ nên căn cứ vào kích cỡ cây và số lượng rễ, thông thường có 2 – 5 rễ khỏe mạnh là được, nhớ thường xuyên dọn sạch rễ bệnh, rễ thối nát cho cây.

Giâm cây

Giâm là một trong những phương pháp sinh sản vô tính thường gặp nhất của thực vật hiện nay, tức là cắt một phần cây như: rễ, cành, mầm, lá rồi cắm vào đất để mọc ra mầm, hình thành cây mới. Phương pháp sinh sản này rất đơn giản, được ứng dụng rộng rãi, có thể giúp cây ra hoa kết quả sớm.

Có 3 phương pháp giâm: giâm cành, giâm lá, giâm rễ, nhưng phần nhiều là giâm cành, phương pháp giâm rễ không thường dùng cho các cây trong nhà.

Giâm cành:

Giâm cành tùy theo cách chọn cành và thời gian giâm mà phân thành giâm cành cứng và giâm cành non. Thông thường giâm cành cũng được tiến hành vào mùa xuân năm thứ hai sau khi cây rụng lá, chọn lấy cành một hoặc hai năm tuổi khỏe mạnh, không sâu bệnh, cắt xéo đoạn dài khoảng 10cm, vết cắt vát, đem cắm vào trong đất.

Hoa hồng, ráy xẻ, trúc phú quý đều có thể dùng phương pháp giâm cành cứng. Phương pháp giâm cành mềm thường tiến hành vào mùa hè thu, lấy cành non mọc trong cùng năm đem cắm vào đất. Đỗ quyên, hoa quế, trúc đào, hoa nhài, hoa phong lữ, hoa xác pháo thường dùng phương pháp giâm cành này.

Giâm lá:

Một số loài cây có lá mang tác dụng giống như rễ, tức là có tác dụng mọc rễ, nảy mầm, đảm nhiệm vai trò sinh sản. Đem những chiếc lá này cắm vào đất để mọc ra cây mới thì gọi là phương pháp giâm lá.

Giống như: thu hải đường, lan tím châu Phi, hoa đá đều có thể sử dụng phương pháp này. Khi cắt lá, nếu lá có cuống thì nên để lại cuống, đem cắm cuống lá vào đất hoặc ngâm trong nước để cho ra rễ. Nếu không có cuống thì có thể dùng tăm cố định gân lá trong đất, để lá cây dễ dàng hút chất dinh dưỡng trong đất.

Ghép cây

Ghép là một trong những biện pháp sinh sản vô tính, tức là ghép vào thân cây khác để tạo thành một thân cây mới. Thân cây được chọn để ghép nên có bộ rễ phát triển tốt, thân cây khỏe, không có mầm ký sinh bị sâu bệnh, cành được ghép nên chọn loài phẩm chất tốt, không có sâu bệnh.

Ghép cành:

Muốn thử xem cành được ghép có thể ghép thành công hay không thì xem phần tiếp xúc giữa cành và thân cây, nếu chỗ đó nảy mầm mới thì ghép thành công, hình thành nên một cá thể mới. Nếu muốn nâng cao tỉ lệ sống của cây sau khi ghép, chúng ta nên tìm đúng thời gian ghép.

Có hai khoảng thời gian ghép lý tưởng là thời kỳ ngủ đông và thời kỳ sinh trưởng. Thời kỳ ngủ đông thông thường là trung thượng tuần tháng 3, một số loài cây “tỉnh ngủ” khá sớm, nhựa chảy nhanh có thể tiến hành từ giữa tháng hai. Ngoài ra, thời gian ngủ đông có thể lựa chọn vào thượng tuần tháng 10 tới đầu tháng 12.

Ghép trong thời kỳ sinh trưởng thường vào thượng tuần tháng 7 tới hạ tuần tháng 8. Gốc ghép nên chọn lựa cùng loại hoặc loài gần giống với cành được ghép, cành được ghép nên chọn cành giữa khỏe mạnh, như vậy mới có thể tạo ra cá thể mới có sức sinh trưởng tốt.

Khi ghép cây cần chú ý miệng vết cắt phải gọn gàng, không được ẩu đoảng, chọn lựa cẩn thận loại nguyên liệu buộc, nên dùng nhiều màng ni-lông mỏng đem cắt thành sợi, không dùng các vật cứng như thùng hoặc dây sắt.

Ghép mắt:

Chọn hai cây có đặc tính khác nhau: một cây có khả năng sống khỏe mạnh được chọn làm gốc ghép, cây còn lại có những đặc tính tốt khác như: cho hoa đẹp, sai trái… được chọn làm mắt ghép. Chọn hai nhánh có kích thước gần bằng nhau, cạo vỏ hai mép cây kề nhau, (dài 1,5 – 2cm, rộng 0,4 – 0,5cm) rồi áp chúng lại. Dùng dây ni lông mỏng buộc chặt nơi tiếp xúc. Khi vết ghép liền sẹo (từ 20 đến 35 ngày), cắt bỏ phần ngọn của cây dùng làm gốc ghép, cắt gốc cành ghép cách chỗ buộc 2cm. Đối với những cây khó ghép, có thể cắt gốc cành ghép làm 2 lần: lần đầu cắt 1/2 đường kính, 5 – 10 ngày sau khi cắt đứt hoàn toàn.

Chiết cây

Chiết cành là phương pháp nhân giống vô tính cây trồng bằng cách cho một cành hay một đoạn cành ra rễ trên cây, sau đó tách khỏi cây mẹ, đem trồng thành cây mới. Đối với những cây trồng tại nhà, phương pháp này tương đối phù hợp sử dụng với những loài khó hoặc chậm ra rễ như hoa quế, hoa sen đất.

Thời kỳ chiết cành căn cứ vào từng loại khác nhau để xác định, thông thường với những loài rụng lá nên tiến hành vào đầu xuân hoặc mùa thu, loài lá xanh thường xuyên nên tiến hành vào mùa mưa, hạ tuần tháng 6 tới thượng tuần tháng 7. Nói tóm lại, chỉ cần trong mùa sinh trưởng của cây đều có thể tiến hành chiết cây, khi đó tỉ lệ sống của cây là rất cao.

Với những loài trồng trên ban công gia đình, có nhiều phương pháp chiết cành như: chiết giâm, chiết gân, chiết

cành non và chiết cạnh. Mỗi loại phù hợp với những loài có đặc tính khác nhau hoặc tùy từng thời kỳ khác nhau, ví dụ chiết gân được áp dụng cho những loại cây cảnh có sức sống kém, chiết giảm được áp dụng khi nhựa bắt đầu chảy nhưng cây không ra chồi non vv…

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...