Các loại hoa oải hương phổ biết nhất

Oải hương lá hẹp

Tên khoa học: True lavender

Là loại oải hương có lá hẹp dài hình kim, màu xám xanh, hoa màu tím, thường dùng làm tinh dầu và để ngắm, đẹp nổi tiếng.

Ánh sáng: Ưa môi trường đầy đủ ánh sáng, thoáng gió, nếu không đủ ánh sáng hoa sẽ nở ít, ảnh hưởng tới sản lượng tinh dầu.

Nhiệt độ: Là loài cây chịu lạnh tốt có thể chịu được nhiệt độ -10 độ C, ưa môi trường mát mẻ, sinh trưởng tốt nhất ở nhiệt độ 10 – 30 độ C. 

Tưới nước: Khá chịu hạn, kỵ đất quá ẩm ướt và tụ nước ở rễ, nếu ở môi trường ẩm ướt kéo dài sẽ khiến phần rễ thiếu Oxy, nếu nghiêm trọng có thể gây chết cây. Thấy đất khô thì mới tưới nước, khi tưới phải để nước ướt đẫm đất, sau đó đợi tới lúc đất sắp khô hết thì mới tưới nước lần hai. Thông thường cứ 15 ngày tưới một lượt, mùa hè có thể tăng thêm số lần tưới.

Bón phân: Không yêu cầu cao với đất trồng, khi trồng có thể dùng phân gà đã hoai mục làm phân bón lót, trong thời kỳ sinh trưởng thông thường không cần bón thêm, trong thời kỳ hoa nở nên bón lượng ít phân phốt phát và phân kali.

Sâu bệnh: Ít bị sâu bệnh, nên chú ý bị bọ phấn xâm hại.

Nhân giống: Bằng phương pháp giâm hạt, ngâm vào dung dịch chuyên dụng để thúc cây ra mầm. Có thể dùng phương pháp giâm cành thời điểm thích hợp vào mùa xuân và mùa thu. Khi giâm cành nên chọn cành gỗ hoặc cành bán gỗ khỏe mạnh, giâm xong tưới nước cho thấm đẫm đất, thông thường 10 – 15 ngày sẽ ra rễ.

Trồng trong nhà: Cây có ngoại hình đẹp, lá mọc đều, mùi thơm đặc biệt, phù hợp trồng trong chậu cỡ vừa, có thể bày trong phòng khách, phòng ngủ hoặc ban công.

Oải hương lá lớn

Oải hương lá lớn: (có tên khoa học: Spike lavender) có khổ lá rộng và dày, có màu xám trắng, hoa màu tím, thường dùng để chiết xuất tinh dầu.

Ánh sáng: Ưa môi trường đầy đủ ánh sáng, thoáng gió. Ánh sáng đầy đủ sẽ giúp cụm cây mọc tròn đầy hơn.

Nhiệt độ: Không chịu được lạnh, sinh trưởng phù hợp ở nhiệt độ 15 – 30 độ C.

Tưới nước: Vì lá có khổ lớn nên lượng nước cung cấp nhiều hơn oải hương lá hẹp, nhưng cũng kỵ đất quá ẩm và tụ nước ở phần rễ. Khi tưới nước nên chú ý đợi đất khô rồi mới tưới, thông thường cứ 10 ngày tưới một lượt, mùa hè có thể tăng thêm số lần tưới.

Bón phân: Không yêu cầu cao với đất trồng, khi trồng có thể dùng phân gà đã mục làm phân bón lót, trong thời kỳ sinh trưởng thông thường không cần bón thêm, trong thời kỳ hoa nở nên bón lượng ít phân phốt phát và phân kali.

Sâu bệnh: Ít bị sâu bệnh, nên chú ý bị bọ phấn xâm hại.

Nhân giống: Có thể nhân giống bằng phương pháp giâm hạt, có thể dùng dung dịch chuyên dụng đem ngâm để thúc cây ra mầm. Thông thường dùng phương pháp giâm cành, nên tiến hành vào mùa xuân và mùa thu. Khi giâm cành nên chọn cành gỗ hoặc cành bán gỗ khỏe mạnh, giâm xong tưới nước cho thấm đẫm đất, thông thường 10 – 15 ngày sẽ ra rễ.

Trồng trong nhà: Cây có ngoại hình đẹp, lá mọc đều, phù hợp trồng trong chậu cỡ vừa, có thể bày trong phòng khách, phòng ngủ hoặc ban công.

Oải hương lá răng cưa

Tên khoa học: Spanish lamender

Oải hương lá răng cưa là loài oải hương dùng để ngắm thường gặp. Lá hẹp dài, mép có răng cưa, mọc đều, lá màu xanh biếc. Cành hoa khá ngắn, hoa mọc dày, có màu tím nhạt.

Ánh sáng: Ưa ánh sáng đầy đủ, chịu bóng râm tốt hơn loài oải hương lá hẹp, ánh sáng không đủ sẽ khiến hoa nở ít.

Nhiệt độ: Không chịu được lạnh, sinh trưởng phù hợp ở nhiệt độ 15 – 30 độ C.

Tưới nước: Cây không chịu hạn bằng oải hương lá hẹp, cũng không chịu được tụ nước, thấy đất khô rồi mới tưới nước. Thông thường cứ 10 ngày tưới một lần, mùa hè có thể tăng thêm số lần tưới.

Bón phân: Không yêu cầu cao với đất trồng, khá ưa phân bón, khi trồng nên bón lót trước, trong thời kỳ sinh trưởng không cần bón thêm, khi nở hoa nên bón thêm phân phốtphát và kali. | Sâu bệnh: Ít bị sâu bệnh, nên chú ý bị bọ phấn xâm hại.

Nhân giống: Có thể nhân giống bằng phương pháp giâm hạt, có thể dùng dung dịch chuyên dụng đem ngâm để thúc cây ra mầm. Thông thường dùng phương pháp giâm cành, nên tiến hành vào mùa xuân và mùa thu. Khi giâm cành nên chọn cành gỗ hoặc cành bán gỗ khỏe mạnh, giâm xong tưới nước cho thấm đẫm đất, thông thường 10 – 15 ngày sẽ ra rễ.

Bày biện trong nhà: Cây có ngoại hình đẹp, phù hợp trồng trong chậu cỡ vừa, có thể bày trong phòng khách, phòng đọc sách hoặc ban công.

Oải hương lá lông vũ

Tên khoa học: Fernleaf lavender

Oải hương lá lông vũ là loại oải hương đặc biệt, dùng để ngắm, lá hình lông vũ, cành mềm có màu xanh non. Cành hoa khá dài, búp hoa mọc theo hình tháp, hoa nhỏ màu tím xanh.

Ánh sáng: Là loài thực vật ưa ánh sáng, thiếu ánh sáng hoa sẽ nở ít, chịu bóng râm hơn những loài oải hương khác, mùa hè nắng gắt nên che bớt nắng cho cây.

Nhiệt độ: Không chịu được lạnh, sinh trưởng phù hợp ở nhiệt độ 15 – 30 độ C.

Tưới nước: Là loài ưa ẩm ướt, có thể phun lượng nước phù hợp để gia tăng độ ẩm không khí. Thông thường cứ 7 ngày tưới nước một lần, mùa hè nên tăng thêm số lần tưới nước.

Bón phân: Không yêu cầu cao với đất trồng, khá ưa phân bón, khi trồng nên bón lót, trong thời kỳ sinh trưởng bón thêm phân đạm, trong khi nở hoa nên bón thêm phân phốt-phát và kali.

Sâu bệnh: Cành mềm, dễ bị sâu bệnh hơn những loài oải hương khác, đặc biệt chú ý các loại bọ nhỏ.

Nhân giống: Có thể nhân giống bằng phương pháp giâm hạt, có thể dùng dung dịch chuyên dụng đem ngâm để thúc cây ra mầm. Thông thường dùng phương pháp giâm cành, nên tiến hành vào mùa xuân và mùa thu. Khi giâm cành nên chọn cành gỗ hoặc cành bán gỗ khỏe mạnh, giâm xong tưới nước cho thấm đẫm đất, thông thường 10 – 15 ngày sẽ ra rễ.

Bày biện trong nhà: Cây có ngoại hình đẹp, phù hợp trồng trong chậu cỡ vừa, có thể bày trong phòng khách, phòng đọc sách hoặc ban công.

Oải hương ngọt

Tên khoa học: Saoeet lavender

Là loài tạp giao giữa oải hương lá hẹp và oải hương lá răng cưa. Phiến lá khá dày, răng cưa mọc không đồng đều, lá màu xanh xám. Cụm hoa nhỏ, hoa màu tím xanh.

Ánh sáng: Là loài thực vật phù hợp chiếu sáng cả ngày, ưa ánh sáng đầy đủ, thoáng gió, thiếu ánh sáng sẽ khiến hoa nở ít.

Nhiệt độ: Khả năng chịu lạnh ở giữa oải hương lá hẹp và oải hương lá lớn, sinh trưởng phù hợp ở nhiệt độ 10 – 30 độ C.

Tưới nước: Chịu hạn kém hơn oải hương lá hẹp. Thông thường cứ 10 ngày tưới nước một lần, mùa hè nên tăng thêm số lần tưới nước.

Bón phân: Không yêu cầu cao với đất trồng, khá ưa phân bón, khi trồng nên bón lót, trong thời kỳ sinh trưởng bón thêm phân đạm, trong khi nở hoa nên bón thêm phân phốt phát và kali.

Sâu bệnh: Ít bị sâu bệnh, đặc biệt chú ý bọ phấn.

Nhân giống: Có thể nhân giống bằng phương pháp giâm hạt, có thể dùng dung dịch chuyên dụng đem ngâm để thúc cây ra mầm. Thông thường dùng phương pháp giâm cành, nên tiến hành vào mùa xuân và mùa thu. Khi giâm cành nên chọn cành gỗ hoặc cành bán gỗ khỏe mạnh, giâm xong tưới nước cho thấm đẫm đất, thông thường 10 – 15 ngày sẽ ra rễ.

Bày biện trong nhà: Cây có ngoại hình mỹ quan, phù hợp trồng trong chậu cỡ vừa, có thể bày trong phòng khách, phòng đọc sách hoặc ban công.

Oải hương ngọt lá lớn

Tên khoa học: Giant lavender

Oải hương ngọt lá lớn là loài tạp giao giữa oải hương lá lớn và oải hương lá răng cưa, nên có đặc trưng của cả hai loài này. Phiến lá to dày, răng cưa mọc đều, lá màu xanh xám, thông thường không nở hoa, nếu vào hoàn cảnh xấu sẽ thúc ra hoa, hoa rất nhỏ.

Ánh sáng: Là loài hương thảo rất ưa ánh sáng, ánh sáng đầy đủ sẽ giúp lá mọc xum xuê và cụm cây mọc đều.

Nhiệt độ: Không chịu được lạnh, nhiệt độ sinh trưởng cao hơn oải hương lá hẹp, sinh trưởng phù hợp ở nhiệt độ 15 – 30 độ C.

Tưới nước: Cần lượng nước nhiều hơn oải hương lá hẹp, nhưng kỵ đất quá ẩm và rễ tụ nước. Khi thấy đất khô rồi mới tưới nước, khoảng 10 ngày tưới nước một lần, mùa hè nên tăng thêm số lần tưới.

Bón phân: Không yêu cầu cao với đất trồng nhưng trong thời kỳ sinh trưởng khá ưa phân bón, khi trồng nên bón lót, Hàng thời kỳ sinh trưởng bón thêm phân đạm, trong khi nở hoa nên bón thêm phân phốt phát và kali.

Sâu bệnh: Ít bị sâu bệnh, đặc biệt chú ý bọ phấn.

Nhân giống: Có thể nhân giống bằng phương pháp giâm hạt, có thể dùng dung dịch chuyên dụng đem ngâm để thúc cây ra mầm. Thông thường dùng phương pháp giâm cành, nên tiến hành vào mùa xuân và mùa thu. Khi giâm cành nên chọn cành gỗ hoặc cành bán gỗ khỏe mạnh, giâm xong tưới nước cho thấm đẫm đất, thông thường 10 – 15 ngày sẽ ra rễ.

Bày biện trong nhà: Cây có ngoại hình mỹ quan, phù hợp trồng trong chậu cỡ vừa, có thể bày trong phòng khách, phòng đọc sách hoặc ban công.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...