KỸ THUẬT CHĂM SÓC CÂY HOA PHÁO
Hoa pháo Hoa pháo thường dùng cắm cành hoặc nén cành, cắm cành thường tiến hành vào trung hạ tuần tháng 3, chọn cành to sinh được một năm trồng, khi cắm cành dùng thuốc sinh rễ ABT thúc ra rễ, sau khi trồng trên dưới 1 tháng ra rễ, sau đó chăm sóc, một năm có thể xuất vườn, năm sau nở hoa, giâm cành từ mùa xuân đến mùa thu đều được, tốt nhất là mùa hạ.
20-30 ngày có thể ra rễ, sau 2 tháng có thể cắt khỏi cây mẹ trồng độc lập, cùng năm đó có thể ra hoa. Hoa pháo sinh trưởng nhanh, kỳ hoa dài, lượng hoa lớn, mùa sinh trưởng nên bón phân nhiều, chủ yếu là phân phức hợp, nửa tháng bón một lần, mùa thu vào thời kỳ mầm hoa phân hóa, nên giảm lượng nước tưới và bón nhiều phân lân, kali.
Thời kỳ hoa pháo sinh trưởng bệnh sâu hại thường thấy có bệnh nhiệt thán, bệnh ban đen, bệnh nhện đỏ, sâu bông, bướm. Khi bệnh sâu hại phát sinh, có thể dùng benfol reiters 50% phòng trị bệnh hại, dùng cyanide cloryde alentin 10% phòng trị.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC HOA LĂNG TIÊU
Hoa lăng tiêu có thể gieo giống, cấy cắm, giâm ép cành và chia cây trồng, thường dùng cây cắm, gieo hạt nên tiến hành vào mùa xuân, trước khi gieo hạt tiến hành ngâm vào nước 24 giờ, để đảm bảo nảy mầm vừa nhanh vừa đều.
Cấy cắm phần nhiều tiến hành vào tháng 3 – 4, lấy cành khỏe mạnh sinh được 1 năm làm cành cây cắm, sau khi áp dụng thuốc kích thích ra rễ ABT 1000mg/lit là cấy cắm, khoảng sau 20 ngày ra rễ.
Lăng tiêu thích phân, trước khi mầm hoa phân hóa nên bón thúc phân lân, kali, để đảm bảo hoa to, màu đẹp, lượng nhiều, cuối thu ngừng bón phân. Bệnh sâu hại thường thấy có bệnh ban lá, bệnh phấn trắng, sau bông và bướm.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC DẦU MÃ ĐẰNG
Dầu mã đằng có thể gieo hạt hoặc cấy cắm, gieo hạt tiến hành vào cuối tháng 2 đầu tháng 3, vì vỏ hạt cứng, dày, làm hạt nảy mầm khó khăn, do đó, trước khi gieo giống thường dùng conten traled sulfurit acid ngâm 3 giờ hoặc bóc vỏ bằng cơ giới hoặc sau khi ngâm nước nóng 60 – 80°C để nguội tự nhiên 24 giờ để thúc đẩy nảy mầm.
Cấy cắm dùng cành ra trong năm, đã bán gỗ hóa để cấy cắm, dùng thuốc ra rễ số ABT 6 100mg lit ngâm 1 giờ, có thể có được tỷ lệ ra rễ tương đối cao (đạt trên 90%).
Dầu mã đằng ít có sâu bệnh hại, chỉ có loài bướm cắn ăn lá làm hại, có thể dùng pyrafoline 10% pha loãng 1000 lần hoãn dịpterex 90% pha loãng 800 lần phun phòng trị.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC LƯƠNG DIỆP NHÀI ĐẬU ĐẰNG
Lương diệp nhài đậu đằng có thể gieo hạt, cấy cắm hoặc ép cành. Gieo hạt phần nhiều tiến hành vào mùa xuân thu, do hạt giống cứng, trước khi gieo ngâm hạt giống vào nước trong một giờ rồi lấy ra gieo.
Cấy cắm có thể tiến hành vào mùa xuân thu, nhưng cấy cắm vào mùa xuân có tỷ lệ sống cao hơn, chọn cành khỏe mạnh sinh ra một, hai năm để trôn%, dùng đất hỗn hợp 50% đất sét, 50% cát sông làm đất gốc cây cắm.
Trước khi cấy cắm ngâm cành 30 phút vào naphthalene acetic acid 0.5mg/lit, có thể nâng cao tỷ lệ ra rễ rõ rệt.
KỸ THUẬT CHĂM SÓC TOAN HƯƠNG ĐẰNG
Toan hương đồng có thể cấy cắm hoặc ép cành, trong sản xuất phần nhiều dùng cây cắm. Cấy cắm tiến hành vào tháng 3-7, chọn cành cây chất gỗ hóa sinh năm thứ nhất và năm thứ hai để cấy trồng, áp dụng thuốc sinh rễ số ABT6 300mg/lit hoặc indole propiomic acid 200mg/lit ngâm nhanh rồi cấy, tỷ lệ ra rễ đạt trên 90%.
Sau một tháng cắm cây là có thể đưa vào chậu chăm sóc, thời kỳ sinh trưởng mỗi tháng bón 1 lần phân hỗn hợp đạm, lân, kali, thêm vào bón phân hữu cơ khô dầu đâu lạc, có thể làm cho hoa có màu tươi đẹp. Ngoài ra, phải. tăng cường cắt tỉa chỉnh hình để thúc đẩy cây mọc nhiều mầm, nhiều cành.
Tính kháng của toàn hương đồng mạnh. hoa lá đều có thể phát tán mùi hương mạnh, do đó rất ít phát sinh sâu bệnh hại.