PHẦN CHIA ĐẤT, SẢN XUẤT
Khu gây giống gieo trồng
Khu gây giống là khu sản xuất bố trí chăm sóc giống, yêu cầu kỹ thuật chăm sóc giống tương đối cao, và cần phải quản lý tỉ mỉ, cần bỏ sức người tương đối nhiều, hơn nữa mầm non phản ứng mẫn cảm đối với điều kiện tự nhiên môi trường không tốt, cho nên cần phải chọn khu vực có điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh doanh trong vùng đất sản xuất làm khu gây giống gieo trồng.
Khu gây giống dinh dưỡng
Khu gây giống dinh dưỡng là khu vực sản xuất chăm sóc cây mới trồng, chiết cành, dâm cành, tách cây và gieo giống dinh dưỡng. Kỹ thuật gây giống dinh dưỡng tương đối cao, và cầu kỳ, quản lý tỉ mỉ, nói chung yêu cầu điều kiện chọn vùng đất tương đối tốt là khu gây giống dinh dưỡng.
Khu dịch chuyển trồng cây mầm
Khu dịch chuyển trồng cây mầm là khu sản xuất bố trí chăm sóc dịch chuyển trồng cây mầm. Dựa vào yêu cầu quy cách chăm sóc và tốc độ sinh trưởng cây mầm khác nhau, luôn luôn cách 2-3 năm phải trồng lại mấy lần, dần dần nới rộng cự li cây, hàng cây, tăng thêm diện tích dinh dưỡng.
Khu dịch chuyển mầm cây trồng yêu cầu diện tích tương đối lớn, khu đất bằng phẳng, điều kiện thổ nhưỡng trung bình. Do chủng loại mầm khác nhau sẽ có tập tính sinh thái khác nhau. Đối với một số cây thích thổ nhưỡng ẩm ướt, có thể trồng ở địa thế thấp và ẩm ướt, còn những mầm cây không chịu được nước ẩm thì nên trồng ở vùng đất có địa thế tương đối cao và khô ráo, thổ nhưỡng sâu dầy. Mầm cây chuyển dịch để trồng, có thể chọn mầm cây trồng ở vùng đất tơi xốp, không thể trồng ở vùng chất đất cát.
Khu chăm sóc mầm lớn
Khu chăm sóc mầm lớn là khu sản xuất được thiết kế cho mầm lớn có bộ rễ phát triển, có hình hài cây rõ rệt, có tuổi mầm tương đối lớn, trực tiếp xuất vườn dùng cho xanh hóa. Có thể trồng ở vùng đất có điều kiện phân nước trung bình, tầng đất sâu dày, để tiện xuất mầm cây ra vườn, nên chọn vùng đất thuận tiện giao thông.
Bố trí khu chăm sóc mầm
Bố trí khu chăm sóc mầm là khu vực bố trí ở phòng nhiệt độ, trại râm mát để chăm sóc mầm. Bố trí theo khu vực chăm sóc mầm phải gần khu quản lý, yêu cầu địa hình bằng phẳng, thuận tiện dùng điện, dùng nước.
QUY HOẠCH KHU BỔ SUNG DÙNG ĐẤT
Hệ thống đường
* Đường trục chính là đường vận chuyển chủ yếu chạy dọc ở giữa vườn ươm, nên nối với cổng lớn của kho, đường công cộng mặt đường rộng 6 – 8m.
* Đường phụy còn gọi là đường nhánh, có tác dụng hỗ trợ cho đường chính, thường bố trí hai bên lề đường chính, hoặc thẳng với trục chính, mặt Đường nhánh đường rộng 3,5 – 4m.
* Đường tác nghiệp, để thuận tiện đi lại, đường tác nghiệp bố trí giữa khu sản xuất và tiêu thụ, mặt đường rộng nói chung là 2m.
* Đường vòng, là đường đi bao quanh vườn ươm, dùng cho công cụ tác nghiệp xe vận chuyển và người làm đi lại. Mặt đường rộng nói chung từ 4 – 6m.
Hệ thống tưới tiêu
* Nguồn nước: chia ra làm hai loại, nước mặt nước thiên nhiên) và nước ngầm.
* Thiết bị lấy nước: lấy nước mặt hoặc lấy nước ngầm, nói chung sử dụng bơm nước.
* Thiết bị dẫn nước: chia ra hai loại, đường dẫn nước và ống dẫn nước.
Mương dẫn nước: nói chung chia ra mường cấp 1 (mương chính), mương cấp 2 (mương nhánh), mương cấp 3 (mương nhỏ).
Hệ thống tưới tiêu Ông dẫn nước: là một hình thức dẫn nguồn nước thông qua đường ống ngầm dưới đất dẫn nước vào khu tác nghiệp vườn ươm. Thông qua đường ống dẫn nước có thể thực hiện kỹ thuật tưới phun, tưới nhỏ giọt để tiết kiệm nước.
Tưới phun là một loại kỹ thuật tưới tiêu thông qua thiết bị đầu phun tưới trên mặt đất, phun nước lên không trung, hình thành giọt nước rơi trên mặt đất. Tưới nhỏ giọt là một kỹ thuật tưới tiêu thông qua hệ thống đường ống tưới nhỏ giọt trên mặt đất đưa nước đến mặt đất của phạm vi sinh trưởng của bộ rễ mầm, từ đầu phun nước đưa giọt nước hoặc tia nước nhỏ từ từ đều đặn tưới lên mặt đất, thấm vào bộ rễ của cây.
Hệ thống thoát nước
Rãnh thoát nước vườn ươm
Để thoát nước tích đọng lại vườn ươm trong mùa mưa và nước tồn dư sau tưới, vườn ươm cần có rãnh thoát nước.
Rãnh thoát nước có thể bố trí xung quanh vườn ươm và các khu sản xuất. Quy cách rãnh thoát nước thiết kế theo quy mô từng loại vườn, độ rộng và độ sâu rãnh thoát nước dựa trên nguyên tắc thoát nước tích vào mùa mưa nhanh và chiếm ít đất vườn ươm.
Nhà dùng cho sản xuất
Nhà dùng cho sản xuất là nơi chứa vật tư và dụng cụ sản xuất, trong chọn đất và thiết kế cần thỏa mãn yêu cầu quy phạm ánh sáng, thông gió, thoát nước, hướng, phòng mưa sấm sét. Theo công năng cần phải bố trí, nhà dùng cho sản xuất cần phải chia ra văn phòng quản lý hiện trường, nhà dụng cụ, nhà kho.
Khu lưu giữ vật dụng cơ bản
Khu lưu giữ vật dụng cơ bản là nơi sản xuất, lưu giữ dụng cụ vật tư cơ bản cần cho chăm sóc mầm cây, khi chọn địa điểm và thiết kế chú ý các yếu tố ánh sáng, thông gió, thoát nước, | hướng mặt trời, đồng thời phải mua sắm máy đập vụn cơ bản tương ứng, dụng cụ xử lý tổng hợp cơ bản, máy tưới cơ bản vv…
CHUẨN BỊ ĐẤT VƯỜN CÂY GIỐNG
Chuẩn bị đất vườn cây giống chủ yếu có: làm đất, bón phân, tiêu độc cho đất, làm luống và quản lý hồ sơ vườn cây giống.
Làm đất
Làm đất là khâu quan trọng của ươm mầm, do đó phải làm đất nhỏ mịn, kịp thời, bằng phẳng, cày cuốc toàn diện, đất tơi đều, loại bỏ cỏ đá và đạt được độ sâu nhất định.
Làm đất tốt nhất là từng năm tăng độ sâu lớp đất mỗi năm tăng độ sâu 5cm. Để nâng cao chất lượng làm đất, khi làm đất cần phải đúng thời vụ, khi đất khô ẩm vừa phải, lượng ngậm nước là lượng ngậm nước bão hòa 50 – 60%. Tính ngưng tụ, tính dẻo.
Tính dính kết nhỏ nhất, chất lượng làm đất tốt nhất, trở lực nhỏ, hiệu suất cao, quá khô khó cày lật, quá ướt sau khi cày dễ kết thành cục.
Bón phân
Phân
* Phân vô cơ
Nói chung phân được hợp thành bằng phương pháp hóa học hoặc khai thác từ hầm mỏ qua gia công tinh chế thành phần, gọi là phân vô cơ, còn gọi là phân hóa học. Đặc điểm của phân vô cơ:
– Dưỡng phần đơn thuần.
– Hàm lượng dưỡng phần cao. – Hiệu quả phân nhanh mà ngắn. – Thể tích nhỏ, thuận tiện vận chuyển. – Trường kỳ không sử dụng hợp lý sẽ làm cho đất cằn cỗi.
Loại phân vô cơ thường thấy có phân đạm, phân lân, phân kali, phân phức hợp, phân nguyên tố vi lượng.
* Phân hữu cơ
Phân hữu cơ còn gọi là phân nhà nông, là loại phân có chứa lượng lớn chất hữu cơ, cũng là tất cả nguyên liệu phân từ thiên nhiên tích tồn tại chỗ, lấy tại chỗ trong nông thôn. | Đặc điểm của phân hữu cơ:
– Chủng loại nhiều, số lượng lớn, nguồn rộng, giá thành thấp.
– Dưỡng phân toàn diện, hiệu quả phân ổn định lâu dài, có chứa lượng lớn chất hữu cơ và chất hoại mục.
– Hàm lượng dưỡng phân thấp, lượng dùng lớn, tốn thời gian và vận chuyển cất giữ bất tiện.
– Chất hoại mục trong phân hữu cơ có thể thúc đẩy | hòn đất hình thành cục lớn, tăng khe hở cho đất, có lợi cho chuyển hóa dưỡng phân.
Loại phân hữu cơ thường thấy có phân và nước tiểu người, trâu, bò, phân đông, phân đất tạp.
Phương thức bón phân
* Phân bón lót
Phân bón lót nói chung có chứa nhiều loại nguyên tố dinh dưỡng cần cho cây mầm, có thể thỏa mãn nhu cầu dưỡng phần của cây trồng ở thời kỳ sinh trưởng phát triển, đồng thời còn có thể thay đổi tình trạng lý hóa của đất. Phân bón lót nên dùng phân hữu cơ có tính hiệu quả chậm. Phương thức bón phân thường thấy có rắc phân bón theo hàng, bón lỗ, bón rãnh vòng tròn, bón rãnh dạng phóng xạ, bón phân lớp, bón phân hỗn hợp.
* Phân bón thúc
Có thể thỏa mãn yêu cầu cần phân ở một thời kỳ nào đó của cây trồng, nên dùng phân hóa học có tính hiệu quả nhanh hoặc phân hữu cơ hoại mục hoàn toàn. Phương thức bón hàng, bón lỗ, bón rãnh vòng, bón rãnh dạng phóng xạ và bón thúc ngoài gốc.
* Phân giống
Phân giống có thể thỏa mãn nhu cầu đối với dưỡng phần của cây trồng ở gia đoạn mầm non cần phân, để tạo ra môi trường thổ nhưỡng tốt cho hạt giống nẩy mầm và mầm non trưởng thành. Phân giống nên dùng phân hóa học hiệu quả nhanh hoặc phân hữu Cơ ưu chất hoại mục tốt, phương thức bón dùng thường thấy có ngâm giống, trộn giống, tẩm rễ cây giống.
Tiêu độc đất
Căn cứ vườn mầm khác nhau, cây trồng khác nhau và tình hình khác nhau, chọn thuốc khác nhau tiến hành tiêu độc đất. Thuốc thường dùng và phương thức như sau:
* Thuốc hỗn hợp Pentachlorobenzene. Tức là Pentachlorobenzene 75% hỗn hợp với 25% (hoặc thuốc diệt khuẩn khác) mà thành, sau khi hỗn hợp đều với đất vụn nhỏ chế thành đất thuốc, trước khi gieo giống rắc đều trên luống gieo giống, lượng dùng mỗi mẻ là 4 – 5g.
* Formalin, Chloropicrin, methyl, lưu huỳnh, lượng dùng dung dịch nước nồng độ 1%. Khi tiêu độc phun thuốc lên mặt đất luống và xáo đều đất mặt, sau khi dùng màng ni lông phủ đắp hun trong 20 – 30h, bỏ tấm ni lông ra sau 15 – 20 ngày là có thể gieo trồng.
* Sevin 5% hoặc foxim 5%. Trộn đất hoặc trộn phân tiêu độc, diệt sâu hại trong đất hoặc trong phân, lượng dùng mỗi m” là 1,5 – 4g.
Làm luống
Ương giống luống mầm
* Luống cao: Mặt luống cao hơn đường đi 40-50cm. Chiều dài luống mầm tùy theo địa hình mà định, với mục đích thuận tiện tưới tiêu và quản lý thổ nhưỡng, luống mầm càng dài tỷ lệ lợi dụng đất càng cao. Nói chung tưới tiêu mặt đất, chiều dài luống mầm phần nhiều 10m. Nếu dùng tưới phun và cơ giới hóa các khâu sản xuất khác, độ dài luống mầm có thể đến mấy chục mét đến mấy trăm mét.
Ưu điểm của ươm giống luống cao: Thoát nước tốt, tăng độ dày lớp đất phân, tính thông thất tương đối tốt, nhiệt độ đất tương đối cao, tiện cho tưới bên cạnh, mặt luống khó cằn cối, đường đi có thể dùng vào tưới tiêu thoát nước.
Khuyết điểm: mất nhiều công làm luống và quản lý, lãng phí nước tưới tiêu, chủ yếu thích hợp cây trồng cây trồng
tương đối mẫn cảm với thủy phần thổ nhưỡng, tức là sợ khô hạn lại sợ lũ lụt, đòi hỏi thoát nước tốt.
Luống thấp: Độ cao mặt luống nói chung thấp hơn đường đi 15-20cm, đường đi rộng 40-50cm, mặt luống rộng 1-1,5m, nguyên tắc xác định độ dài luống mầm giống luống cao.
Ưu điểm của luống thấp: Tiết kiệm công làm luống hơn luống cao, tiết kiệm nước tưới.
Khuyết điểm: Sau khi tưới mặt luống dễ cằn cỗi, trở ngại tính thông thấu của thổ nhưỡng, không có lợi cho thoát nước. Nhổ mầm tốn công hơn luống cao. Cây trồng thích hợp: Yêu cầu thủy phần đối với thổ nhưỡng không cao hoặc loại cây dù hơi tích nước cũng không trở ngại.
Ương giống ruộng lớn
* Luống cao: Đáy luống rộng từ 60 – 80cm. Độ rộng của luốngảnh hưởng lớn đến thủy phần thổ nhưỡng trongluống, khu vực khô hạn nên dùng luống rộng, ở khu vực ẩm ướt nên dùng luống hẹp. Luống cao từ 16 – 18cm, luống thấp quá không có lợi cho tưới tiêu.
Ngoài có ưu điểm của luống cao ra, cự ly cây mầm lớn, thông gió thấu quang tốt, hệ rễ cây trồng tương đối phát triển, chất lượng tốt tiện cho tác nghiệp cơ giới và gia súc, nhổ mầm tiết kiệm công nhưng lượng mầm đơn vị diện tích thấp hơn luống cao. Cây mầm thích hợp là: giống với luống cao, đối với cây trồng sinh trưởng nhanh là thích hợp nhất.
* Mặt đất bằng: Tức là trước khi ương giống, sau khi làm đất ruộng cây giống trực tiếp gieo giống và di chuyển cây trồng. Ruộng bằng có thể dùng nhiều hình thức sắp xếp, nâng cao tỷ lệ lợi dụng đất và sản lượng cây trồng trên đơn vị diện tích, đồng thời cũng tiết kiệm cho tác nghiệp cơ giới hóa, thích ứng cây trồng giống với luống thấp.
* Bố trí số hàng: Là từ mấy luống mầm hình thành một dãy. Nói chung 2 – 6 hàng hình thành một dãy. Tức loại 2 hàng, loại 3 hàng, loại 4 hàng, loại 4 hàng 2 nhóm, loại 6 hàng 3 nhóm. Chiều rộng dãy quyết định bởi phương pháp sử dụng công cụ khi chăm sóc loại cơ khí và khi tưới tiêu. Ương giống cơ giới hóa: phải bảo đảm máy móc cơ giới đang sử dụng có thể vượt qua được 1 dãy hoặc 2 dãy. Cự ly giữa các dãy, tức cụly giữa 2 dãy giúp nhau (biên đến biên), quyết định bởi điều kiện chủng loại cơ giới và gia súc, nguyên tắc là bảo đảm cơ giới có thể tự do qua lại. Để tránh tổn thương cây giống, bánh xe cơ giới và mỗi bên cây giống phải có khoảng cách bảo vệ8 – 10cm. Nói chung dùng công cụ sức súc vật kéo hoặc cơ giới, cự ly giữa các dãy là 60 – 70cm.
Quản lý tài liệu vườn cây
Tài liệu tình hình cơ bản của vườn cây
Nội dung chủ yếu bao gồm tài liệu tình hình, vị trí, diện tích vườn cây, điều kiện kinh doanh, điều kiện tự nhiên, bản đồ địa hình, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ quy hoạch khu vườn, tài sản cố định, thiết bị cơ khí, công cụ Cơ giới, xe cộ, công cụ sản xuất và nhân viên.
Đường Khánh – 8tân Nam –âm Mậu
Tài liệu lợi dụng đất vườn cây
Đơn vị là khu tác nghiệp, chủ yếu ghi chép diện tích các khu tác nghiệp, chủng loại cây giống, phương pháp chăm sóc, làm đất, cải tạo đất, tưới tiêu, phân bón, trừ cỏ. Phòng trị bệnh sâu hại và chất lượng sinh trưởng của cây giống.
Đơn vị là ngày, chủ yếu là ghi chép tình hình hoạt động sản xuất mỗi ngày, như tình hình sử dụng sức lao động, công cụ cơ giới, nguồn năng lượng phân bón, nông dược.
Tài liệu biện pháp kỹ thuật ương giống
Đơn vị là cây giống, chủ yếu ghi chép toàn bộ quá trình cây giống từ hạt giống, trồng cây, chồi ghép và tài liệu cho đến nhổ mẫu, cấy mầm, cất kho, đóng gói, xuất vườn và thao tác kỹ thuật gây giống.
Tài liệu quan trắc khí tượng
Đơn vị là ngày, chủ yếu ghi chép tình hình khí tượng độ dài mặt trời chiếu trong ngày, nhiệt độ, lượng nước mưa, hướng gió, lực gió mỗi ngày của vườn ương cây. Vườn ương cây có điều kiện có thể tự thiết kế lập trạm quan trắc khí tượng, cũng có thể sao lục tài liệu quan trắc của khí tượng thủy văn địa phương.
Tài liệu thí nghiệm khoa học
Đơn vị là hạng mục thí nghiệm, chủ yếu là ghi chép báo cáo tổng kết mục đích thí nghiệm thiết kế thực nghiệm, phương pháp thực nghiệm, kết quả thực nghiệm, phân tích kết quả, tổng kết năm và báo cáo tổng kết hạng mục hoàn thành.
Tài liệu tiêu thụ cây trồng
Chủ yếu ghi chép tình hình các loại cây, quy cách, số lượng, giá cả, ngày tháng, đơn vị mua và dùng cây trồng tiêu thụ các năm.