Kỹ thuật chăm sóc dương kỳ thảo

Kỹ thuật chăm sóc dương kỳ thảo

Tên khoa học: Achillea millefolium

Thuộc họ hoa cúc, có tên là: cỏ thi, dương kỳ thảo, cúc vạn diệp, xương cá. Vốn phân bố ở châu Âu, Bắc Mỹ, Trung Quốc, Mông Cổ và Việt Nam. Tại Việt Nam, có: ở Lào Cai, Sơn La và Lâm Đồng.

Hoa đầu màu trắng hay hồng, xếp thành ngủ rộng ở ngọn; lá thuôn, rất tù, với một cạnh khỏe ở lưng. Quả bé, thuôn, dẹp.

Cây mọc trong các thảm cỏ, trên đường đi, rìa rừng và đất hoang vùng núi cao. Tái sinh bằng hạt.

Ra hoa tháng 6 -9, có thể kéo dài đến tháng 11 – 12.

Cây được trồng làm cảnh ở nhiều nước và cả ở Việt Nam, ngay tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng có trồng. Do trồng trọt mà người ta tạo ra những giống có hoa màu hồng tới màu mận tía.

Toàn cây cũng được sử dụng làm thuốc. Trong Đông y, nó được xem như có tác dụng thanh nhiệt giải độc,lương huyết tiêu thũng, chỉ thống, điều kinh. Trong Tây y, người ta cho nó là chất kháng viêm và chống co thắt, kích thích nội tiết các dịch tiêu hóa (giúp ăn ngon), điều hòa và chống co thắt trong chứng rối loạn kinh nguyệt; còn là chất làm tiêu sưng. Nhưng với liều cao nó gây chóng mặt và đau đầu.

Được dùng để chữa: Mệt mỏi toàn thân, ăn uống không biết ngon, trướng bụng, tiêu chảy, Ho, hen suyễn; Kinh nguyệt không thông, hành kinh đau bụng, rối loạn khi mãn kinh; Thấp khớp, thống phong Sỏi mật và sỏi niệu; Trĩ, sốt liên miên.

Liều dùng 4 – 12g, dạng thuốc hãm hay phối hợp với các vị thuốc khác. Dùng ngoài: trị bạch đới, lậu, trĩ, đau khớp, viêm da, viêm mủ da, mụn nhọt, nứt da, cầm máu các vết thương, rắn cắn, chó cắn… lấy cây tươi giã đắp.

Cây ưa bóng râm bán phần, chịu được lạnh. Thích ứng tốt với đất trồng, ưa đất trồng tơi xốp, phì nhiêu và thoát nước tốt, cũng chịu được đất khô cằn. Chịu hạn tốt, mùa hè cần lượng nước cực ít. Nước quá nhiều khiến cây mọc um tùm, thối rễ, cho nên đất trồng phải thoát nước rất tốt.

Ánh sáng

Khá chịu bóng râm, đầy đủ ánh sáng cây sẽ mọc khỏe mạnh và tăng số lượng hoa.

Nhiệt độ

Ua ấm áp, hơi chịu được lạnh, sinh trưởng phù hợp ở nhiệt độ 15 – 25 độ C.

Tưới nước

Khá chịu hạn, bình thường thấy đất khô mới tưới nước, khoảng 1 tuần tưới nước một lần là được, mùa hè nên tăng thêm số lần tưới nước.

Bón phân

Ưa phân bón, ngoài bón lót ra mỗi tháng nên bón thúc một lần phân phức hợp, trong thời kỳ hoa nở nên bón thêm phân phốtphát kali.

Sâu bệnh

Ít bị sâu bệnh, chú ý phòng ngừa bệnh bạc lá.

Nhân giống

Dùng phương pháp gieo hạt vào mùa xuân và phân bụi vào mùa thu. Thường dùng phương pháp tách bụi, lấy cụm cây khoảng 2 – 3 thân trồng cách nhau khoảng 30 – 40cm, mùa hè tách bụi xong chú ý che nắng cho cây.

Bày biện trong nhà

Cây có chức năng bảo vệ sức khỏe, có thể dùng làm thuốc. Cây có vẻ bề ngoài mỹ quan, rất phù hợp trồng trong chậu vừa hoặc nhỏ, bày biện ở phòng khách, phòng đọc sách hoặc nhà bếp.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...