Kỹ thuật giâm cành cây giống là một phương pháp gây giống dùng cành cây mẹ 1 năm tuổi hoặc hai năm tuổi trực tiếp cắm vào đất hoặc trong một gói đất (dăm của ẩm ướt treo trên cây, đợi cành sống ra rễ tách cành khỏi cây mẹ, trở thành một cây mới độc lập, thích hợp với loại cây chiết cành khó ra rễ.
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản dễ làm, quản lý quảng canh, tỷ lệ sống cao, khuyết điểm là hệ số gây giống thấp, ra rễ mất nhiều thời gian. Giâm cành gây giống chia ra hai loại phương pháp thấp áp và phương pháp cao áp. Phương pháp giâm cành phổ thông là phương pháp thấp áp thường dùng nhất.
THỜI GIAN GIÂM CÀNH CÂY GIỐNG
Thời kỳ giâm cành phân chia theo thời kỳ sinh trưởng khác nhau của cây mẹ, có thể chia ra giâm cành thời kỳ ngủ mùa và giâm cành thời kỳ sinh trưởng.
Giâm cành thời kỳ ngủ mùa
Giâm cành thời kỳ ngủ mùa là nói về giâm cành cây mẹ sau khi rụng lá vào mùa thu trước khi nảy mầm vào mùa xuân. Chọn cành sinh một năm hoặc 2 năm. Phần nhiều áp dụng phương pháp áp thấp.
Giâm cành thời kỳ sinh trưởng
Giâm cành thời kỳ sinh trưởng là nói về giâm cành cây mẹ thời kỳ sinh trưởng, chọn cành sinh trong năm, phần nhiều áp dụng phương pháp cao áp.
XỬ LÝ CÀNH TRƯỚC KHI GIÂM CÀNH
Để thúc đẩy cành sinh trưởng nhanh không định rễ, rút ngắn thời gian chăm sóc, trước khi giảm cảnh có thể áp dụng phương pháp tổn thương cơ giới để xử lý cành. Phương pháp thường dùng có cắt ngang, cắt vòng, khứa rãnh.
PHƯƠNG PHÁP GIÂM CÀNH
Phương pháp giâm cành phổ thông
Phương pháp này đòi hỏi cành cây phải dài, có tính dẻo nhất định, dễ uốn cong. Thường tiến hành vào mùa thu sau khi cây mẹ rụng lá hoặc mùa xuân trước khi nảy mầm. Trước hết đào một rãnh dài trên mặt đất ruộng.
khoảng 10cm, sâu 15cm, sau đó sau khi dùng cơ giới làm tổn thương cành chôn xuống rãnh, đỉnh cành lồi lên mặt đất, sau khi phần cành chôn xuống đất mọc rễ, là có thể cắt nó khỏi cây mẹ.
Phương pháp giâm cành trên cao
Phương pháp này thường dùng cho loại cây có thân cây tương đối cao, và cành cây tương đối cứng, nói chung tiến hành vào thời kỳ sinh trưởng của cây mẹ. Chọn cành chín muồi sinh trưởng trong năm, yêu cầu cây thẳng, khỏe mạnh.
Trước hết tiến hành cắt vòng hoặc cắt rãnh gần phần mắt đốt, sau đó dùng bùn đất dẻo ướt hoặc bèo tươi đắp phủ đều lên phần tổn thương, dày khoảng 1cm, cuối cùng dùng nilong buộc chặt hai đầu. Cuối kỳ chú ý giữ đất ẩm ướt, đợi sau khi ra rễ là có thể cắt rời khỏi cây mẹ.
QUẢN LÝ SAU GIÂM CÀNH
Quản lý phần nước
Sau khi giâm cành, phải chú ý đảm bảo độ ẩm ướt của đất, độ ẩm cố gắng giữ ở mức 70-80%, khi áp dụng phương pháp thấp, vào mùa hè nên tưới nhiều nước, vào mùa mưa phải kịp thời thoát nước, khi áp dụng phương pháp cao áp, vì đất nằm trong màng nilong, khó quan sát, nên cách 3 ngày mở miệng bao ra quan sát và kiểm tra, và kịp thời bổ sung nước.
Ngoài ra để nâng cao tỷ lệ sống của cành ghép, phải thường xuyên bón thúc phân cho cây mẹ, để đảm bảo cung cấp dưỡng phần cho cành ghép.
Phòng trị sâu hại
Trong cả thời kỳ sinh trưởng phải tăng cường biện pháp trị bệnh sâu hại nặng ở phòng, một khi đã phát sinh sâu bệnh làm hại, phải nắm vững thời cơ trị bệnh tốt nhất ở thời kỳ đầu phát sinh sâu hại.