Kỹ thuật sản xuất rau bạc hà an toàn

Bạc hà là loại cây có hương thơm mọc trong nhiều năm, phần của cây được sử dụng là lá non và ngọn có mùi thơm.

Bạc hà có nguồn gốc từ Trung Quốc và Nhật Bản. Thời cổ người ta trồng bạc hà để làm thuốc. Ngày nay bạc hà được trồng nhiều nơi trên thế giới ngoài để làm gia vị, còn dùng để cất dầu thơm trong các ngành công nghiệp sản xuất ra nhiều sản phẩm – dầu thanh lương – kẹo cao su – nước hoa xà phòng thơm – kem đánh răng, dầu gội đầu, sữa tắm, v… Ngoài ra tinh dầu bạc hà còn có tác dụng làm sạch không khí, diệt khuẩn, làm lót giày khử mùi hôi, khi hút thuốc thấm chút dầu bạc hà, làm giảm độ cay của thuốc gây cảm giác hấp dẫn.

Đặc trưng của cây

Cây bạc hà sống khỏe, cây cao 40cm – 100cm, cành màu lục hoặc màu đỏ tối, cành mọc thẳng phân biệt với cành mọc bò.

Cành mọc bò tương đối thủ, cành mọc thẳng có nhiều nhánh nhỏ, cành có lông, có 4 cạnh, các nhánh của cành mọc nách lá, các mắt cây dễ mọc rễ, cành thô 0,1cm – 0,7cm lá màu lục, màu lục tối hoặc lục xám mọc đối xứng, hình thuôn quả trứng, hoặc thuôn dài hoặc bầu dục, dài 2,5cm – 8cm rộng 2cm – 5cm, mặt lá bóng có nếp nhăn, riềm lá có răng cưa, cuống lá dài 0,3cm – 1,5cm.

Hoa môi, lưỡng tính. Hoa mọc vòng ở kẽ lá, cánh hoa màu tím hay hồng nhạt, có khi màu trắng. Kỳ ra hoa tương đối dài, thông thường 1 năm ra hoa 1 lần, quả cực nhỏ, 1000 hạt nặng 0,1g.

Điều kiện môi trường

Nhiệt độ

Bạc hà ưa ẩm nóng, hạt nảy mầm trong nhiệt độ25°C. Cây phát triển trong nhiệt độ20°C – 30°C. Ôn độ mà bạc hà thích ứng khá rộng từ 8°C – 38°C. Phần cây mọc thẳng chịu được độ ẩm nóng rất tốt, phần cành bò dưới đất có khả năng chịu lạnh.

Ở phương Bắc chỉ cần đất ẩm, nhiệt độ -20°C, cây cũng có thể qua đồng, 5°C hạt cũng có thể nảy mầm. Bạc hà chịu được nóng, chịu được lạnh là tùy từng loại giống có sự khác biệt, nên khi gieo trồng cần phải chọn loại giống thích hợp.

Ánh sáng

Bạc hà thích ánh sáng, khả năng thích ứng với cường độ ánh sáng khá rộng, ánh sáng mạnh, thời gian chiếu sáng kéo dài, tác dụng quang hợp tốt, dinh dưỡng của cây tăng cao, tinh dầu thơm tích lũy trong cây sẽ tăng, hương thơm nồng.

Bạc hà chịu được tâm, ánh sáng yếu cũng có thể phát triển nhưng nở hoa kết quả không tốt, có hoa nhưng không kết quả.

Đất và nước

Đất trồng bạc hà không cần yêu cầu cao, tính thích ứng mạnh, chịu được đất cằn, nhưng nếu được đất xốp màu mỡ thì cây sẽ mọc tốt. Cung cấp dinh dưỡng cho cây chủ yếu là phân kali, phân lân. Bạc hà chịu hạn tốt, kỵ úng ngập. Nếu nhiệt độ quá cao, lá ở phía dưới dễ bị thối rụng, đất thích ứng có độ pH5,5.

Kỹ thuật sản xuất an toàn

Đất sản xuất phải phù hợp với tiêu chuẩn môi trường không khí quốc gia quy định (GB 3095 – 1996) và tiêu chuẩn đất (GB 15618 – 1995) và nguồn nước tưới thuận tiện, tốt nhất là tưới bằng nước sông tự nhiên không ô nhiễm và phù hợp với tiêu chuẩn quốc gia quy định (GB 5084 – 2005). Bón phân và thuốc bảo vệ thực vật phải phù hợp với tiêu chuẩn (NY/ T496), sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật với tiêu chuẩn (GB/T8321).

Thông thường gieo giống vào đầu xuân, vào đất nuôi mầm, hoặc gieo lộ thiên sau khi kết thúc mùa sương giá. Thời kỳ cây lớn từ xuân đến thu và phát triển một mạch đến trước mùa sương giá. Đối với vùng đất ấm áp, có thể gieo giống gần như quanh năm từ tháng 1 đến tháng 11.

Chọn giống

Trên thế giới có nhiều loại bạc hà

– Loại bạc hà 73 – 8

Loại này cây non màu tím sau biến thành màu lục lá hình bầu dục, màu lục bóng, sản lượng cao, chất lượng tốt.

– Loại 862.

Loại này cao 1m lá màu lục, dày, có nếp nhăn.

– Loại 39

Cây cao 60-140cm cành màu tím, lá to hình trứng hoặc bầu dục, màu lục, hoa tím nhạt, không kết quả.

– Loại bạc hà lá nhỏ, cây cao 30-60cm, phần mọc bò màu tím, phần lên thẳng màu lục, lá hình trứng màu lục, mặt lá nhẵn, hoa hồng nhạt không kết hạt.

Gieo giống nuôi mầm

* Gieo giống:

Nếu gieo lộ thiên thì 7 – 12 ngày ra mầm. Để tiết kiệm hạt giống, thường gieo vào khay để nuôi mầm phủ đất dày 0,5m. Trước khi gieo hạt tưới nước cho đất. Duy trì nhiệt độ khay hoặc ván gieo là 20°C – 25°C. Một tuần hạt lên mầm. Khi được 4 lá phân mầm vào bầu nilong 6cm x 6cm. Khi cây mầm 6 – 8 lá đem trồng lộ thiên.

* Cách trồng:

Vào mùa xuân, cắt cành già bỏ phần ngọn non để lại khoảng 8cm – 10cm cắm xuống đất, lấp đất dày 3cm – 5cm, lúc nuôi mầm chú ý đất và không khí ẩm, có mái che thích hợp, kỵ khô hạn.

– Nếu trồng cây bạc hà mọc lan dưới đất, chỉ cần có đất ẩm, đắp đất dày 2cm, che nắng thì 1 tuần là bạc hà ra mầm.

– Trồng bằng luống và trồng cây. Chọn đất bằng phẳng, Có nước tưới thuận tiện, trước khi trồng cần xới đất, bón lót, làm luống. Luống rộng 1m – 1,5m. Khi làm hàng trồng tùy theo phương thức thu hái để làm, nếu trồng bạc hà làm rau thì trồng dày hơn, nếu trồng để cất tinh dầu thì mật độ thưa hơn, hàng cách nhau 35cm, cây cách nhau 20cm – 50cm, đầu xuân bắt đầu trồng vào ngày nắng buổi sáng.

Bón phân tưới nước

Bạc hà là cây trồng trong thời gian dài, cần nhiều phân. Do đó khi làm đất cần bón lót, mỗi mẫu bón 2.000kg – 3.000kg phân hữu cơ hoai mục với 40kg – 50kg phân lân canxi. Nếu khi bón lót hơi ít thì sau này trước khi lấp đầy gốc nên bón 1.2 phân loãng. Bạc hà luôn luôn có nhu cầu đầy đủ nước, mùa khô cần tưới mỗi ngày một lần, mùa mưa cần thoát ngay nước úng ngập.

Nếu trồng bạc hà để lấy tinh dầu thì càng luôn luôn phải giữ độ ẩm cho đất, song không được quá nhiều nước nếu không lượng dầu sẽ giảm. Trước khi thu hoạch 15-20 ngày, chỉ cần đất còn chút ẩm, thì ngừng tưới nước như thế sẽ nâng cao sản lượng tinh dầu.

Xới đất làm cỏ

Mùa xuân sau khi trồng cây, cây sống nên kịp thời xới đất 1 lần, để giữ độ ẩm cho đất và tăng cường năng lực hút màu cho rễ. Do bạc hà rễ gốc và rễ cành chỉ ở tầng đất 10cm – 15cm cho nên không với sâu mặt đất. Trước khi đắp gốc nên làm cỏ 1 – 2 lần. Về sau nếu phát hiện thấy có kịp thời nhổ bỏ. | e. Phòng trị sâu bệnh.

Bệnh hại bạc hà rất ít chủ yếu là bệnh gì (đốm lá), bệnh bạch phấn và đốm kẽ. | Sâu hại chủ yếu có bọ chét, thiêu thân, nhện đỏ, bọ bạch phấn.

* Bọ chét.

Bọ chét chủ yếu hại lá, có thể dùng loại thuốc 40% dimethoate pha nước 1.000 – 2.000 lần rồi phun sương, cách 7 ngày phun một lần, phun liên tục 3 lần, trước khi thu hoạch 20 ngày ngừng phun.

* Thiêu thân.

Thiêu thân làm hại mầm non và lá, có thể dùng đèn dụ để trừ diệt, hoặc khi mới chớm bị, dùng tay bắt. Nếu dùng thuốc thì dùng loại 50% phoxim với 800 lần nước phun sương trước khi thu hoạch 20 ngày ngừng phun.

* Bọ bạch phấn.

Bọ bạch phần chủ yếu hại lá, có thể dùng loại thuốc 25% hishiling hòa tan 2.000 lần nước tiến hành phun sương 7 ngày đến 10 ngày, phun 1 lần, phun liên tục 3,4 lần, trước khi thu hoạch 20 ngày ngừng phun.

Bệnh bạch phần chủ yếu hại lá và cành, khi cây bị bệnh cành và lá có phấn trắng bám vào. Thời kỳ mới phát bệnh dùng thuốc 15% triadimefon 1000 – 1500 bôi dịch phun sương, cách 10 ngày phun 1 lần, phun liên tục 2,3 lần, trước khi thu hoạch 20 ngày ngừng phun.

* Bệnh gỉ sắt (đốm lá)

Bệnh này chủ yếu hại lá, phát bệnh khi mua nhiều ngày, hoặc quá khô hạn. Khi mới phát bệnh dùng loại thuốc 50% lưu huỳnh hòa 300 lần nước hoặc thuốc 25% triadimefon hòa 1.000 – 1.500 lần nước phun sương, cách 10ngày phun 1 lần, liên tục phun 2,3 lần, trước khi thu hoạch 20 ngày ngừng phun.

* Bệnh đốm khô.

Bệnh này chủ yếu hại lá, ban đầu là những đốm nhỏ màu xám sau loang dần thành vòng tròn, ở giữa lá màu trắng xám.

Khi mới phát bệnh, nhổ bỏ ngay những cây bị bệnh, hoặc dùng loại thuốc 65% dithane Z – 78 pha 500 lần nước phun sương 7-10 ngày phun 1 lần, phun liên tục 2,3 lần, trước khi thu hoạch 20 ngày ngừng phun.

Thu hoạch

Khi cây bạc hà cao vượt quá 12 – 15cm thì có thể liên tục hái lá và ngọn cho đến trước sương giá mùa đông, vùng âm áp có thể thu hoạch quanh năm.

Nếu với mục đích cất tinh dầu, thì có thể thu hoạch 2 lần: Lần 1 vào tháng 7, lần 2 vào tháng 10. Trước khi cây ra hoa, sau khi cây thu hoạch phải lập tức phơi khô gia công, phòng tránh thối rữa.

Giá trị dinh dưỡng:

100g lá non bạc hà chứa:

– Đạm: 6,8g                        – Kali: 502,3mg

– Béo: 3,9g                         – Canxi: 169,0mg

– Đường: 36,5g                  – Manhe: 76,3mg

– Caroten: 7,62mg              – Photpho: 45,6mg

– VTM B: 0,14mg                – Sắt: 7,2mg

– VTMC: 15,1mg                 – Natri: 7,2mg

– VTM E: 4,7mg                   – Kêm: 0,77 mg

– SOD hoạt tính: 292 đơn vị quốc tế/g

Tác dụng đối với sức khỏe

Bạc hà có rất nhiều tác dụng tốt đối với cơ thể như:

– Sạch họng hóa đờm

– Diệt khuẩn trừ ngứa.

– Khử phong giảm đau

– Tiêu thử

– lợi tiểu khử độc. Còn có thể trị đường ruột dạ dày loét, miệng lưỡi mọc nhọt, đau thần kinh, đau bụng ỉa chảy, họng sưng, da ngứa phát ban, phong nhiệt cảm cúm.

Thành phần tinh dầu hạc hà

Tỷ lệ tinh dầu trong bạc hà có từ 0.5% – 1%. Ngoài tinh dầu, trong cây bạc hà còn có các Flavonozit. Thành phần chủ yếu trong tinh dầu bạc hà bao gồm những chất sau đây: Mentola với tỷ lệ 40% – 50%. Có loại bạc hà trồng ở Nhật Bản và Trung Quốc mentola trong tinh dầu cao tới 70% – 90%. Tinh dầu bạc hà và menlota bốc hơi rất nhanh nên khi bôi dầu bạc hà gây cảm giác mát và tê tại chỗ.

Cách ăn rau bạc hà

Rau bạc hà dùng làm gia vị, có thể ăn sống, hoặc xào nấu, như nấu cá cho bạc hà sẽ khử mùi tanh, nấu thịt dê, thịt bò cho bạc hà vào sẽ trừ được mùi gây.

Ngoài ra bạc hà còn dùng trong nước nóng, rượu và một số thực phẩm như bánh gato, kẹo, vv…

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...