Kỹ thuật sản xuất rau mùi thơm an toàn

Rau mùi là loại rau có mùi thơm đặc biệt, lá, gốc và hạt quả của nó đều được sử dụng trong thực phẩm. Rau mùi có nguồn gốc từ ven Địa Trung Hải và Trung Á, việc trồng trọt rau mùi có lịch sử lâu dài. Khảo cổ phát hiện trong các mộ cổ Ai Cập thế kỷ 7 TCN đã có hạt giống rau mùi. Thời Cổ Hy Lạp, thế kỷ 4 – 5 TCN rau mùi đã được người trồng để làm thuốc. Ở Trung Quốc trồng rau mùi đã có 2.000 năm lịch sử. Đầu tiên là vào thời Hán thế kỷ 1 – 2 TCN, rau mùi từ Iran được đưa vào Trung Quốc trồng trọt. Rau mùi với công dụng lá rau ăn truyền sang châu Âu tương đối chậm.

Đan Mạch bắt đầu trồng rau mùi thế kỷ 12, nước Anh thế kỷ 15 – 16, đến năm 1787 mới bắt đầu trồng ở Nga chủ yếu dùng làm dầu thơm. Ngày nay rau mùi trồng ở khắp nơi trên thế giới.

Rau mùi là loại rau thơm cay được hầu hết người dân thích ăn, nó được dùng trong rau trộn, xào thịt, làm canh, vv… Hạt rau mùi dùng để chế biến dầu thơm dùng trong thực phẩm, mỹ phẩm, y dược, làm xà phòng. Sau khi lấy dầu bã của nó làm thức ăn cho gia súc, gia cầm, thủy sản. Do rau mùi có mùi vị đặc biệt nên người ta còn trồng rau mùi để đuổi muỗi.

Mô tả cây rau mùi

Cây mùi cao khoảng 10cm – 40cm, cây mọc thẳng hoặc nghiêng, lá ở gốc có cuống dài, có 1 đến 3 lá chét, lá chét hình hơi tròn và lá lại xẻ thành 3 thùy có khía răng tròn, càng lên trên ngọn thì lá chét chia thành những thùy hình sợi nhỏ nhọn.

Hoa mùi màu trắng hoặc hơi hồng, hợp thành tán, hoa lưỡng tính, quả mùi hình tròn bên trong chứa 2 hạt, 1.000 hạt nặng 5g – 11g, hạt giống sử dụng trong 3 – 5 năm.

Điều kiện môi trường cần thiết cho rau mùi

Nhiệt độ

Rau mùi ưa khí hậu ẩm và mát chịu được lạnh, có thể qua đông, sợ nóng do đó mùa hạ muốn trồng rau mùi phải được che nắng giảm nhiệt, hoặc trồng trái vụ trên núi cao.

Ôn độ thích hợp cho mùi nảy mầm là 18°C – 22°C, nếu vượt quá 26°C hoặc thấp dưới 10°C rau mùi sẽ phát triển kém. Ôn độ thích hợp cho rau mùi sinh trưởng là 15°C – 23°C. Ôn độ thích hợp cho rau mùi ra hoa kết quả là 20°C – 24°C.

Ánh sáng

Rau mùi ưa ánh sáng đầy đủ. Khi trồng nếu ánh sáng không đủ cây sẽ yếu mùi vị sẽ nhạt. Nếu được ánh sáng đầy đủ cây sẽ mọc khỏe, mùi vị đậm. Rau mùi ở Việt Nam gieo hạt vào đầu đông đến tháng 2 – 3 năm sau thì nở hoa kết quả.

Đất và nước

Rau mùi thích hợp với đất cát pha, ưa nước, có thể tăng bón phân đạm, kỵ hạn. Nếu bạn kéo dài cây sẽ phát triển chậm, phẩm chất kém, mùi vị cũng kém, sợ úng, nếu đất tích nước dễ bị thối, đặc biệt là lúc nhiệt độ thấp. Độ ẩm không khí quá lớn cũng dễ mắc bệnh chấm lá hoặc bạc lá.

Độ ẩm thích hợp với cây mùi là 80% – 90% đất thích hợp với cây mùi có độ pH 5,5 – 7.

Kỹ thuật sản xuất an toàn

Sắp xếp sản xuất

Đất trồng rau mùi yêu cầu phù hợp với tiêu chuẩn không khí quốc gia quy định (GB 3095 – 1996) và tiêu chuẩn chất lượng đất (GB 15618 – 1995). Nguồn nước tưới tốt nhất là nước sông thiên nhiên không ô nhiễm và phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng nước tưới (GB 5084 – 2005). Bón phân và thuốc bảo vệ thực vật phải phù hợp với tiêu chuẩn đã thông qua (NY/ T496), sử dụng thuốc bảo vệ thực vật hợp lý (GB/ T8321). Rau mùi thích hợp với tiết trời xuân, thu, đông, mùa hạ quá nóng.

Khu vực cận nhiệt đới và nhiệt đới gieo giống vào tháng 3 đến đầu tháng 5 và từ hạ tuần tháng 8 đến thượng tuần tháng 9, rồi phân kỳ thu hoạch vùng Hoa Nam – Trung Quốc, gieo giống từ tháng 9 đến thượng tuần tháng 5 năm sau, rồi phân kỳ thu hoạch. Việt Nam gieo giống cuối thu đến mùa đông, xuân thì thu hoạch. Đất trồng mùi là đất vụ trước trồng dưa, cải thảo, cải bắp, đậu. Kỵ trồng mùi liên tục trên một mảnh đất, nên luân canh 3 năm.

Chọn giống

Có 2 loại giống mùi:

– Loại mùi cây cao to (ở Trung Quốc gọi là mùi Sơn Đông) cây cao tới 15cm – 20cm lá dài 15cm – 20cm, sinh trưởng 60 – 80 ngày, một cây nặng tới 10g – 15g, lên ngồng muộn, kháng bệnh tốt, sản lượng cao, nhưng mùi thơm nhạt. Thông thường thu hoạch từ 1 – 2kg/1m2. Thích hợp với đất lộ thiên vào mùa xuân thu, và đất có mái che.

– Loại mùi cây nhỏ (ở Trung Quốc gọi là mùi Cáp Nhĩ Tân), già nhánh cây nhỏ thấp từ 8cm – 12cm, sinh trưởng từ 50 – 70 ngày, một cây nặng 5g – 10g, kháng bệnh tốt, kháng hạn tốt, nhưng lên ngồng sớm, mùi cây nhỏ thơm nồng, sản lượng 0,5 – 1,5kg/mẻ.

Xới đất làm luống

Trước khi trồng cần xới đất bón lót, san bằng, làm luống, luông cao khoảng 10cm – 15cm, nơi có nhiều mưa làm luống cao hơn, luống rộng 80cm – 100cm cách nhau 8cm – 10cm.

Gieo giống

Quả mọi hình tròn, bên trong chứa 2 hạt, trước khi gieo nên xát quả cho hạt dễ nảy mầm, Gieo trên đất lộ thiên là 2 – 2,5g/m2

Có 2 cách gieo: gieo từng hàng và gieo vãi. Nếu gieo hạt vào xuân sớm thì nên gieo thành hàng, trên luống 70cm gieo 8 – 10 hàng, mỗi hàng sau 1cm – 3cm rồi vỗ bằng để có lợi cho mầm. Khi nảy mầm và sau đó làm cỏ, thì giao hàng tiện lợi hơn gieo vãi. Vào đầu xuân gieo khoảng 15 – 20 ngày thì nảy mầm. Khi cây được 4,5 lá thì tỉa bớt cây, những cây non có thể tỉa ra hoặc bán, nên ta nhiều lần, cuối cùng thì vị trí hàng cạnh nhau 5cm – 8cm. Mỗi lần ta nên bón phân và tưới nước.

Nếu gieo giống vào lúc nóng nông dân dùng nước giếng ngâm giống thúc mầm, khi thấy khoảng 50% hạt nảy mầm thì hãy gieo, trước khi gieo phải làm luống, và nên bảo trì độ ẩm cho luống. Nếu đất khô sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hiệu quả nảy mầm.

Bón phân tưới nước

Khi làm đất bón lót phân hữu cơ hoai mục 3 – 4kg/mẻ và phân tổng hợp đạm, lân, kali 50 – 60g/m. Thời kỳ rau lên mầm không cần tưới nước nhiều nhưng cần duy trì độ ẩm cho đất, thời kỳ phát triển rễ cần tưới nhiều nước và bón thêm phần dilute hoai mục 3, 4 lần thì đến kỳ sinh trưởng cao điểm lá nhánh nhiều, sản lượng cao, chất lượng tốt.

Xới đất làm cỏ và điều chỉnh cây

Thời gian cây sinh trưởng nên thường xuyên xới đất làm CỎ, ít nhất với 3 lần cho đất xốp, cần xới nông nhổ bỏ những cây lên ngồng sớm.

Phòng trị sâu bệnh

Sâu hại rau mùi chủ yếu có bọ chét và 3 loại bệnh là: bệnh đốm lá, bệnh mốc xám và bệnh bạch phấn.

* Trừ bọ chét: Có thể trừ bằng hóa chất dùng loại thuốc derrisextract tan 2,5% pha lên tới 600 – 800 lần rồi phun sương, pha trước khi thu hoạch 15 ngày.

* Bệnh đốm lá: chủ yếu hại lá. Thời kỳ đầu phát bệnh dùng thuốc chlorothalonil tan 75% pha nước 600 lần phun sương, cứ cách 7-10 ngày phun một lần, phun liên tục 3,4 lần, trước khi thu hoạch 15 ngày ngừng phun.

* Bệnh mốc xám: Bệnh này chủ yếu hại lá, nếu quá ẩm ướt kéo dài có thể bị thối toàn bộ cây. Khi phát bệnh dùng thuốc chlorothalonil tan 45% phun sương, mỗi mẫu dùng 250g, nêu đất trồng lộ thiên nên sử dụng lúc trời không có gió, cứ cách 5 – 7 ngày phun sương một lần, liên tục 3,4 lần, trước khi thu hoạch 10 ngày ngừng phun. .

* Bệnh bạch phấn: Bệnh này làm hư hại toàn bộ cây. Khi phát bệnh nên chọn ngày không có gió, dùng thuốc chlorothalonil tan 45% phun sương mỗi mẫu dùng 250g phun sương hoặc triadimefon 15% pha nước 1.500 lần rồi phun sương, cách 7 ngày phun một lần, phun liên tục 3 lần.

Trước khi thu hoạch 15 ngày ngừng phun.

Thu hoạch

Khi loại rau mùi cây nhỏ cao quá 7cm loại cây to cao quá 10cm và cây mọc trên nắm lá là có thể thu hoạch.

Phương thức thu hoạch có 2 cách: một là tỉa dần và thu hoạch một lần, buộc thành từng bó để bán, để lại rễ không được quá 1cm, sản lượng thông thường là 1 – 2kg/m2.

Mùa trồng trọt và thu hoạch mùi ở vùng đất ẩm như nước ta là:

– Gieo giống: Từ tháng 9 đến tháng 5 năm sau.

– Thu hoạch từ tháng 10 đến tháng 6 năm sau.

Giá trị sử dụng của rau mùi

Giá trị dinh dưỡng

100g rau mùi non chứa các chất sau đây:

– Đường: 6,9g                    – VTMC: 46

– 139 mg – Xơ: 1,0g           – VTM E: 4,7mg

– Đạm: 200g                      – Kali: 631 mg

– Béo: 0,3g                        – Canxi: 170 mg

– Caroten: 3,77mg            – Phốtpho: 49 mg

– VTM Bl: 0,14mg             – Măng gan: 20,3 mg

– VTM B2: 0,15mg            – Sắt: 5,6 mg

– Nicotinic Acid: 1,0mg     -Natri: 35,1 mg

– SOD hoạt tính: 124 đơn vị quốc tế/g

Tác dụng đối với sức khỏe

Ăn rau mùi làm ngon miệng, giúp tiêu hóa khử phong tán hàn, cầm ỉa chảy, phòng trí, chống cảm cúm, chống hại huyết.

Các cách ăn rau mùi

Rau mùi dùng để xào, trộn, làm nguyên liệu trong nhân bánh sủi cảo, bánh bao, phối hợp với các rau khác làm lẩu, canh. Rau mùi là rau thơm khai vị thường thấy trên các bàn ăn.

Rau mùi thường ăn với các rau sống hoặc thái rồi cho vào các món xào.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...