Thìa là thuộc họ rau tán, sống trong 1 năm hoặc qua năm thứ 2. Thìa là chủ yếu sử dụng phần lá có mùi thơm đặc biệt, có thể làm salat, xào thịt, làm canh, nhân bánh, còn có thể điều chế gia vị trong lạp xưởng, xúc xích, đồ hộp, nước Nga thường dùng thìa là làm gia vị trong dưa chuột muối chua, hạt thìa là cũng điều chế được dầu thực phẩm.
Thìa là vốn có nguồn gốc ở vùng duyên hải Địa Trung Hải và mọc dại ở châu Âu, châu Á, châu Phi, châu Mỹ… Sau đó được trồng trọt ở nhiều nơi trên thế giới. Châu Âu có lịch sử trồng thìa là lâu nhất, cổ Hy Lạp trồng và sử dụng thìa là từ trước công nguyên. Nước Nga trồng thìa là khoảng thế kỷ thứ 5, thứ 6, nước Anh thế kỷ thứ X. Nước Mỹ thế kỷ XIX mới bắt đầu trồng.
Đặc trưng của cây thìa là
Cây thìa là thân nhẫn cao khoảng 20cm-50cm, lá xẻ 3 thành những phiến nhỏ hình sợi, hoa màu vàng nhạt mọc thành tán to, mỗi cọng hoa gồm 25 bông hoa nhỏ. Hoa lưỡng tính, hoa kết hạt dẹt, màu vàng hoặc xám vàng, 1.000 hạt nặng 1.5kg-2.2kg, hạt giống dùng trong 2-5 năm.
Điều kiện môi trường cần cho thìa là
Nhiệt độ
Thìa là ưa khí hậu lạnh mát, kháng hạn tốt. Thời kỳ lên mầm 3°C là có thể nảy mầm, 10°C là mọc được. Cho nên có thể gieo giống vào đầu xuân, 14-20 ngày sau thì lên mầm. Nếu điều kiện thích hợp 20°C chỉ 4 ngày là lên mầm, nhiệt độ thích hợp cho phát triển mầm là 20°C-22°C.
Ôn độ thích hợp cho ra lá là 16°C-20°C. Ôn độ thích hợp cho cây trưởng thành là 18°C~24°C.
Ánh sáng
Thìa là thích ánh sáng mạnh. Nếu ánh sáng yếu hoặc trồng quá dày thì lá sẽ mọc chậm, cây mọc yếu, thìa là là cây cần ánh sáng chiếu ngày dài, chiếu sáng nhiều có lợi cho cây lên ngồng, khai hoa. Nếu nhiệt độ thấp, ngày ngắn, có lợi cho dinh dưỡng của cây.
Đất và nước
Đất đai trồng thìa là không đòi hỏi quá khắt khe, nhưng cũng cần có đất pha cát, có chất hữu cơ phong phú, tương đối chịu được hạn, nhưng nếu hạn dài ngày là không phát triển chất kém.
Độ ẩm không khí có lợi cho sinh trưởng là 60% – 70%. Độ ẩm của đất là 70 – 80%, độ pH 6 – 7, nếu đất tích nước quá nhiều cây sẽ yếu ớt.
Kỹ thuật sản xuất an toàn
Sản xuất
Đất trồng thìa là phải phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng không khí nhà nước quy định (GB 3095 – 1996) và tiêu chuẩn chất lượng thổ nhưỡng (GB 15618 – 1995), tưới nước thuận tiện, tốt nhất là tưới nước sông tự nhiên không bị ô nhiễm và phù hợp với tiêu chuẩn chất lượng nước tưới ruộng (GB 5084 – 2005). Bón phân và thuốc bảo vệ thực vật phải phù hợp với quy định (NY/ T496), sử dụng hợp lý thuốc bảo vệ thực vật theo tiêu chuẩn (GB/ T8321).
Vùng đất khí hậu ấm thì gieo thích hợp vào vụ thu, đông, xuân. Thu hoạch vào đông, xuân và đầu mùa hạ. Khi chọn đất trồng nên chọn đất vụ trước trồng đậu, bầu bí, lê, hoa chữ thập. Nhất thiết không chọn đất vụ trước trồng cây có tán, thìa là có thể trồng xen với loại cây cao hơn.
Chọn giống
Chủ yếu có hai loại giống:
– Giống ngắn ngày.
Gieo vào mùa xuân, từ khi gieo đến khi thu hoạch là 30 – 35 ngày. Nếu cả thời gian ra hoa là 60 – 70 ngày. Thời kỳ sinh trưởng cây cao 20cm-30cm, lá dài 15cm = 18cm, rộn 13cm-18cm.
Sản lượng 1-2kg/mẻ mùi thơm đậm thích hợp với trồng ngoài trời và cả trong mái che.
– Loại dài ngày hơn (còn có tên là thìa là Vdobech).
Gieo vào mùa xuân từ khi gieo đến khi thu hoạch trung bình là 40-45 ngày. Thời kỳ phát triển cây cao 25cm-30cm lá dài 18cm-25cm rộng 15cm-20cm. Thời kỳ ra hoa cây cao tới 100cm-130cm nhiều nhánh, sản lượng 1.5-2.5kg/mẻ, hương thơm nồng, hàm lượng vitamin phong phú thích hợp trồng lộ thiên.
Gieo hạt và nuôi mầm
* Trồng lộ thiên: Gieo hạt thành hàng, hàng cách nhau 20cm-25cm, gieo hạt với độ sâu 1cm-1,5cm, gieo xong áp đất cho chắc, mùa xuân gieo 1,5-2g/ mẻ,mùa thu tăng thêm hạt 50%. Đầu xuân gieo, sau 14 – 20 ngày thì ra mầm. Khi cây được 4,5 lá thì tiến hành tỉa bớt cây, mỗi hốc chỉ để 1 cây khỏe. Cây cách cây 10cm-15cm nếu thu hoạch sớm, mật độ để dày gấp đôi.
* Nuôi mầm: Nhiệt độ dưới 20°C thì ngâm giống 15 – 24 tiếng, cứ cách 5,6 tiếng thì vo hạt thay nước 1 lần cho đến khi kết thúc. Gieo giống mỗi mẫu gieo 25g-30g. Sau khi hạt ra mầm gieo vào khay, ván. Khi mầm được 2, 3 lá thì phân vào túi bầu dinh dưỡng (6cm x 6cm). Khi cây 6 lá thì trồng vào đất lộ thiên. Khi trồng nên vào buổi sáng trời quang, trồng vào đất đã tiêu độc để phòng trừ bệnh chết khô và bệnh gãy đổ.
Làm đất, vun luống và trồng
Trước khi trồng nên làm đất bón lót, vun luống, luống cao 10cm-20cm. Nơi nhiều mưa nên làm luống cao, rộng 80cm-100cm, hàng cách hàng 20cm-25cm, cây cách cây 10cm-15cm. Khi trồng không nên quá sâu có gốc ngang bằng với mặt luống.
Bón phân và tưới nước
Khi làm đất bón lót phân hữu cơ hoai mục 2-3kg/m2 và phân tổng hợp đạm, kali, phốtpho (lân) 50-60 g/m”. Khi trồng cây được tưới nước đầy đủ sau đó nên tưới nước thường xuyên, để giữ cho đất ẩm.
Thời kỳ cây lớn nhanh nên bón thêm phân hoai mục, không cần phải bón thêm đạm. Vì nếu bón thêm phân đạm quá nhiều thì chất nitratetrogen sẽ tích tồn trong cây ảnh hưởng tới phẩm chất của cây.
Xới đất, trừ cỏ và chỉnh đốn cây
Thông thường sau mỗi trận mưa và sau khi tưới nên xới đất cho xốp đất. Kịp thời cấu bỏ các lá già và ngắt ngọn, những cây ra ngòng sớm để có lợi cho các cây phát triển.
Phòng trị sâu hại
Sâu hại thìa là chủ yếu có hai loại: nha trùng (bọ chét) và hồi hương phong điệp.
* Bọ chét: Để diệt bọ chét dùng 2.5% Dermsextract hòa tan 600 – 800 lần nước, 50% melathion hòa tan 1.500 lần nước, 20% menazon hòa tan 2.000 lần nước rồi phun sương, phun 7 ngày 1 lần, phun liên tục 3,4 lần.
* Sâu hại lá: Đây là loại sâu hại lá, ấu trùng ăn lá rất nhiều nên nếu không kịp thời tiêu diệt, nó sẽ ăn hết sạch lá, song thường ít xảy ra, nhưng khi phát sinh phải kịp thời bắt bằng tay, hoặc dùng thuốc trừ sâu thông thường để phun.
Thìa là còn phát sinh một số bệnh sau.
* Bệnh thối đen: Xâm nhiễm cành lá, hoa, hạt. Dùng 50% bột Carbendazim pha 500 – 800 lần nước, phun 7-10 ngày 1 lần, phun liên tục 3,4 lần.
* Bệnh đốm lá: Chủ yếu xâm nhiễm phần trên của cây, dùng 75% cholorothanil hòa tan 600 – 800 bội dịch phun 7-10 ngày 1 lần, phun liên tục 3,5 lần.
* Bệnh khô héo: Dùng 50% bột Carbendazim hòa tan 600 – 1.000 lần nước tưới vào gốc, mỗi gốc tưới 0.3kg – 0.5kg. Cứ 10 ngày tưới 1 lần, tưới liên tục 3,4 lần.
* Bệnh bạch phấn: Dùng 50% topsimethyl hòa tan 800 – 1.000 lần nước,50% Carbendazim hòa tan 500 – 800 lần nước, phun 7-10 ngày 1 lần, phun liên tục 2,3 lần.
* Bệnh khô câu: Khi nuôi mầm, dùng 65% Dithanez – 78 hoặc 50% bột Carbendazim trộn với đất gieo hạt, cứ8-10g/m2 có thể dùng 75% Carbendazim, 1.000 lần nước để phun sương diệt khuẩn.
Thu hoạch rau thìa là
Khi thìa là ra mầm được 35 – 45 ngày, cây đã cao được 10cm – 15cm là có thể thu hoạch, khi thu hoạch dùng dao cắt ngang cây cách mặt đất 2cm, phần gốc để lại tiếp tục chăm bón để sau thu hoạch tiếp. Hoặc có thể thu hoạch bằng cách khi cây cao 20cm thì hái lá để dùng, lá non để lại chăm bón tiếp, cứ thế thu hoạch liên tục cho đến khi cây ra hoa.
Nếu dùng thìa là để ngâm muối thực phẩm thì nên thu hoạch khi cây bắt đầu ra hoa vì lúc này cây tích lũy nhiều dinh dưỡng, lá cây thơm đậm, sản lượng thu hoạch 1.5 – 2kg/m2
Giá trị sử dụng rau thìa là
Giá trị dinh dưỡng
100g thìalá tươi chứa:
Đường:0,4-1,6g Đạm:1,7-3,3g; Caroten: 3,6 – 7 mg; VTM B,: 1,44 mg; VTM B2: 0,36 mg; Nicotinic Acid: 0,37 mg; Folic Acid: 0,23 mg; VTMC: 52-128 mg; Kali: 335 mg; Canxi: 223 mg; Phôtpho: 93 mg; Manhe: 70 mg Sắt: 1,6 mg; Rutin: 100 mg
Tác dụng đối với sức khỏe
Kiện tỳ, khai vị, tốt cho đường ruột, lợi tiểu, trấn tĩnh, ngủ ngon, khử đờm, thúc sữa, cải thiện tim mạch.
Tinh dầu thìa là
Trong thìa là có thành phần tinh dầu như anpha – caryol, limonene, acetilin v.v…
Cách sử dụng thìa là
Thìa là là một loại gia vị rất được người Âu và Trung Đông Ấn Độ ưa thích. Mùi vị thìa là thơm cay, thích hợp các món ninh nấu, đồ biển, salat, canh, ngâm giấm. Người Âu làm dưa chuột chua thường cho thìa là.