Nguyên tắc cắt tỉa cây cảnh người chơi cây cần nắm rõ

Cắt tỉa cây không chỉ giúp tạo cho cây ngoại hình mỹ quan để người trồng thưởng ngoạn, mà còn giúp cây phòng chống sâu bệnh. Tuy nhiên, cắt tỉa cây cũng phải tuân thủ đúng thời gian và phương pháp nhất định.

Thời gian cắt tỉa cây phù hợp

Nói tới thời gian và phương pháp cắt tỉa cây phù hợp, điều đầu tiên cần chú ý là tập tính, mức độ chịu lạnh của cây và mục đích cắt tỉa cây. Ví dụ, thông thường nên chọn thời gian cắt tỉa cây là vào thời kỳ ngủ đông, tuy nhiên đôi khi cũng cắt tỉa trong thời gian cây sinh trưởng. Do tập tính sinh trưởng của từng loại khác nhau, thời gian ngủ đông khác nhau, có loài vào trước khi nở hoa, có loài sau khi nở hoa, cho nên thời gian cắt tỉa cũng có sự khác biệt.

Ví dụ: Hoa mai, thông thường sau khi mới vào xuân xong sẽ nở hoa trước rồi mới ra lá sau, mầm hoa đều mọc ở cành hai năm, cho nên thời gian cắt tỉa nhất định phải chọn vào thời kỳ nghỉ đông sau khi hoa nở. Nếu cắt ngay khi mới vào xuân lúc nụ mới này, có thể sẽ cắt cả vào cành có hoa, khiến cây không có hoa hoặc mọc ít hoa. Vì vậy, thời gian cắt tỉa có thể là sau khi nở hoa từ 1 – 2 tuần.

Tuy vậy, điều đáng chú ý là cây có mùa xuân đều quay trở lại chu kỳ sinh trưởng thông thường, nhựa cây dồi dào nên mức độ cắt tỉa không nên quá lớn, tránh có hại tới sự sinh trưởng của cây.

Hoa hồng, dành dành là những loài nở nhiều hoa, mục đích cắt tỉa là làm thưa cành, trừ sâu bệnh thì thường nên cắt tỉa vào lúc hoa nở, tránh để cành mọc quá nhiều, sẽ không tạo tư thế đẹp cho cây hoa.

Ngoài ra, những loài hoa nở vào mùa hè như: tường vi, hoa hồng, hoa nhài, mầm hoa phát triển trên cành sinh ra trong cùng năm đó, do vậy không cần đợi tới sau khi hoa nở mới cắt tỉa. Thông thường nên cắt trong thời kỳ ngủ đông trước khi ra mầm, đối với loài chủ yếu để ngắm lá cũng đều cắt tỉa vào thời kỳ ngủ đông.

Tuy nhiên, cắt tỉa trong thời kỳ hoa ngủ đông cũng có những điều phải chú ý. Với những loài có khả năng chịu lạnh tốt có thể cắt vào cuối thu hoặc đầu đông, những loài khả năng chịu lạnh kém nên cắt vào đầu xuân khi nhựa cây bắt đầu chảy, cắt tỉa trước khi mọc mầm sẽ tạo cho cây khả năng sinh tồn cao, có thể tập trung chất dinh dưỡng để sinh trưởng.

Phương pháp cắt tỉa cây phù hợp

Tỉa ngọn:

Tức là cắt bỏ đi phần ngọn, ngọn mọc chồi lên để khống chế độ cao của cây. Rất nhiều loài cây cần phải tiến hành cắt ngọn trong quá trình sinh trưởng như: cây xác pháo, hoa mõm sói, ớt ngũ sắc,… đợi ngọn cây mọc khoảng 10cm rồi lập tức tỉa ngọn để chất dinh dưỡng có thể tích lũy được trong cây, giúp cành cây mọc đều, giúp mọc cành nhánh, để chỉnh thể cây phát triển đồng đều.

Tuy vậy, một số loài cây lại không phù hợp với tỉa ngọn như: hoa phụng tiên, hoa mào gà, hoa cúc tây, vì cành nhánh của chúng khỏe, khi hoa nở rộ có thể giữ được lâu, đầu bông lại lớn, nên dù không tỉa ngọn cũng không cần phải lo cây sẽ mọc ngọn cao. Ngược lại, tỉa ngọn còn có thể khiến bông hoa nhỏ đi.

Tỉa cành:

Để điều chỉnh hình dáng của cây hoa, để cây thông gió hoặc ánh sáng lọt vào cây nhiều hơn, thông thường có thể cắt bỏ cành khô, cành bị sâu bệnh, cành yếu hoặc cành mọc dày để tập trung chất dinh dưỡng cho cây.

Khi tỉa cành không nên cắt quá dài, vết cắt không nên quá lớn, cắt xéo 45 độ là lý tưởng nhất. Sau khi tỉa cành, chậu hoa sẽ được phân tầng rõ rệt, giúp cây quang hợp tốt. Dành dành, vận anh, đỗ quyên đều là những loài mọc nhiều lá sau khi tỉa cành.

Cắt rễ:

Khi bứng cây trồng ra nơi khác hoặc xới chậu phần lớn đều phải tiến hành cắt rễ, loại bỏ đi các rễ con mọc thừa, rễ thối nát hoặc có sâu bệnh, mục đích là để phần rễ khỏe mạnh tập trung dinh dưỡng, phát triển tốt, bông to đẹp, sai quả.

Ví dụ khi bứng cây trồng ra nơi khác, cắt đi rễ chính quá dài hay quá ngắn để thúc đẩy cây mọc rễ nhánh sẽ giúp nâng cao khả năng hút chất dinh dưỡng ở phần rễ của cây.

Chỉnh dáng:

Để cây có được hình dáng xinh đẹp, chỉnh tề, như: cúc đại đóa, hải đường, thạch lựu, nam thiên trúc, tre hàng rào thông thường tùy vào hứng thú và thẩm mỹ của người chơi mà tiến hành cắt tỉa, uốn nắn để có được tạo hình cây lý tưởng nhất.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...