Đặc điểm sinh học của cây húng
Còn gọi là “chín tầng tháp”,mang ý nghĩa sự giúp đỡ.
Cây húng là loài thực vật làm hương liệu nổi tiếng trên thế giới, vì hoa húng có hình dạng giống như chiếc vương miện nên còn được coi là “vua của các loài hương thảo”.
Cây húng ở quê hương Ấn Độ được coi là loài hương thảo thần thánh, trên tòa án bắt buộc phải dùng cây húng để thề, người ta cho rằng đeo lá húng trên người có thể tránh tà. Hương lá húng rất nồng, đặc biệt thích hợp dùng làm rau gia vị, có thể tăng thêm cảm giác thèm ăn, là loài hương thảo được dùng phổ biến trong các món ăn Italia và Đông Nam A.
Lá húng tươi là gia vị tuyệt vời nhất trong mỳ Ý, chiết xuất tinh dầu từ lá húng được dùng nhiều trong liệu pháp hương thơm. Rất nhiều loài húng có hình dáng đẹp, có thể trồng trong vườn hoặc trồng chậu bày trong nhà.
Xuất xứ của cây húng
Vốn phân bố: ở châu Phi và châu Á nhiệt đới, hiện trồng nhiều ở Italia, Pháp, Ấn Độ, Thái Lan, Malaysia, Việt Nam.
Cây húng là loài thực vật thân Cỏ một năm thuộc họ hoa môi, thân cao từ 40 – 100cm, toàn thân cây tỏa ra mùi hương. Cành mọc thẳng đứng, hình tứ lăng. Lá mọc đối xứng, hình tròn hoặc hình bầu dục, phiến lá dày, có viền phẳng hoặc có răng cưa.
Cành hoa dài mọc trên đỉnh thành từng tầng rõ rệt, trông như hình bảo tháp thời cổ xưa, cho nên người ta còn gọi cây húng là “chín tầng tháp”. Hoa hình môi có nhiều màu sắc tùy theo từng chủng loại như màu trắng, hồng phấn nhạt, tím nhạt, nở từ tháng 7 – 10.
Cây húng vốn xuất xứ từ khu vực nhiệt đới nên ưa khí hậu ấm áp, ẩm ướt, chịu được nóng nhưng không chịu được lạnh, ở nhiệt độ từ 25 – 30 độ C sinh trưởng nhanh, nhiệt độ từ 10 – 12 độ C sinh trưởng chậm dần, từ 8 – 10 độ C lá ngừng sinh trưởng, nếu gặp nhiệt độ khoảng 0 độ hoặc thời tiết sương giá thì sẽ úa.
Cây húng là loài ưa ánh sáng, thiếu ánh sáng cây mọc còi cọc, cành nhánh nhiều, hoa ít, sản lượng và hàm lượng tinh dầu giảm. Cây húng ưa ẩm ướt, khả năng chịu hạn kém, ưa đất thoát nước tốt, khó chịu phân bón.