Thiên trúc quỳ có tác dụng gì?

Đặc điểm sinh học của thiên trúc quỳ

Đầu thế kỷ 16, người Hà Lan phát hiện thấy người bản địa Nam Phi thường dùng thiên trúc quỳ đắp lên vết thương, không chỉ giúp giảm bớt tỷ lệ truyền nhiễm, mà còn giúp vết thương mau lành miệng, họ bèn đem về trồng ở châu Âu.

Chủng loại thiên trúc quỳ rất nhiều, thông thường phân thành loại được trồng trong vườn và loại có hương thơm. Loại sau có nhiều mùi hương, thông thường được gọi là thiên trúc quỳ thơm, có thể chiết xuất tinh dầu dùng trong liệu pháp hương thơm.

Xuất xứ của thiên trúc quỳ

Vốn bắt nguồn ở khu vực Nam Phi, hiện được trồng rộng rãi trên khắp thế giới, trong đó ở Pháp, Mỹ, Nam Phi là nhiều nhất. Nước ta trồng nhiều ở Đà Lạt, Sapa, Tam Đảo.

Tri thức khoa học của thiên trúc quỳ

Thiên trúc quỳ thân cao từ 20 – 100cm, lá có nhiều hình dạng, tùy từng loại mà mép lá hình sóng hoặc hình răng cưa.

Hoa thường mọc đối xứng, có 5 cánh, 2 cánh lớn, 3 cánh nhỏ, thường nở vào tháng 5 – 7.

Thiên trúc quỳ ưa mát mẻ, sợ nhiệt độ cao và không chịu được lạnh. Mùa xuân thu khí hậu mát mẻ rất phù hợp cho thiên trúc quỳ sinh trưởng, mùa đông nhiệt độ trong phòng duy trì khoảng 15 độ, nhiệt độ ban đêm không dưới 10 độ C. Đòi hỏi có đủ ánh sáng, nhưng kỵ ánh nắng chiếu rọi trực tiếp, không chịu được nước úng, ưa đất phì nhiêu, tơi xốp và thoát nước tốt.

Công dụng của thiên trúc quỳ

Từ cổ xưa người châu Phi đã dùng cây thiên trúc quỳ giã nát đắp lên vết thương, không chỉ giúp giảm bớt tỷ lệ truyền nhiễm, mà còn giúp vết thương mau lành miệng.

Nó cũng đã được sử dụng trong y học cổ truyền Nam Phi để điều trị ho, các bệnh đường hô hấp, và bắt đầu xuất hiện ở Mỹ.

Các thử nghiệm ở châu Âu cho thấy nó có thể đặc biệt hữu ích đối với bệnh viêm họng và viêm phế quản.

Nếu bạn có dấu hiệu của cảm lạnh, hãy sử dụng loại thảo dược quý này ngay.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...