Phương pháp trồng chi huệ lan thủy canh

Tên khoa học: Cymbidium spp

Có nhiều tên gọi khác nhau với các loài.

Đặc điểm của chi huệ lan

Lá dài như lưỡi kiếm, đứng thẳng hoặc rủ xuống, hoa mọc đơn lẻ hoặc thành chùm, có hương thơm.

Chi huệ lan có nhiều loại, phân thành loài ngắm lá và loài ngắm hoa. Loài ngắm hoa chú trọng tới thần, vận, hương của hoa, chủ yếu là loại nhiều cánh, bông kỳ lạ. Loài ngắm lá chủ yếu ngắm sự thay đổi về màu sắc của lá như: lá vàng, lá bạc hay lá có vân, chủ yếu là loại cây thấp có lá kỳ thú.

Tùy thuộc vào mùa hoa nở mà phân thành xuân lan (Cymbidium goeringii), huệlan (C.faberi), kiện lan (C.ensifolium), hắc lan (lense), hàn lan (C.kanran) v… Các loài có điểm nhận biết khác nhau.

Xuân lan

Tên gọi khác là: thảo lan, sơn lan. Đặc điểm chủ yếu là thân nhỏ, thân củ rất nhỏ, hoàn toàn bao bọc trong cuống lá, nở hoa từ tháng 3 đến tháng 4. Xuân lan của Nhật Bản có mùi thơm hơn của Trung Quốc.

Cymbidium goeringii là một giống địa lan, có 4 – 5 lá, dài 60 – 80cm, bề ngang 7 – 12cm, hoa 1 chiếc, mọc từ đáy củ, ngoài màu xanh còn có những màu sắc khác nhau như: đỏ, cam và trắng. 

Huệ lan

Tên gọi khác là hạ lan, cửu tử lan. Cây có thân củ không rõ rệt, sống lá trong suốt, cuống hoa không thẳng, hoa nở vào đầu hạ.

Kiện lan

Còn gọi là lan bốn mùa, đặc điểm của nó là thân củ rõ rệt, có 2 – 4 lá, mặt lá bóng, cuống hoa ngắn hơn hoặc bằng lá, hoa thường có 5 – 9 bông, có mùi thơm. Hoa thường nở từ tháng 6 – 10, có một số loài một năm nở từ 2 – 3 lần.

Hàn lan

Có thân củ rõ rệt, lá màu xanh thẫm, đứng thẳng, hơi bóng, hoa có mùi thơm nồng, cánh hoa hẹp, khoảng từ 3 – 5mm, nở từ tháng 10 năm nay tới tháng 1 năm sau.

Hắc lan

Thân củ khá to, lộ rõ ra ngoài, lá màu xanh thẫm, bóng mượt, rộng từ 2 – 3,5cm. Cuống hoa mập, thường cao vượt lên trên mặt lá, hoa có mùi thơm nồng, nở từ tháng 10 năm nay tới tháng 3 năm sau.

Chi huệ làn da nhiệt độ thấp, trong thời kỳ sinh trưởng ban ngày duy trì nhiệt độ khoảng 20 độ C, ban đêm vào mùa động từ 5 – 10 độ, trong đó xuân lan và huệ lan là chịu lạnh tốt hơn cả, có thể chịu được nhiệt độ 5 độ C, hắc lan ưa nhiệt độ cao.

Lan địa sinh không chịu được nhiệt độ trên 30 độ C. Mùa đông đòi hỏi ánh sáng đầy đủ, mùa hè cần phải che nắng khoảng 50 – 60%, hắc lan chịu bóng râm tốt nhất, kiện lan và hàn lan xếp thứ hai, xuân lan và huệ lan yêu cầu ánh sáng nhiều hơn.

Phương pháp trồng chi huệ lan thủy canh

Chọn loại bình trồng tròn, dài, hẹp là phù hợp nhất, có lợi cho rễ cây vươn dài.

Lấy cây ra khỏi chậu, rửa sạch bộ rễ, dùng thuốc sát khuẩn xong cho vào bình đựng nước sạch thúc ra rễ, phần thân trên dùng sỏi cố định, cho nước ngập 1/4 bộ rễ là được, từ 2 – 3 ngày thay nước một lần, đợi ra rễ thủy sinh thì thêm dung dịch dinh dưỡng, dùng nồng độ bằng 1/2 nồng độ quy định là được, sau đó tăng dần lên.

Mùa hè cứ 4 – 5 ngày thay nước một lần,7 – 10 ngày thay dung dịch dinh dưỡng một lần, mùa đông 15 ngày thay nước một lần, 25 – 30 ngày thay dung dịch dinh dưỡng một lần.

Tin tức liên quan

Kỹ thuật trồng các loại đậu

Rau đậu được gọi là “thịt thực vật”, một số loại đậu thân dây, phải làm giàn đỡ, chăm bón cũng ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn quả

Trong rau ăn quả thành phần chủ yếu là nước, chiếm tới 70%-80%, nó là loại thực phẩm bổ sung nước cho cơ thể ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn củ

Rau ăn củ là loại rau nhiều tinh bột hơn so với loại rau lá. Có thể nâng cao càng nhiều nhiệt lượng cho cơ thể, ...

Kỹ thuật trồng các loại rau ăn lá

Rau ăn lá là “vị khách” thường có trên bàn ăn của mọi nhà, nó hàm chứa các chất mà cơ thể người ...

Các dụng cụ trồng rau tại nhà

Trồng rau trong chậu hoa Trồng rau trong chậu hoa không chỉ cung cấp không gian phát triển cho bộ rễ của ...

Kỹ thuật bón phân cho rau ở vườn nhà

So với trồng khoai lúa, trồng rau nhu cần bón phân càng nhiều hơn, nhưng chủng loại rau rất nhiều đặc ...