[toc]
Tên khoa học: Dendrathemax glandiflorum
Thuộc họ cúc, có rất nhiều tên gọi khác nhau tùy vào
kiểu dáng hoa: cúc đại đóa, cúc bách nhật, các khuy áo…
Đặc điểm của hoa cúc
Hoa cúc có nhiều loại, tùy từng loại khác nhau mà kiểu lá khác nhau, tổng cộng có 8 loại lá. Hoa mọc trên đầu cành, cành cao từ 2 – 30cm.
Khả năng thích ứng cực cao, ưa mát mẻ, chịu được rét, nhiệt độ sinh trưởng phù hợp từ 18 – 21 độ, cao nhất là 32 độ, thấp nhất là 10 độ, rễ dưới đất chịu được nhiệt độ – 10 độ.
Hoa cúc là cây trồng ngắn ngày, có tính kháng cự nhất định với một số loại khí độc.
Phương pháp trồng hoa cúc thủy canh
Tùy từng kích cỡ của cây mà chọn lựa loại bình cho phù hợp, dùng đá hoặc sỏi chèn xung quanh để cố định cây.
Khi trồng nếu muốn cây mọc thấp thì phun hỗn hợp CCC, B9 2% lên ngọn, sau khi trồng 7 ngày thì phun toàn bộ cây, sau đó cứ 10 ngày thì phun một lần, 4 – 5 lần là được.
Dung dịch dinh dưỡng pha nồng độ từ 1/4 – 12 loại dùng cho cây trong vườn, cũng có thể thêm ánh sáng hoặc che bớt ánh sáng tùy thời điểm muốn cây ra hoa.
Trong thời gian cây sinh trưởng nên ngắt vừa phải ngọn cây, thúc ra cành phụ, cho hoa nhiều, cây mọc đồng đều. Chú ý đặt cây ở chỗ thoáng gió, có ánh sáng, tránh để cây mắc bệnh bạc lá.
Bệnh nghiêm trọng thường gặp ở cây hoa cúc là: đốm lá, rệp và nhện đỏ. Vào mùa hè thời tiết khô hạn nên thường xuyên phun hơi nước cho cây.
Hoa cúc là loài trồng phổ biến, có thể làm thành bồn hoa, trồng trong chậu, cũng có thể ngắt bông đem cắm vào bình, tốt nhất nên đặt ở chỗ hướng Nam nơi có ánh sáng chói.
Hoa cúc có tác dụng chữa bệnh, được mệnh danh là loài hoa trường thọ, chống lão hóa.