[toc]
Tên khoa học: Gymnocalycium mihanovichii
Xương rồng hoàng kim, xương rồng hổ…
Đặc điểm của xương rồng hồng ngọc
Thân chia làm 8 múi, hình phễu, hoa dài hẹp ở trên đỉnh, màu hồng phấn, hoa nở vào xuân và hạ.
Cây ưa hạn, thích hợp trồng trong đất phì nhiêu, thoát nước tốt. Ưa nhiệt độ cao, nhiệt độ từ tháng 3 – tháng 10 khoảng 24 – 26 độ C, từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau từ 15 – 20 độ C, nhiệt độ thấp nhất không dưới 8 độ.
Ưa ánh nắng, nhưng nếu quá gay gắt thì nên che bớt nắng.
Phương pháp trồng xương rồng hồng ngọc thủy canh
Vì thân cây khá nhỏ nên lựa chọn loại bình trồng có cả rổ Cố định, bên trên chèn sỏi từ 1 – 1,5cm để cây đứng vững.
Dung dịch dinh dưỡng nên chọn loại dùng trong vườn, độ pH6 – 6.5, nồng độ bằng 1/4 – 1/3 nồng độ tiêu chuẩn.
Lấy thân cây đã có rễ thủy sinh đem rửa sạch bỏ vào rổ nhựa cố định cùng với sỏi, cho rễ thò qua khe rổ cắm vào dung dịch dinh dưỡng, mùa hè từ 10 – 15 ngày thay một lần, mùa đông từ 30 – 45 ngày thay một lần, độ cao của dung dịch dinh dưỡng ngập 1/4 – 13 bộ rễ là được.
Bệnh thường gặp ở cây là nhện đỏ, đặc biệt xuất hiện nhiều vào thời tiết mưa nhiều, nhiệt độ cao, sinh trưởng chậm, có thể biến thân cây thành màu nâu xám, mất đi vẻ mỹ quan, nghiêm trọng hơn có thể gây chết cây.
Cây có kích cỡ nhỏ, màu sắc bắt mắt, có thể bày ở lan can, bàn sách, tủ sách, có thể cấy ghép cùng với các loại cây mọng khác tự tạo cho mình một bình hoa độc đáo.